Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Wed, 08 Nov 2023 01:49:14 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sai khớp và những điều cần biết http://cuocsongkhoe.com/sai-khop-va-nhung-dieu-can-biet-727/ http://cuocsongkhoe.com/sai-khop-va-nhung-dieu-can-biet-727/#respond Mon, 18 Jun 2018 09:07:48 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=727 Sai khớp là tình trạng thường gặp người thường xuyên vận động thể thao hoặc bê vác nặng nhọc. Biểu hiện của sai khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương ở mỗi khớp, nó làm thay đổi một phần hay hoàn toàn mối liên quan giữa 2 mặt khớp đối diện nhau và thường kèm theo rách bao khớp.

sai-khop

Các thống kê về sai khớp

  • Sai khớp thường gặp nhiều ở tuổi trung niên, tuổi từ 25 – 40, còn ở trẻ em và người già gặp ít. Cùng cơ chế gây chấn thương: ở thanh niên thì sai khớp, còn ở người già thì bị gãy xương (ví dụ: gãy cổ xương đùi – cổ xương cánh tay…) còn ở trẻ em thì thường bong sụn tiếp hơn là sai khớp. Sai khớp vai là loại sai khớp thường gặp nhất với khoảng 60% số trường hợp bệnh.
  • Sai khớp gọi là không hoàn toàn khi có thay đổi một phần mối liên quan giữa 2 mặt khớp.
  • Tương tự, khi có thay đổi hoàn toàn mối liên quan giữa 2 mặt khớp thì gọi là sai khớp hoàn toàn.

Phân loại sai khớp

Phân loại sai khớp theo nguyên nhân:

  • Sai khớp do chấn thương.

Bao gồm sai khớp do có tác động trực tiếp lên khớp làm khớp trật ra được gọi là sai khớp do chấn thương trực tiếp. Mặt khác, nếu sai khớp do ảnh hưởng của những chấn thương xa khớp được gọi là sai khớp gián tiếp, loại này thường gặp hơn sai khớp trực tiếp.

  • Sai khớp do bệnh lý.

Thường do lao khớp làm cho mặt khớp biến dạng rồi sau đó dẫn tới sai khớp, hay gặp ở khớp háng…

  • Sai khớp bẩm sinh.

Hay gặp tại khớp xương bánh chè hoặc khớp háng.

Phân loại sai khớp theo vị trí:

  • Tuỳ theo vị trí của chỏm xương trật ra nằm ở vị trí nào so với ổ khớp mà người ta chia ra các loại sai khớp ra sau, ra trước, vào trong, ra ngoài, lên trên, xuống dưới.

Phân loại sai khớp theo thời gian:

  • Sai khớp sớm: được phát hiện và chữa trị trong những giờ đầu, ngày đầu, có thể kéo nắn được.
  • Sai khớp muộn: được phát hiện và chữa trị sau khoảng 2 – 3 tuần, thường khó nắn lại, ít đạt được kết quả mong đợi, thông thường cần được chỉ định phẫu thuật.

Phân loại sai khớp theo biến chứng:

Tùy vào loại biến chứng kết hợp mà người ta có thể phân loại sai khớp như sau:

  • Sai khớp kết hợp với gãy xương
  • Sai khớp kết hợp với tổn thương thần kinh
  • Sai khớp kết hợp với tổn thương mạch máu

Phân loại sai khớp theo tổn thương xung quanh:

  • Sai khớp kín khi ổ khớp sai không thông với bên ngoài
  • Sai khớp hở khi ổ khớp sai có thông với bên ngoài qua vết thương, hoặc do đầu xương chọc thủng ra ngoài.

Phân loại tổn thương do sai khớp

  • Bao khớp: là khu vực dễ tổn thương nhất, thường bị rách ở chỗ khớp có điểm yếu và làm cho đầu xương chui qua vì vậy khi nắn xong phải bất động để bao khớp mau lành.
  • Dây chằng: thường bị đứt hoặc bị kéo giãn theo khớp sai, gây đau dữ dội.
  • Mạch ngoại vi quanh khớp: thường ít bị tổn thương, tuy nhiên một số trường hợp cũng gây đứt các mạch máu nhỏ.
  • Thần kinh: chỉ xảy ra khi khớp sai lệch nhiều chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Sụn và xương: thường ít bị tổn thương tuy nhiên có thể bong gân, bông dây chằng bám vào xương do bị khớp chèn ép.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/sai-khop-va-nhung-dieu-can-biet-727/feed/ 0
Những cách đơn giản mà hiệu quả để bảo vệ trái tim cho người bị viêm khớp dạng thấp http://cuocsongkhoe.com/nhung-cach-don-gian-ma-hieu-qua-de-bao-ve-trai-tim-cho-nguoi-bi-viem-khop-dang-thap-426/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-cach-don-gian-ma-hieu-qua-de-bao-ve-trai-tim-cho-nguoi-bi-viem-khop-dang-thap-426/#respond Sat, 03 Mar 2018 01:00:53 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=426 Những người bị viêm khớp dạng thấp thường tăng gấp đôi nguy cơ đau tim và mắc các bệnh tim mạch so với người bình thường. Theo bác sĩ Eric L. Matteson, bác sĩ chuyên khoa thấp khớp tại Mayo Clinic, ở Rochester, Minn, điều này có thể một phần do viêm ảnh hưởng đến lớp lót của mạch máu. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để giảm rủi ro mắc các bệnh tim mạch và đau tim khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

bao-ve-trai-tim-cho-nguoi-bi-viem-khop-dang-thap.

