Điều trị mụn cơm như thế nào

Nốt cơm hay mụn cơm là một bệnh da liễu thường gặp. Biểu hiện bằng các nốt trắng khi gặp nước, không ngứa, không đau nhưng gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình. Bệnh do một loại virus có tên Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Sau đây sẽ là những hướng điều trị cơ bản đối với bệnh nốt cơm.

dieu-tri-mun-com-nhu-the-nao

Nguyên tắc chung

  • 2/3 trường hợp mắc nốt cơm tự khỏi và không để lại sẹo sau 2 năm, ngay cả những trường hợp có nhiều tổn thương lan tỏa.
  • Trong dân gian có sử dụng nhiều hóa chất và thủ thuật để loại bỏ tổn thương. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học cho những cách này, đồng thời chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nốt cơm. Độ nhạy cảm trong điều trị cũng như cách phối hợp các phương pháp là tuy thuộc vào từng cá thể.

Điều trị nội khoa

Dùng thuốc bôi tại chỗ

Gồm một số chất sau:

  • Mỡ salicyle: chứa hoạt chất có tác dụng bạt sừng tốt, có khả năng loại bỏ các tế bào chứa virus.
  • Doufilm: có tác dụng sát khuẩn, bạt sừng tốt. Thuốc có thể gây kích ứng da, cảm giác rát bỏng khi bôi, nên thận trọng khi dùng cho làn da nhạy cảm.
  • Collomack: cũng là một chất có tác dụng bạt sừng mạnh nhưng mạnh hơn 2 chất vừa nêu. Chỉ định với các hạt cơm sâu, chống chỉ định với tổn thương vùng mặt
  • Cantharidin 0,7%: có tác dụng tốt với những hạt cơm vừa và nhỏ, thường xuất hiện bọng nước sau 12-24 giờ bôi, sau đó các bọng nước khô và đóng vảy.
  • Acid trichloracetic 33%: có tác dụng đông vón protein và gây tan tế bào sừng. Thuốc có nhược điểm là gây đau và loét nếu dùng nhiều.
  • Bạc nitrat 10%: tác dụng bạt sừng
  • Kem immiqimod 5%: kích thích miễn dịch, kháng virus
  • Kem tretinoin 0,05% – 0,1%: tác dụng bạt sừng với da nhạy cảm, thường dùng với hạt cơm phẳng hoặc hạt cơm ở trẻ em.
  • Kẽm sulfat dạng dung dịch bôi tại chỗ, dùng ngày 2 lần cho hiệu quả tương tự.

Các thuốc dạng tiêm

Các thuốc sau có tác dụng kháng khẩn, bạt sừng đường tiêm:

  • Bleomycin
  • Interferon alpha – 2a

Thuốc bào chế dạng uống

  • Cimetidine: 20 – 40mg/kg/24 ngày. Có tác dụng tương đối tốt đối vơi những trường hợp tái phát nhiều lần hoặc có thương tổn diện rộng.
  • Kẽm sulfat: 10mg/kg/ngày.
  • Verrulyse-Methionin:Thuốc được chỉ định cho tất cả các loại hạt cơm. Liều dùng cho người lớn từ 2 đến 4 viên/ngày.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật lạnh

Hiệu quả điều trị khá cao và ít tốn kém, tuy nhiên thường điều trị không dứt điểm.

Phẫu thuật laser

  • Ưu điểm: loại bỏ thương tổn nhanh và hoàn toàn, ít tái phát.
  • Nhược điểm: để lại vết thương lâu ngày, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Đồng thời khá đắt tiền.

Phẫu thuật cắt bỏ

Rất hay tái phát đồng thời khó điều trị với những trường hợp bênh nặng.

Các phương pháp khác

  • Liệu pháp băng dính

Dán băng dính lên vùng da có hạt cơm, cứ hai đến ba ngày thay băng một lần có tác dụng làm cho thương tổn mỏng dần và khỏi.

  • Liệu pháp tâm lý

Nhiều trường hợp mụn cơm có thể tự khỏi, đôi khi dùng vài mẹo (tâm lý) như xát lá tía tô, tỏi lát mỏng hoặc da rắn cũng có thể tự khỏi.

  • Vaccine phòng virus
  • Có tác dụng ngừa tái nhiễm đối với HPV
  • Tuy nhiên vaccine này chỉ dùn với HPV đường sinh dục, nhất là đối với các chủng virus có khả năng cao gây ung thư cổ tử cung.

Theo cuocsongkhoe.com