Cách điều trị bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy, một căn bệnh tưởng chừng như phổ biến và có thể chữa trị đơn giản, nhưng thực tế nó không hề đơn giản chút nào. Nếu không điều trị đúng lúc và kịp thời, căn bệnh này có thể khiến người bệnh tử vong vì mất nước và chất điện giải. Vậy điều trị bệnh tiêu chảy như thế nào? Phòng ngừa biến chứng của căn bệnh này ra sao?

082544_500-3

Điều trị tiêu chảy tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể tự mình điều trị tiêu chảy ở nhà bằng cách ra hàng thuốc để mua thuốc. Cách này thường được nhiều người áp dụng vì… lười đi ra bệnh viện cũng như tính tiện dụng của nó (cửa hàng thuốc ngay gần nhà, có thể được tư vấn tốt hơn,…). Bạn có thể hỏi nhân viên tư vấn các thuốc điều trị tiêu chảy. Ở hầu hết các trường hợp họ sẽ kê cho bạn 2 loại thuốc là Loperamid và Bismuth Subsalicylat. Loperamid có tác dụng giảm nhu động ruột, giúp giảm số lần đi ngoài của bạn. Còn muối Bismuth Subsalicylat thường dùng để điều trị loét dạ dày tá tràng (dùng để bao vết loét niêm mạc), ngoài ra còn dùng để điều trị tiêu chảy khi đi du lịch.

Tuy nhiên, bệnh nhân không nên dùng 2 loại thuốc này khi trong phân bệnh nhân có máu hoặc có sốt – dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu mắc tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày thì bạn cần tới các cơ sở y tế ngay lập tức.

Khi bạn bị tiêu chảy cấp tính, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng trong một thời gian ngắn. Khi sự thèm ăn của bạn trở lại, bạn có thể quay trở lại để ăn chế độ ăn uống bình thường của bạn.

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ tại nhà

Các loại thuốc vừa kể trên có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Bạn nên nói chuyện với những người có chuyên môn trước khi cho trẻ uống thuốc. Đối với trẻ nhỏ thì bạn cần đưa bé tới cơ sở y tế ngay nếu trẻ mắc tiêu chảy trên 24 giờ.

Bạn có thể cho con bạn ăn uống theo cách thông thường phù hợp với lứa tuổi. Bạn có thể cho sữa mẹ hoặc sữa bột cho trẻ sơ sinh như bình thường.

Bác sĩ điều trị tiêu chảy dai dẳng và mãn tính như thế nào?

Các bác sĩ điều trị tiêu chảy dai dẳng và mãn tính tùy thuộc vào nguyên nhân. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh và thuốc nhắm mục tiêu ký sinh trùng để điều trị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng. Các bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để điều trị một số tình trạng gây tiêu chảy mãn tính, chẳng hạn như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích hoặc viêm loét đại tràng. Các bác sĩ điều trị tiêu chảy mãn tính ở trẻ em cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở bệnh nhi.

Các bác sĩ có thể khuyên dùng các thực phẩm chức năng có chứa lợi khuẩn. Các lợi khuẩn này sẽ thiết lập lại cân bằng vi sinh vật đường ruột giúp bệnh nhân chóng khỏi bệnh hơn. Vì lý do an toàn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng chế phẩm sinh học hoặc bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào khác.

Theo:Cuocsongkhoe.com