Ăn uống đúng cách

Điều tốt nhất bạn có thể làm là nếu bạn ăn các thức ăn có lợi cho tim và tiêu thụ đúng lượng calo để tránh tăng cân. Guy Fiocco, bác sĩ, trợ lý giáo sư về y học nội trú tại Trung tâm Khoa học Y tế Texas A & M ở Temple nói: “Không có chế độ dinh dưỡng cụ thể cho những người bị bệnh thấp khớp.”

Một nghiên cứu năm 2003 tại Thụy Điển cho thấy chế độ ăn uống có nhiều trái cây, rau quả và chất béo lành mạnh như dầu oliu đã giúp thúc đẩy hoạt động thể chất tốt hơn ở những người mắc viêm khớp dạng thấp.

Hãy ăn dầu cá

Tiến sĩ Matteson cho biết thêm ngoài một chế độ ăn uống cân bằng, bạn có thể chế biến thêm khoảng 1.000 miligam dầu cá từ 2-3 lần một ngày. “Điều này không chỉ có tác dụng làm giảm viêm mà nó còn tốt cho việc điều hòa lượng mỡ máu.”

Bạn có thể ăn các loại cá có hàm lượng chất béo không bão hoà Omega-3 hoặc ăn các loại hạt dinh dưỡng. Tránh chất béo no trong thịt và các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể làm tăng các phản ứng viêm. Bạn hãy kiên nhẫn vì các chất từ dầu cá sẽ mất khoảng vài tháng để đem đến hiệu quả.

Kiểm tra lượng cholesterol và huyết áp của bạn

Điều đặc biệt quan trọng là kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp.

Tiến sĩ Fiocco nói: “Đây là điều cần được làm thường xuyên và cẩn thận.” Nếu có bất thường trong lượng cholesterol hay huyết áp, bạn cần hỏi ý kiến từ các bác sĩ và nhân viên y tế để kiểm soát ngay lập tức.

Cố gắng duy trì trọng lượng của bạn

Tránh sự tăng cân quá mức có thể giúp tim và khớp của bạn được khỏe mạnh. Tiến sĩ Matteson nói: “Duy trì trọng lượng và thành phần cơ thể thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục là điều cực kỳ quan trọng.” Điều này có thể rất khó khăn vì một số loại thuốc bạn dùng có thể gây tăng cân, đồng thời vận động là điều không đơn giản đối với các bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp. Lưu ý rằng trong trường hợp bạn có thể giảm cân được, thì việc giảm quá nhiều cũng khiến cho bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, kiểm soát và giữ trọng lượng của mình là điều quan trọng.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-cach-don-gian-ma-hieu-qua-de-bao-ve-trai-tim-cho-nguoi-bi-viem-khop-dang-thap-426/feed/ 0
Tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh gout http://cuocsongkhoe.com/tong-hop-nhung-nguyen-nhan-gay-benh-gout-422/ http://cuocsongkhoe.com/tong-hop-nhung-nguyen-nhan-gay-benh-gout-422/#respond Fri, 02 Mar 2018 13:00:28 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=422 Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến chúng ta ngày một ít vận động, cùng với việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, uống rượu bia nhiều là nguyên nhân chính khiến bệnh gout ngày càng có xu hướng tăng lên. Theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai, từ năm 1978-1989, viêm khớp do gout chiếm 1,5% các bệnh về khớp được điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp. Tỷ lệ này là 6,1% (1991-1995) và 10,6% (1996-2000). Đa số bệnh nhân gout là nam và trên 30 tuổi.

tong-hop-nhung-nguyen-nhan-gay-benh-gout

Bệnh gout là gì ?

Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin (một thành phần cấu tạo nên các đơn vị AND, khi thoái hóa tạo ra acid uric). Đặc điểm chính của gout là việc tăng acid uric máu, khi nồng độ acid uric tăng đến nồng độ bão hòa vượt quá ngưỡng thải trừ của thận sẽ gây lắng đọng các tinh thể muối monosodium urat ở các mô. Thường gặp trường hợp muối urat lắng đọng ở các tổ chức khớp gây nên viêm khớp, nếu lắng đọng ở mô mềm sẽ tạo nên các hạt tô phi và lắng đọng ở thận gây nên bệnh thận do gout và sỏi tiết niệu.

Nguyên nhân gây bệnh gout.

Sự xuất hiện gout có xu hướng liên quan với tình trạng tăng acid uric máu mạn tính. Có thể nói nguyên nhân chính gây bệnh gout là hậu quả của tình trạng acid uric máu cao. Và vi tinh thể urat có vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của bệnh gout. Phân loại gout gồm 3 nhóm gây tăng acid uric máu đó là: gout nguyên phát, gout thứ phát và rối loại enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa acid uric

  • Gout nguyên phát: Nguyên nhân còn chưa được làm rõ. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin (trứng, thịt đỏ, phủ tạng động vật, tôm, cá biển, đậu hạt, nấm khô…) và thường kèm theo uống quá nhiều rượu. Đa số các trường hợp gout là nguyên phát, do đó, thông thường khi nói đến gout có nghĩa là gout nguyên phát.Thường gặp ở nam giới trung niên và phụ nữ tuổi sau mãn kinh. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh gout ở Việt Nam thấp (0-0,7%), tỷ lệ này khi nghiên cứu ở nước ngoài cũng chỉ khoảng 1-4%.
  • Gout thứ phát:

+ Gout thứ phát do nguyên nhân từ thận: Gây giảm thải trừ acid uric qua thận, 80-90% bệnh nhân gout thứ phát có tình trạng giảm đào thải acid uric mặc dù chức năng thận bình thường, có thể do giảm quá trình lọc, tăng tái hấp thu hoặc giảm bài tiết. Tổn thương thận cũng gây tăng acid uric máu chủ yếu do giảm mức lọc cầu thận và giảm bài tiết ở ống thận. Các nghiên cứu gần đây cho thấy phơi nhiễm với chì góp phần gây tăng acid uric máu và gout trong một số trường hợp.

