Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Wed, 08 Nov 2023 01:49:14 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những điều cần biết về viêm ruột thừa cấp http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-viem-ruot-thua-cap-799/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-viem-ruot-thua-cap-799/#respond Fri, 29 Jun 2018 08:49:11 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=799 Ruột thừa là một túi nhỏ ở phía cuối của đại tràng. Khi các chất cặn bã tiêu hóa rơi vào hoặc do một nguyên nhân nhiễm khuẩn nào đó sẽ gây nên tình trạng viêm ruột thừa hay còn gọi là đau ruột thừa. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm ổ bụng là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Sau đây là những phương án điều trị phổ biến dùng cho viêm ruột thừa cấp.

nhung_bien_chung_nguy_hiem-viem-ruot-thua

Tổng quan về điều trị

Điều trị viêm ruột thừa cấp trong y học hiện đại ngày nay không thay đổi nhiều so với điều trị ngoại khoa cách đây một thế kỉ. Đó chính là phẫu thuật. Tuy nhiên sự phát triển của y học giúp những bệnh nhân bị viêm ruột thừa được xuất viện sớm hơn, đau ít hơn và những vết sẹo nhỏ hơn.

Phẫu thuật viêm ruột thừa về cơ bản cần cắt mở phúc mạc, xong đó tiếp cận và cắt bỏ phẩn ruột thừa bị viêm. Đây là một thủ thuật ngoại khoa đon giản. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 300.000 ca phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa được thực hiện.

Điều quan trọng nhất trong phẫu thuật cắt bỏ viêm ruột thừa đó là bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm và phẫu thuật nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm toàn bộ ổ bụng là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Thời gian vàng cho phẫu thuật đau ruột thừa cấp thường là 24h kể từ khi bệnh nhân có những triệu chứng trầm trọng như đau bụng, sốt, ớn lạnh, nôn mửa hoặc đầy bụng và chụp CT, siêu âm ổ bụng xác định được viêm ruột thừa cấp.

Thường có hai loại phẫu thuật trong viêm ruột thừa cấp. Kèm theo là các thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

Phẫu thuật hở thông thường

mo-viem-ruot-thua-cap

Hiện nay, biện pháp phẫu thuật mổ hở chỉ còn được áp dụng cho những ca bệnh khó, nguy cơ vỡ ruột thừa cao hoặc với những ca bệnh mà ruột thừa của bệnh nhân đã bị vỡ. Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ vùng phẫu thuật và mổ hở cắt bỏ ruột thừa đối với hình thức phẫu thuật này.

Vết sẹo do mổ loại này thường lớn hơn, điều trị phức tạp hơn trong phòng nhiễm khuẩn và kèm theo đó là thời gian để người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường cũng lâu hơn, đa số phải sau 1-2 tháng bệnh nhân mới có thẻ trở lại sinh hoạt bình thường

Phẫu thuật nội soi

phau-thuat-noi-soi

Hiện nay phẫu thuật nội soi cho viêm ruột thừa cấp đang là một biện pháp ưu tiên trong điều trị. Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán không có nguy cơ vỡ ruột thừa thì việc phẫu thuật nội soi mang lại hiệu quả rất tốt trên lâm sàng.

Trong phẫu thuật nội soi, các bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ có gắn đèn, đầu dao mổ và camera nhỏ ở đầu. Ống này được chọc xuyên qua phúc mạc băng một lỗ nhỏ và thực hiện cắt bỏ ruột thừa viêm. Các bác sĩ không cần mổ phanh do mọi hình ảnh của cuộc phẫu thuật được ghi lại trên camera và chiếu trực tiếp lên màn hình điều khiển.

Việc phẫu thuật nôi soi giúp giảm đáng kể cơn đau do phẫu thuật, đồng thời giúp bệnh nhân có vệt sẹo nhỏ hơn giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm đáng kể thời gian nội trú tại bênh viện. Thông thường bệnh nhân có thể xuất viện sau 1-2 ngày và có thể thực hiện các hoạt động thể chất từ 7-10 ngày sau đó.

Sử dụng kháng sinh đi kèm

su-dung-khang-sinh

Việc sử dụng kháng sinh là việc thiết yếu trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhân phẫu thuật viêm ruột thừa cấp. Chúng thường được dùng trước và sau khi phẫu thuật để tránh nhiễm trùng, đặc biệt cần thiết trong những trường hợp viêm nặng hoặc ruột thừa bị vỡ. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cần được sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng kháng sinh theo phác đồ tự đặt ra để ngăn chặn nguy cơ kháng kháng sinh về sau.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-viem-ruot-thua-cap-799/feed/ 0
Nguyên nhân và cách điều trị viêm ruột thừa http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-viem-ruot-thua-795/ http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-viem-ruot-thua-795/#respond Fri, 29 Jun 2018 01:26:27 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=795 I. Viêm ruột thừa là gì?

