Ảnh hưởng của âm thanh và ánh sáng đến đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu không chỉ dừng lại ở những cơn đau đầu choáng váng mà còn có thể gây ra buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng. Hiểu biết về những triệu chứng của đau nửa đầu sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình tự điều trị, cũng như mô tả tình trạng bệnh của mình với bác sĩ sao cho họ dễ hiểu nhất.

anh-huong-cua-am-thanh-va-anh-sang-den-dau-nua-dau

Như thế nào là nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh

Chứng đau nửa đầu bắt nguồn từ sự hoạt động quá mức của các tế bào thần kinh trong não. Các tế bào này gửi những tín hiệu làm mạch máu giãn ra và kích thích tiết các chất gây viêm mạch. Điều này dẫn đến các cảm giác đau nhói như bạn gặp phải.

Đèn quá sáng như ánh sáng lóe từ màn hình TV hoặc phản chiếu ánh sáng của cửa sổ, ngoài ra âm thanh lớn cũng kích hoạt những phản ứng gây đau nửa đầu đó. Và một khi đã nhức đầu, bạn lại càng tăng nhạy cảm với những tác nhân đó, chúng như một vòng luẩn quẩn vậy.

Đau nhói đầu chỉ là một triệu chứng của tình trạng đau nửa đầu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị chứng đau nửa đầu có nhiều liên kết dẫn truyền thần kinh hơn ở những vùng não xử lý thông tin về âm thanh và ánh sáng. Khi những khu vực này hoạt động tích cực hơn, sẽ làm tăng mức độ nhạy cảm của bạn với âm thanh và ánh sáng so với người bình thường.

Khoảng 80% bệnh nhân đau nửa đầu cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Những người bị đau đầu cấp tính không theo chu kỳ có khả năng nhạy cảm với ánh sáng hơn những bệnh nhân đau đầu mạn tính. Các nhà khoa học cho rằng, sự sợ hãi với ánh sáng bắt nguồn từ trong thần kinh thị giác của bạn, mang thông điệp từ mắt đến não của bạn. Phản xạ có thể quá độ đến mức bạn phải đeo kính râm cả ngày hoặc nằm trong phòng tối để thấy đỡ hơn. Bị nhạy cảm với tiếng ồn cũng tương tự và chúng thường đi cùng với nhạy cảm ánh sáng.

Chúng ta có thể làm gì?

  • Một cách hiệu quả để điều trị đau nửa đầu và các triệu chứng kèm theo là dùng thuốc. Các thuốc điều trị đau nửa đầu được chia làm hai nhóm:
  • Nhóm thuốc dự phòng, bao gồm: thuốc chống trầm cảm, chẹn beta và thuốc chống động kinh. Bạn có thể phải dùng chúng hàng ngày nếu tình trạng của bạn là thường xuyên và ảnh hưởng lớn đến công việc của bạn.
  • Nhóm điều trị cấp tính, bao gồm: triptans và ergots, chúng hiệu quả với những cơn đau nhói cấp tính. Những thuốc này cũng có thể cải thiện sự nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng của bạn. Những thuốc này có hiệu quả tốt hơn khi bạn dùng sớm mỗi khi cơn đau đầu tấn công bạn.
  • Ngoài ra bạn có thể thực hiện một số thay đổi nhỏ để kiểm soát ánh sáng và âm thanh.
  • Để quản lý cường độ ánh sáng:
  • Sử dụng rèm cửa để tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Sử dụng ánh sáng dịu nhẹ
  • Không sử dụng bóng huỳnh quang, chúng nhấp nháy theo tần số dòng điện nên có thể gây kích thích và tằng nhạy cảm ánh sáng
  • Đặt đèn chiếu xa các góc chúng có thể gây phản xạ vào gương, cửa kính gây chói mắt
  • Điều chỉnh độ sáng của màn hình máy tính, các thiết bị điệu tử để giảm độ chói
  • Nhiều người bị nhạy cảm đặc biệt hơn với màu đỏ và xanh ra trời, sử dụng các tấm kính lọc đặc biệt có thể loại bỏ những tác nhân này
  • Để quản lý nguồn âm thanh:
  • Hạn chế tham dự những buổi hòa nhạc, xem phim, những buổi tiệc hoặc những nơi có nguồn âm thanh quá lớn
  • Mang tai nghe hoặc bông bịt tai để giảm tiếng ồn
  • Che cửa sổ với rèm cửa dày, thiết kế tường nhà sần sùi, trải thảm dày trong nhà để hấp thụ âm thanh tốt.
  • Không nên cô lập mình với tiếng ồn, khi bạn được bao bọc trong một không gian quá yên tĩnh, cơ thể bạn sẽ càng nhạy cảm với những âm thanh dù là nhỏ nhất.

Trên đây là tổng quan và phương pháp khắc phục tình trạng nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng liên quan đến đau nửa đầu. Hãy theo dõi các bài viết cùng chuyên mục để có những góc nhìn toàn diện và cụ thể hơn về chứng đau nửa đầu.

Theo cuocsongkhoe.com