+ Gout thứ phát hậu quả của việc tăng acid uric do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vẩy nến diện rộng,…).

  • Gout do rối loạn enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa acid uric: Do nguyên nhân di truyền gây thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần các enzym HGPRT (hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase) hoặc tăng hoạt tính enzym PRPP (phosphoribosyl pyrophosphat synthetase).

99% bệnh nhân gout ở nước ta là nam giới trên 30 tuổi. Đa số các trường hợp này được phát hiện muộn, ở giai đoạn đã có các biểu hiện nội tạng (thận, da…). Những năm gần đây, chúng ta đã phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm hơn và nâng cao hiệu quả điều trị. Mời các bạn đón đọc thêm bài viết về dự phòng cơn gout cấp bằng chế độ ăn:

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/tong-hop-nhung-nguyen-nhan-gay-benh-gout-422/feed/ 0
4 Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp http://cuocsongkhoe.com/4-nguyen-nhan-gay-viem-khop-dang-thap-417/ http://cuocsongkhoe.com/4-nguyen-nhan-gay-viem-khop-dang-thap-417/#respond Fri, 02 Mar 2018 07:00:36 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=417 Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một trong những căn bệnh phổ biến về cơ xương khớp hiện nay và hiện vẫn đang là một trong những vấn đề lớn của Y học điều trị. Theo thống kê về tình hình bệnh tật tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1991-2000, Bệnh VKDT chiếm tỷ lệ 21,94% trong đó đối tượng nữ chiếm tới 92,3%, lứa tuổi chiếm đa số là từ 36-65 (72,6%). Bệnh có tính chất gia đình trong một số trường hợp.viem-khop-ang-thap

Viêm khớp là gì ?

Từ viêm khớp (Arthritis) trong tiếng Hy Lạp gồm “arthro” và “itis” nghĩa là viêm chỗ khớp nối. Viêm khớp là một dạng rối loạn ở khớp liên quan đến tình trạng viêm (sưng, đau, nóng, đỏ) của một hay nhiều khớp. Trong thực tế có khoảng 100 dạng viêm khớp khác nhau, và nhân viên Y tế có thể không cho bạn biết ngay được tình trạng viêm khớp bạn đang mắc phải.

Bệnh VKDT là gì ?

Bệnh VKDT là bệnh lý không lây nhiễm, thuộc loại viêm khớp mạn tính, gây đau, sưng, ít nóng đỏ và có thể dẫn đến dính khớp, cứng khớp, mất khả năng vận động. VKDT là một trong những bệnh lý khớp thường gặp nhất, được xếp  vào nhóm bệnh lý tự miễn (khi hệ thống miễn dịch tấn công chính những tế bào khỏe mạnh trong cơ thể). Tỷ lệ mắc VKDT ở phụ nữ gấp 2-4 lần nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Nguyên nhân VKDT.

Đến nay, nguyên nhân VKDT vẫn chưa được nghiên cứ rõ ràng. Tuy vậy các nhà khoa học đã tìm ra được một số yếu tố được cho là có liên quan mật thiết đến bệnh sinh VKDT, bao gồm:

  • Yếu tố nhiễm khuẩn: Một số giả thiết cho rằng, một số vi khuẩn hay virus tác động đến yếu tố cơ địa thuận lợi (cơ thể suy nhược, sau chấn thương, phẫu thuật, mắc bệnh truyền nhiễm,… ) làm khởi phát bệnh. Mặc dù một vài nghiên cứu đã tìm thấy một số bằng chứng về vai trò của các virus như Epstein-Barr virus, Parvo virus, Rubella virus,… hoặc các loại vi khuẩn như: Mycoplasma, Mycobacteria, khuẩn đường ruột,… song cho đến nay chưa có chính xác một tác nhân nhiễm trùng nào được chứng minh gây ra VKDT.
  • Tuổi tác và giới tính: Tỷ lệ mắc VKDT ở nữ giới cao gấp 4 lần nam giới và tỷ lệ này giảm dần theo tuổi. Do vậy hormon giới tính và tuổi tác cũng có liên quan tới VKDT. Có một số nghiên cứu nhận thấy VKDT ít gặp hơn ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai đường uống.
  • Yếu tố di truyền: Từ rất lâu người ta đã nhận thấy VKDT có tính chất gia đình. Một nghiên cứu lớn trên hàng ngàn cặp sinh đôi ở Phần Lan (1986) cho thấy sự phù hợp ở 12% các cặp sinh đôi đồng hợp tử và 3.5% các cặp dị hợp tử. Điều này cho thấy có thể có sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và không di truyền. Phát triển trên định hướng đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liện quan giữa VKDT và yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA (Human Leucocyte Antigen-một nhóm gene mã hóa cho các protein trình diện kháng nguyên bề mặt tế bào của đa số động vật có xương sống). Tỷ lệ HLA-DR4 và HLA-DR1 tăng rõ nét ở bệnh nhân VKDT, nguy cơ tương đối kết hợp với HLA-DR4 là 6-12%, cũng có sự kết hợp này ở người Nhật, người da đen và Mỹ Latinh.
  • Yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường cũng có khả năng liên quan đến VKDT, tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ không cho phép khẳng định điều này. Mặc dù bệnh thường gặp ở các vùng lạnh và ẩm, song vẫn chưa đủ bằng chứng để khẳng định yếu tố môi trường gây nên VKDT. Không có sự khác biệt về tỷ lệ VKDT ở các nhóm ngành nghề hay giữa vùng nùi, nông thôn, thành thị.