Viêm ruột thừa là một tình trạng bệnh lý đau đớn, trong đó ruột thừa bị viêm và đầy mủ, một chất lỏng tạo thành từ các tế bào chết thường do nhiễm trùng. Viêm ruột thừa có thể là một tình trạng đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Viêm ruột thừa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dữ dội đột ngột đòi hỏi phải phẫu thuật ngay nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

viem-ruot-thua

Mặc dù mọi người có thể sống hoàn toàn bình thường mà không cần đến ruột thừa ( có thể đây là nguyên nhân dẫn đến tên gọi của nó ) , nhưng viêm cơ quan này có thể là một tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm ruột thừa có thể làm cho ruột thừa vỡ ra, lây lan khắp vùng bụng.

Chúng ta thường đề cập đến viêm ruột thừa cấp tính , xuất hiện bằng một cơn đau bụng dữ dội lan nhanh và xấu đi trong vài giờ. Nhưng trong một số trường hợp, người ta có thể bị viêm ruột thừa mãn tính, gây ra đau bụng tái phát nhẹ – những bệnh nhân này thường không nhận ra họ bị viêm ruột thừa cho đến khi một cơn cấp tính xảy ra và phải nhập viện

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm ruột thừa nhưng phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi hai mươi. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy được rằng bất kỳ chế độ ăn uống cụ thể nào có thể gây ra hoặc ngăn ngừa viêm ruột thừa. Thật sự viêm ruột thừa cấp rất đáng quan ngại với chúng ta vì nó có thể xảy đến ở bất kì thời điểm nào , đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

I. Nguyên nhân của viêm ruột thừa

Nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa thường không rõ ràng, nhưng tình trạng này thường phát sinh từ một trong hai vấn đề: nhiễm trùng đường tiêu hóa lan đến ruột thừa, hoặc tắc nghẽn ruột.

Trong trường hợp thứ hai, có một số nguyên nhân gây ra tắc nghẽn. Bao gồm :

  • Mô bạch huyết trên thành của ruột thừa mở rộng
  • Phân cứng
  • Ký sinh trùng tăng trưởng
  • Kích ứng và loét ở đường tiêu hóa
  • Chấn thương bụng
  • Các vật thể lạ , chẳng hạn như đinh hoặc đạn

Khi có một tắc nghẽn trong ruột thừa của bạn, vi khuẩn có thể nhân lên bên trong cơ quan. Điều này dẫn đến sự hình thành mủ. Áp lực gia tăng có thể gây đau đớn cho người bệnh . Nó cũng có thể chèn ép các mạch máu cục bộ làm tắc mạch.. Nếu ruột thừa vỡ, phân hay chất cặn bã có thể lấp đầy bụng đe dọa đến tính mạng cần phải cấp cứu y tế ngay

II. Triệu chứng của viêm ruột thừa

trieu-chung-dau-ruot-thua

Khi ruột thừa viêm, ban đầu người ta thường cảm thấy đau nhức quanh vùng bụng, sau đó cảm giác đau lan xuống vùng bụng dưới bên phải.

Cơn đau kéo dài trong vài giờ, và có thể tăng lên trong lúc di chuyển, thở sâu, ho và hắt hơi. Các triệu chứng khác của viêm ruột thừa có thể xảy ra, bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Ăn mất ngon
  • Bụng sưng
  • Sốt nhẹ
  • Cơn đau giảm sau khi đi vệ sinh

III. Phương pháp điều trị viêm ruột thừa

Trong một số trường hợp, khi bị nhiễm trùng nhẹ và không biến chứng, các bác sĩ sẽ điều trị viêm ruột thừa bằng thuốc kháng sinh.

Viêm ruột thừa được coi là trường hợp cấp cứu y tế , nguy hiểm đến tính mạng nên các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Bác sĩ sẽ loại bỏ ruột thừa bằng một trong hai phương pháp: phẫu thuật hoặc nội soi.

  1. Trong phẫu thuật , để cắt bỏ ruột thừa bác sĩ sẽ rạch một vết ở vùng ruột thừa – vùng dưới bên phải của bụng rồi cắt bỏ phần ruột thừa.
  2. Trong phẫu thuật nội soi, các bác sĩ phẫu thuật cung cấp các dụng cụ phẫu thuật và phương pháp đặc biệt để phẫu thuật , vào một số vết mổ nhỏ hơn. Lựa chọn này sẽ gây ra ít biến chứng hơn và thời gian hồi phục ngắn hơn.

