Cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến bệnh vẩy nến?

Điều trị bệnh vẩy nến nói chung và biến chứng của nó là viêm khớp vẩy nến nói riêng là một quá trình vô cùng gian nan. Ngoài việc phải vượt qua những cơn đau dai dẳng, những phiền toái và khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Những nỗi đau thể xác trên còn dẫn đến những bất thường về tâm lý, người bệnh dễ bị chán nản về bệnh, tự ti với những người xung quanh hoặc đôi khi là lo lắng vì chi phí điều trị trong khi hiệu quả chưa thể thấy ngay.

cam-xuc-anh-huong-den-benh-vay-nen-nhu-the-nao

Biểu hiện

Bất cứ những bất thường về tâm lý nào do viêm khớp vẩy nến cũng sẽ thể hiện qua những dấu hiệu sau:

  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi, uể oải
  • Ngủ kém hoặc mất ngủ, giấc ngủ không sâu
  • Dễ cáu gắt và nổi nóng
  • Thèm ăn hoặc chán ăn bất thường
  • Trầm cảm, ngại giao tiếp

Sự bùng phát những cơn đau làm gia tăng căng thẳng, căng thẳng lại tác động làm những cơn đau tồi tệ hơn, chúng như trở thành một vòng xoắn bệnh lý.

Hãy kết nối với mọi người

Có thể những cơn đau, những mảng da sần sùi và tấy đỏ khiến bạn tự ti với xã hội. Nhưng càng thu mình lại bạn sẽ càng gặp khó khăn hơn. Những người thân của bạn, bạn bè của bạn sẽ là những bác sĩ tâm lý luôn bên bạn để bạn chia sẻ những khó khăn và cảm xúc tiêu cực. Sự hỗ trợ từ họ sẽ giúp bạn bù đắp sự thiếu hụt tâm lý, vượt qua stress, giúp quá trình trị liệu hiệu quả hơn.

Đối mặt với trầm cảm

Bệnh nhân có nhiều khả năng mắc trầm cảm khi có những dấu hiệu sau:

  • Liên tục buồn và lo âu
  • Cảm thấy tội lỗi hoặc vô dụng
  • Hay khó chịu và cáu gắt
  • Không quan tâm, thờ ơ với những sở thích trước kia
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Mệt mỏi
  • Mất tậm trung, khó ghi nhớ, giảm khả năng tư duy
  • Tránh xa các mối quan hệ xã hội, thích ở nhà, trong phòng kín
  • Nhức đầu hoặc đau bụng không có nguyên nhân
  • Tăng cân hoặc giảm cân thất thường do rối loạn bữa ăn và trạng thái ngon miệng

Trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị. Người nhà bệnh nhân cần theo dõi những bất thường sinh lý của bệnh nhân để báo cáo với bác sĩ sớm nhất có thể, từ đó đưa ra phác đồ phù hợp với bệnh nhân. Duy trì trạng thái trầm cảm làm tiến triển của bệnh vẩy nến xấu đi nhanh chóng, các tế bào viêm hoạt động mạnh hơn cũng như các chất chống viêm nội sinh bị giảm tiết khi tâm trạng bệnh nhân không tốt.

Hãy hành động

Một trong những cách tốt nhất để tránh khỏi những bất thường về tâm lý của bệnh nhân vẩy nến là nói chuyện với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ tư vấn để giúp bạn thay đổi suy ngĩ tiêu cực, giải thích cho bạn hiểu rõ về tiến triển bệnh cũng như niềm tin vào điều trị cũng như xây dựng các kĩ năng để có một tâm lý mạnh mẽ.

Hãy ra khỏi nhà và hoạt động xã hội nhiều hơn. Điều này không những giúp các khớp xương của bạn được vận động, làn da của bạn được tắm nắng để tiêu diệt các vi khuẩn. Điều này còn giúp bạn vui vẻ, tự tin hơn, tìm được những người bạn mới để có những bác sĩ tâm lý thường trực, luôn bên bạn và hỗ trợ tâm lý.

Thử tham gia một số môn thể dục nhẹ nhàng, yoga, dưỡng sinh hay đi bộ nhẹ không những tốt cho tâm trạng của bạn mà còn rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể nói chung, từ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật.

Theo cuocsongkhoe.com