Nếu được điều trị thích hợp, VKDT có thể được trì hoãn hoặc ngăn chặn tiến triển bệnh, giảm đau khớp, bệnh nhân có thể hoạt động tốt hơn, tránh bị tàn phế và bất động.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/4-nguyen-nhan-gay-viem-khop-dang-thap-417/feed/ 0
Những điều cần biết về bệnh loãng xương http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-loang-xuong-470/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-loang-xuong-470/#respond Fri, 02 Mar 2018 03:48:07 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=470 Lối sống hiện đại ngày càng đẩy chúng ta đến gần hơn với nguy cơ loãng xương do ít có thời gian chú ý đến ăn uống và vận động thích hợp,  những người làm văn phòng, người trung niên,nhất là phụ nữ tuổi mãn kinh dễ bị loãng xương nhất

loang-xuong

Khái niệm về bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh gây biến dạng cột sống, sụp lún đốt sống khiến chiều cao giảm sút, gù lưng khi lớn tuổi.Hậu quả nghiêm trọng nhất là gây gãy xương đôi khi chỉ có dư chấn nhẹ. Các vị trí dễ bị gãy xương là xương cẳng tay, cổ xương đùi và đốt sống. Đây đều là những vị trí quan trọng và sẽ rất nguy hiểm khi bị gãy, không những khó phục hồi mà còn có thể gây tàn phế thậm chí tử vong

Nguyên nhân gây loãng xương

Đầu tiên là chế độ ăn thiếu canxi. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng trung ương, bữa ăn hàng ngày của người Việt hiện nay chỉ cung cấp khoảng 500mg canxi trong khi người trưởng thành mỗi ngày cần tới 1000-1200 mg canxi/ngày. Như vậy nhu cầu canxi của cơ thể chỉ mới được đáp ứng khoảng 50%,về lâu dài sẽ dẫn đến loãng xương. Lối sống thiếu vận động hiện nay cũng khiến quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn và quá trình tái tạo hoạt động kém lại.

Phụ nữ tuổi mãn kinh được đánh giá là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao nhất. Do ở giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ bắt đầu giảm sản xuất estrogen – loại hormon ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi.Thời kì mãn kinh, lượng estrogen được ghi nhận có thể giảm đến 80% nên quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo, xương sẽ trở nên xốp và giòn.

Làm thế nào để phòng ngừa loãng xương

Để ngăn ngừa loãng xương, ngoài việc năng tập thể dục, bạn nên tránh hút thuốc, hạn chế tiêu thụ chất kích thích như trà, café, đồ uống có cồn và soda. Chất cafein có thể can thiệp vào sự hấp thu canxi, còn bia rượu và thuốc lá theo nghiên cứu được cho là nguyên nhân hàng đầu gây hủy xương.

Song song đó, cơ thể cần được cung cấp một lượng canxi đủ, trước tiên là ở các thực phẩm hàng ngày. Canxi có nhiều trong trứng, hải sản và chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa  chua, sữa… Nếu không muốn tiêu thụ nhiều chất béo, bạn có thể thay thế bằng các sản phẩm sữa tách béo, không kem. Rau quả giàu magiê và kali cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ xương.

Người trung niên, nhất là phụ nữ trước và sau mãn kinh có thể uống bổ sung canxi tuy nhiên cần thận trọng bà tham khảo ý kiến Dược sĩ khi sử dụng các sản phẩm trên thị trường. Ngoài việc xem xét nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất nên chọn những sản phẩm có thành phần canxi từ thiên nhiên vì dễ hấp thụ. Bổ sung thêm các vitamin C, D, K cho cơ thể sẽ giúp tăng hiệu quả việc hấp thu canxi. Cuối cùng,hãy thực hiện việc đo loãng xương 3-6 tháng/lần để kiểm soát nguy cơ, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh loãng xương./.

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-loang-xuong-470/feed/ 0
Những khó khăn trong điều trị viêm khớp vẩy nến http://cuocsongkhoe.com/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-viem-khop-vay-nen-291/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-viem-khop-vay-nen-291/#respond Sun, 18 Feb 2018 01:00:27 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=291 Điều trị viêm khớp vẩy nến cho đến nay là một chặng đường dài nghiên cứu và phát triển kể từ liệu pháp được chứng minh lâm sàng đầu tiên năm 1950. Các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một bản kế hoạch để từng bước giúp bạn vượt qua căn bệnh này. Chúng bao gồm các biện pháp y học, chế độ ăn uống và tập luyện cùng các phương pháp quản lý căng thẳng. Việc điều trị viêm khớp vẩy nến rất phức tạp và chứa nhiều rủi ro do các tác dụng phụ của thuốc cũng như biến chứng không mong muốn của bệnh.

viem-khop-vay-nen

Tác dụng phụ của thuốc

Các thuốc điều trị viêm khớp vẩy nến có tác dụng khá đặc hiệu và có thể dứt cơn đau nhanh cũng như kìm hãm quá trình phát triển của bệnh. Tuy nhiên đa số chúng đều có những tác dụng phụ đáng kể. Ví dụ các thuốc giảm đau chống viêm thông thường thuộc nhóm NSAID (thuốc giảm đau chống viêm phi steroid) như paracetamol, aspirin, ibuprofen… đều có tác dụng phụ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, chuyển hóa qua gan, thải trừ qua thận. Từ đó chúng có thể gây viêm loét dạ dày cũng như độc với gan, thận.

Hay như trường hợp của methotrexate là thuốc bán theo đơn chỉ định của bác sĩ với các trường hợp nặng và vừa của viêm khớp vẩy nến. Chúng mang lại hiệu quả khá đặc hiệu trong ngăn chặn tiến triển bệnh tuy nhiên lại ức chế miễn dịch nghiêm trọng và rất độc với gan.

Điều trị viêm khớp vẩy nến ngoài việc kết hợp nhiều phương pháp thì việc theo dõi từng biến đổi bất thường của cơ thế cũng vô cùng qua trọng, điều này giúp bạn có thể cung cấp thông tin sớm nhất cho bác sĩ để đưa ra biện pháp can thiệp thích hợp.

Ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc

Mức độ ảnh hưởng của viêm khớp vẩy nến tới từng đối tượng bệnh nhân khác nhau là khác nhau. Ví dụ khi bạn là giáo sư đại học, việc bệnh gây đau và viêm tấy cho hai khớp ngón tay không ảnh hưởng quá nhiều đến bạn so với trường hợp khi bạn là một nghệ sĩ piano. Hãy nói với bác sĩ của bạn về những điều cần làm để thích nghi kịp với các hoạt động thường ngày.

Khi bạn không cảm thấy tốt hơn

Một số loại thuốc cần mất vài tuần trước khi bạn bắt đầu cảm thấy ổn hơn. Ví dụ như methtrexate cần 4 – 6 tuần để thấy được tác dụng của nó. Không nên quá lo lắng mà hãy giữ cho mình một tinh thần thật tốt và thoải mái. Hãy tin tưởng hoàn toàn vào bác sĩ của bạn và cho họ biết bất cứ bất thường nào trên cơ thể bạn để họ có những biện pháp xử trí kịp thời. Đôi khi bạn có thể phải sử dụng biện pháp ngoại khoa, dùng phẫu thuật để can thiệp vào tổn thương.

Bạn cảm thấy cực kì mệt mỏi

Đây là một triệu chứng thường gặp do tác dụng phụ của thuốc có thể gây tình trạng thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch. Ngoài ra bạn có thể mệt mỏi do chính những triệu chứng của viêm khớp, gây đau và khó chịu cho bạn. Như một bài viết cùng chuyên mục, chúng tôi đã đưa ra những mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi của mình. Nếu bạn chưa tìm được hướng khắc phục hiệu quả, hãy nói chuyện kí hơn với bác sĩ để có những tư vấn phù hợp nhất với bản thân.

Bạn cảm thấy chán nản

Điều trị viêm khớp vẩy nến yêu cầu một sự kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ. Do đó viêm khớp vẩy nến và tất cả những gì đi kèm với nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Nếu bạn đã cảm thấy thất vọng nhiều hơn một vài tuần, hãy nói với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn biết về nguyên nhân những cảm xúc xấu đến với bạn và những biện pháp giúp bạn vượt qua.

Các triệu chứng tái phát

Bệnh viêm khớp vảy nến là bệnh có tỷ lệ tái phát khá cao. Đa phần các trường hợp là do không tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ. Không nên tự ý dừng thuốc khi mới chỉ thấy hiệu quả ban đầu. Hãy tuân thủ nghiêm ngặt liều điều trị của bác sĩ vì một số thuốc bạn có thể vẫn phải dùng kéo dài ngay cả khi đã hết toàn bộ triệu chứng.

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-viem-khop-vay-nen-291/feed/ 0
Viêm khớp vẩy nến có thể điều trị dứt điểm được không ? http://cuocsongkhoe.com/viem-khop-vay-nen-co-the-dieu-tri-dut-diem-duoc-khong-294/ http://cuocsongkhoe.com/viem-khop-vay-nen-co-the-dieu-tri-dut-diem-duoc-khong-294/#respond Sat, 17 Feb 2018 01:00:40 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=294 Cho đến nay, vẫn còn ít người biết đến bệnh viêm khớp vẩy nến. Căn bệnh này được mô tả và phân loại đầu tiên vào những năm 1970. Sau đó tới năm 2008, một nghiên cứu của Bỉ đã mang lại hy vọng về một cuộc sống bình thường cho những bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Nó cho thấy các nhà khoa học đang làm việc không ngừng nghỉ để tìm ra một sự hiểu biết rõ ràng hơn về bệnh, theo đó là những tiến bộ y học giúp hỗ trợ tốt hơn cho quá trình trị liệu của bệnh nhân. Một câu hỏi rất thường gặp là bệnh viêm khớp vẩy nến liệu có thể điều trị dứt điểm? Để tìm hiểu sâu về vấn đề, sau đây chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn để trả lời câu hỏi này.

viem-khop-vay-nen-co-the-dieu-tri-dut-diem-khong

Đánh giá hiệu quả của quá trình trị liệu

Các chuyên gia cho rằng, không có một định nghĩa chính xác về việc viêm khớp ngưng hoạt động là như thế nào. Họ chưa có cách nào để định tính hay định lượng hiệu quả của phác đồ điều trị.

Sau nhiều lần thử và nghiên cứu lâm sàng trên nhiều bệnh nhân khác nhau, các bác sĩ chuyên về cơ xương khớp và những bệnh liên quan khẳng định rằng: sự thuyên giảm của viêm khớp vẩy nến và hiệu quả của quá trình điều trị là khi kìm hãm được mức độ hoạt động của bệnh ở mức tối thiểu.

Bấy giờ, các chuyên gia sẽ cho ra một bảng câu hỏi để đánh giá mức độ đau cũng như sự nghiêm trọng của bệnh. Các công cụ sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt được bệnh, sau đó đưa ra kế hoạch quản lý điều trị hiệu quả và phù hợp với bệnh nhân.

Có hai loại thuyên giảm triệu chứng, bao gồm giảm do dùng thuốc, giảm do thực hiện các chế độ sinh hoạt và tập luyện nghiêm ngặt đồng thời không cần dùng thuốc.

Những tín hiệu khả quan

Việc điều trị viêm khớp vẩy nến nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, khi chưa có những tổn thương không hồi phục trên cơ xương khớp. Các đợt lặp đi lặp lại viêm khớp có thể gây ra những tác hại không khắc phục được. Việc điều trị sớm, tích cực có thể ngăn ngừa những tổn thương chung, dẫn đến một triển vọng điều trị lâu dài tốt hơn.

Tiếp theo là những phát triển mới không ngừng của y học, các thuốc cũ có nhiều tác dụng phụ đặc biệt lên hệ miễn dịch đang dần được thay thế bằng những thuốc sinh học mới. Các thuốc này mở ra một cơ hội điều trị khỏi cho bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Chúng có phổ tác dụng chính xác hơn, hiệu quả cũng như ít tác dụng phụ hơn các thế hệ thuốc cũ. Cùng với đó cũng là những đóng góp không nhỏ của các nghiên cứu trong phẫu thuật chỉnh hình cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Tránh tái phát

Không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với viêm khớp vẩy nến. Tất cả các thuốc đều là thuốc điều trị triệu chứng và giúp ngăn cản bệnh tiếp tục phát triển. Cơ thể của bạn vẫn được đánh giá là mắc vảy nến ngay cả khi các khớp đã khỏi đau hoàn toàn.

Việc dùng các thuốc điều trị theo toa là dùng liều lâu dài ngay cả khi hết các triệu chứng vẩy nến. Theo thống kê của các bác sĩ, 3 trong 4 người dùng thuốc điều trị triệu chứng vẩy nến đã tái phát bệnh trong vòng chỉ 6 tháng sau. Nam giới có khả năng tái phát bệnh cao hơn phụ nữ. May mắn thay, bệnh có thể lại bị ức chế khi bạn dùng thuốc trở lại.

Thay đổi thấy độ, tinh thần và sinh hoạt cũng có thể giảm nguy cơ tái phát bệnh. Ví dụ các loại thuốc đặc biệt đa số đều làm cho bệnh nhân mệt mỏi và không muốn làm việc cũng như vận động. Hãy lập tức thay đổi điều đó, giữ tinh thần luôn lạc quan, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh cũng như tập thể dụng thường xuyên và tích cực hơn. Tất cả những điều này sẽ làm cho cơ thể và hệ miễn dịch của bạn trở nên cứng cáp hơn, từ đó ngăn cản quá trình tái phát của bệnh.

Nhìn chung bệnh viêm khớp vẩy nến là một bệnh khó điều trị dứt điểm, không chỉ từ cách sử dụng thuốc nghiêm ngặt cũng như chế độ sinh hoạt hà khắc và sự tuân thủ buộc phải chặt chẽ từ bệnh nhân. Bệnh có nguy cơ tái phát cao nếu chúng ta chủ quan về sức khỏe của mình. Bệnh hầu như khó để điều trị khỏi hoàn toàn, nhất là khi có các tổn thương về khớp không thể hồi phục như bào mòn đầu xương, lệch xương… Các bệnh nhân cần luôn lạc quan, điều trị tích cực bệnh có thể bị khống chế gần như hoàn toàn, giúp bệnh nhân phần nào có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường.

Theo cuocsongkhoe.com

 

]]>
http://cuocsongkhoe.com/viem-khop-vay-nen-co-the-dieu-tri-dut-diem-duoc-khong-294/feed/ 0
Chữa trị đau cổ bằng phương pháp vật lý http://cuocsongkhoe.com/chua-tri-dau-co-bang-phuong-phap-vat-ly-287/ http://cuocsongkhoe.com/chua-tri-dau-co-bang-phuong-phap-vat-ly-287/#respond Sat, 17 Feb 2018 01:00:12 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=287 Ngồi lâu ở một tư thế đặc biệt là những nhân viên văn phòng rất dễ gặp phải tình trạng đau mỏi cổ. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng mang đến rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân và làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như khả năng làm việc của người bệnh. Có một số bài tập có thể giúp bạn chữa trị chứng bệnh này, tuy nhiên bạn cần nhớ những lưu ý sau đây để việc chữa trị mang lại hiệu quả tối đa.

chua-tri-dau-co-bang-phuong-phap-vat-ly

Khi nào nên bắt đầu tập luyện

Thông thường thì các bài tập nên bắt đầu càng sớm càng tốt, tuy nhiên cần cân nhắc yếu tố cơ địa và khả năng chịu đựng của bạn. Các bài tập thường bắt đầu từ mức độ nhẹ nhất, không tập luyện khi bạn đang gặp các chấn thương hở, hoặc cơn đau đang trong giai đoạn tiến triển. Cần theo dõi quá trình tập luyện và báo cho bác sĩ khi bạn cần sự giúp đỡ.

Những bài tập gợi ý cho bạn

Những bài tập đơn giản sau có thể thực hiện ở bất cứ đâu và mang lại hiệu quả đáng kể cho cơn đau cổ của bạn:

  • Gập cổ: Ngồi thẳng lưng, nghiêng đầu xuống để cằm của bạn chạm vào ngực. Giữ vị trí này trong 5 giây. Trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại. Làm điều này ít nhất năm lần.
  • Nghiêng đầu chạm vai: Từ cùng vị trí bắt đầu như bài tập trước, nghiêng cổ về phía một vai sao cho vai chạm với tai của bạn. Giữ trong 5 giây và sau đó trở lại vị trí bắt đầu. Làm điều này ít nhất năm lần ở mỗi bên.
  • Quay cổ ngang cằm: Nhìn thẳng về phía trước, sau đó xoay đầu sang một bên và giữ cằm ở cùng độ cao so với ban đầu. Làm điều này ít nhất năm lần mỗi bên trước khi chuyển động tác.
  • Bài tập căng cổ: Giữ cho lưng thẳng, hai tay khép nhẹ vào lườn, ngửa cằm của bạn lên trên và kéo dài cổ họng của bạn. Giữ tư thế này trong 5 giây. Quay trở về vị trí bắt đầu trong 5 giây, sau đó tiếp tục đẩy cằm về phía trước sao cho cổ của bạn được căng. Giữ trong 5 giây và thực hiện năm lần cho mỗi lượt tập.

Nếu những bài tập gây đau hoặc mỏi cơ tay và những vùng lân cận, hãy dừng bài tập và tìm ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Ngoài các bài tập cho cổ, bạn nên kết hợp những bài tập cho toàn thân và những vùng lân cận. Không nên ngồi, cúi quá lâu ở một tư thế. Tập trung các bài tập cho vùng cột sống, chúng liên quan mật thiết với cổ của bạn. Làm việc và vận động đúng tư thế cũng là một cách hay để tránh gặp phải những chấn thương vùng cổ.

Khi nào thì những triệu chứng của đau cổ thuyên giảm

Đau cổ thường không nghiêm trọng, nếu thực hiện đúng các bài tập cũng như nghỉ ngơi  hợp lý thì đau sẽ giảm trong vòng 2 tuần và hồi phục hoàn toàn sau khoảng 4 – 6 tuần. Khi cổ của bạn cảm thấy tốt hơn, hãy tập luyện nhiều hơn khi bắt đầu để duy trì độ dẻo dai và sức bền cho cổ của bạn. Ngay cả khi những triệu chứng đã hoàn toàn khỏi, hãy vẫn duy trì những bài tập thể dục cho cổ của bạn, điều này rất hữu ích trong việc ngăn chặn những cơn đau tái phát.

Nếu những bài tập không mang lại hiệu quả đáng kể, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về những thuốc giảm đau chống viêm thông dụng hoặc các phương pháp vật lý trị liệu có sự hỗ trợ của các thiết bị y khoa.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/chua-tri-dau-co-bang-phuong-phap-vat-ly-287/feed/ 0
Chẩn đoán và điều trị viêm bao hoạt dịch khớp http://cuocsongkhoe.com/chan-doan-va-dieu-tri-viem-bao-hoat-dich-khop-288/ http://cuocsongkhoe.com/chan-doan-va-dieu-tri-viem-bao-hoat-dich-khop-288/#respond Thu, 15 Feb 2018 07:00:37 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=288 Bao hoạt dịch là bao chứa dịch lỏng nằm ở các vị trí tiếp giáp giữa khớp xương và các vùng lân cận như cơ, gân, da. Chúng có chức năng như một lớp đệm sinh học, giúp các cử động của khớp trở nên dễ dàng và êm ái. Viêm bao hoạt dịch là khi có một yếu tố lạ xâm nhập vào bên trong phần dịch nhầy, kích thích phản ứng miễn dịch gây sưng, nóng, đỏ và rất đau, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức quan trọng nhất trong chẩn đoán và điều trị viêm bao hoạt dịch khớp.

chan-doan-va-dieu-tri-viem-bao-hoat-dich-khop

Chẩn đoán bệnh viêm bao hoạt dịch như thế nào?

Về triệu chứng lâm sàng, biểu hiện của viêm bao hoạt dịch khá giống với những bệnh viêm khớp hoặc viêm dây chằng khác. Cũng bao gồm sưng, đau, đỏ và nóng tại khớp viêm khiến bệnh nhân bị giới hạn vận động và khó khăn rất nhiều trong sinh hoạt. Để chẩn đoán phân biệt viêm bao hoạt dịch, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • X-quang chẩn đoán dựa trên hình ảnh đặc trưng
  • Chọc hút dịch, soi trực tiếp dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy để phát hiện vi khuẩn
  • Xét nghiệm máu để sàng lọc các trường hợp viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) mặc dù phương pháp này hiếm khi được dùng

Điều trị viêm bao hoạt dịch khớp như thế nào?

Bình thường, cơ chế miễn dịch của cơ thể sẽ tự sửa chữa ổ viêm mà bạn không cần phải dùng thuốc cũng có thể tự hết các triệu chứng sau vài ngày hoặc một tuần. Tuy nhiên trong trường hợp ổ viêm có tình trạng bội nhiễm và cơ thể không thể tự sửa chữa thì đây là khi bạn cần dùng một số loại thuốc để có thể chữa trị dứt điểm.

Điều trị cơ bản ban đầu, các bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau chống viêm thông thường (giảm đau chống viêm phi steroid – NSAIDs). Các thuốc điển hình là paracetamol, ibuprofen hoặc naproxen. Chúng có tác dụng ngắt cơn đau tạm thời và chống viêm.

Nếu tình trạng bệnh của bạn vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì đó là lúc các bác sĩ hoặc dược sĩ kê cho bạn một số thuốc khác như các loại kháng sinh hoặc corticoid. Kháng sinh có tác dụng chống nhiễm khuẩn trong trường hợp ổ viêm của bạn được xác định là do một loại vi khuẩn ngoại sinh nào đó gây ra. Trong khi corticoid là một thuốc chống viêm steroid có tác dụng rất mạnh và có thể nhanh chóng làm giảm triệu chứng viêm.

Tuy vậy, cả kháng sinh và corticoid đều tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn đáng kể. Đối với kháng sinh, đó là tình trạng kháng thuốc nếu bạn dùng không đủ liều, dùng kháng sinh khi căn nguyên gây bệnh không phải do vi khuẩn hoặc dòng kháng sinh đó không còn đáp ứng tốt trên chủng vi khuẩn mà bạn gặp phải. Còn với corticoid thì đây là một thuốc có thể gây suy giảm miễn dịch, xuất huyết tiêu hóa và các biến chứng trên gan, thận, cơ xương khớp…

Vì vậy, đối với kháng sinh và corticoid, chúng ta chỉ nên sử dụng khi có khuyến cáo và tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Khi sử dụng thuốc phải liên tục theo dõi các thay đổi của cơ thể để có thể kịp thời thông báo cho nhân viên y tế, giúp họ có những xử trí nhanh và hợp lý nhất, ngăn ngừa các tác dụng không mong muốn của thuốc trong quá trình điều trị.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/chan-doan-va-dieu-tri-viem-bao-hoat-dich-khop-288/feed/ 0
Nguyên nhân gây bệnh viêm bao hoạt dịch http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-benh-viem-bao-hoat-dich-284/ http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-benh-viem-bao-hoat-dich-284/#respond Thu, 15 Feb 2018 01:00:01 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=284 Bao hoạt dịch đóng vai trò như một lớp đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp, gân, da. Chúng giúp cử động của chúng ta dễ dàng hơn, các xương và những vùng khác không bị va vào nhau gây nên những tổn thương. Viêm bao hoạt dịch là khi một túi hoạt dịch bị xâm nhập bởi những yếu tố lạ, gây kích thích phản ứng viêm, khiến khớp của bạn nóng đỏ, sưng và đau. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp.

nguyen-nhan-gay-benh-viem-bao-hoat-dich

Rõ hơn về bệnh viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là một bao chứa chất dịch lỏng, thường nằm xung quanh khớp vai, khuỷu tay, khớp hông, đầu gối, bàn chân, bàn tay. Có vai trò như một lớp đệm, chúng là những trợ thủ đắc lực giúp cho cử động của chúng ta dễ dàng và êm ái.

Viêm bao hoạt dịch được xếp vào nhóm bệnh lý xương khớp thường gặp. Bệnh đặc biệt dễ gặp ở những vận động viên thể thao hay những người hoạt động chân tay nhiều. Người già, trung niên và người mắc các bệnh lý khác về xương khớp cũng có nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch cao hơn. Triệu chứng của bệnh khá giống viêm khớp hoặc viêm dây chằng nói chung. Biểu hiện là sưng, đỏ, đau mạnh ở các khớp. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và không bao giờ ung thư hóa. Tuy nhiên, bệnh nhân bị giới hạn vận động và bị ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm bao hoạt dịch thường có liên quan đến những chấn thương do vận động, các bệnh lý liên quan đến xương khớp và rối loạn chuyển hóa. Thông thường hay gặp ở những bệnh nhân có cường độ vận động cao như công nhân, vận động viên, hay những người phải làm việc lâu ở một tư thế như giáo viên hoặc nhân viên văn phòng.

Phản ứng viêm xảy ra khi có một yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh xậm nhập vào bên trong phần dịch lỏng của bao hoạt dịch khớp. Các tác nhân lạ này sẽ thu hút và kích thích những bạch cầu miễn dịch, từ đó kích thích phản ứng viêm, khi viêm tăng sinh và bội nhiễm có thể gây hủy hoại bao hoạt dịch và những vùng lân cận.

Các nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch được xếp thành bốn nhóm:

  • Lão hóa xương khớp do tuổi tác
  • Giữ một tư thế quá lâu hoặc ngồi, quỳ, nằm trên bề mặt cứng trong thời gian dài
  • Không khởi động kỹ và tập luyện quá sức khi tham gia hoạt động thể dục thể thao
  • Biến chứng từ các bệnh xương khớp như gout, viêm khớp, tiểu đường…

Nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch tăng dần theo độ tuổi. Một trong những vị trí phổ biến nhất của bệnh là khớp vai, tại vai liên quan đến rất nhiều chuyển động của cơ thể, đặc biệt những nhân viên văn phòng ngồi lâu ở một tư thế trước máy tính làm gia tăng nguy cơ chấn thương khớp vai. Ngoài vai, khuỷu tay, hông hay đầu gối cũng là những vị trí ưa thích của tình trạng viêm bao hoạt dịch. Đau viêm tăng khi vận động và đặc biệt vào ban đêm, khi những nồng độ những chất chống viêm nội sinh giảm theo chu kỳ.

Trên đây là những khái niệm cơ bản về bao hoạt dịch cũng như bệnh viêm bao hoạt dịch. Mời  quý vị đón đọc những bài viết tiếp theo cùng chuyên mục cơ xương khớp, từ đó có cho mình những góc nhìn toàn diện nhất về phòng và điều trị viêm bao hoạt dịch.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-benh-viem-bao-hoat-dich-284/feed/ 0