Khi bạn bị viêm ruột thừa cấp mà không điều trị kịp thời , nó có thể vỡ ra và lan khắp vùng bụng gây nhiễm trùng ( gọi là viêm phúc mạc ) nguy hiểm đến tính mạng. Trong một số trường hợp khác, viêm ruột thừa sẽ làm hình thành nên các ổ áp-xe ( ổ mủ ). Điều này hạn chế nhiễm trùng lan ra vùng bụng tuy nhiên áp xe vẫn có thể nguy hiểm.

Trong cả hai trường hợp này, các bác sĩ phẫu thuật thường sẽ chọc hút áp-xe mủ bằng một ống hút y tế và điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh trước khi mổ cắt bỏ ruột thừa.

Lưu ý rằng nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm ruột thừa, bạn nên tránh dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ sẽ làm kích thích hoạt động của ruột , làm ruột tăng co bóp khiến cho ruột thừa của bạn có thể bị vỡ ra.
Nếu bạn bị đau ở bên phải vùng bụng cùng với bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy đi khám bác sĩ ngay vì viêm ruột thừa cấp rất nguy hiểm , đe dọa đến tính mạng của bạn.

Trên đây là toàn bộ nhữn điều cần biết về bệnh viêm ruột thừa. Các bạn có gắng nhớ kỹ những gì chúng tôi truyền tải về bệnh này nhé! Chúc các bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-viem-ruot-thua-795/feed/ 0
7 Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm ruột thừa http://cuocsongkhoe.com/7-trieu-chung-thuong-gap-cua-benh-viem-ruot-thua-791/ http://cuocsongkhoe.com/7-trieu-chung-thuong-gap-cua-benh-viem-ruot-thua-791/#respond Thu, 28 Jun 2018 02:22:15 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=791 Viêm ruột thừa là một bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh lại vô cùng đa dạng và không điển hình. Nếu bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm ổ bụng là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Sau đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp.

1.Đau quanh rốn

 viem-ruot-thua

Viêm ruột thừa thường được đặc trưng bằng tình trạng đau vùng bụng dưới bên phải. Tuy nhiên chúng thường có triệu chứng từ những cơn đau vùng rốn, sau đó lan xuống bụng dưới và lan sang bên phải. Cấp độ của cơn đau thường tăng dần từ nhẹ cho đến dữ dội.

Trẻ em và phụ nữ có thai đôi khi xuất hiện những cơn đau đi kèm ở những vùng lân cận rốn. Cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân di chuyển, ho hoặc hắt hơi.

2.Sốt nhẹ và ớn lạnh

Đây là những triệu chứng cơ bản khi cơ thể bạn mắc phải tình trạng viêm. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có dấu hiệu sốt, ớn lạnh đi kèm đau bụng kéo dài và tăng dần cấp độ thì bạn nên nghĩ tới tình trạng viêm ruột thừa cấp.

3.Nôn và buồn nôn

Buồn nôn có thể từ nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh. Tuy nhiên viêm ruột thừa cũng gây rối loạn nhu động ruột từ đó dẫn đến buồn nôn. Khi bạn có những triệu chứng như đau bụng vùng hố chậu phải kèm buồn nôn và sốt nhẹ thì đừng nên loại trừ nguy cơ bị viêm ruột thừa cấp nhé!

4.Táo bón hoặc tiêu chảy

Giống như những tiền triệu chứng khác. Táo bón hoặc tiêu chảy đặc trưng cho tình trạng rối loạn nhu động ruột, điển hình kiểu viêm của bệnh nhân viêm ruột thừa cấp.

Tiêu chảy trong viêm ruột thừa cấp thường không quá nặng và phân thường lẫn chất nhầy, kèm theo đó là đau bụng vùng hố chậu phải.

5.Đầy hơi

benh-viem-ruot-thua

Đây tiếp tục là một biểu hiện cho thấy những rối loạn tiêu hóa mà bạn đang mắc phải. Đầy hơi đặc trưng cho tình trạng viêm nhiễm lòng ruột hoặc nhu động ruột bị giảm do đau hoặc viêm.

6.Khi những cơn đau dịu lại

Với những bệnh đau do viêm khác, khi những cơn đau càng tăng dần về sau nếu không được điều trị. Tuy nhiên đối với viêm ruột thừa cấp, các bác sĩ khuyên rằng bạn đi nên đi khám nếu các triệu chứng như đã nêu có dấu hiệu dịu lại. Đây có thể là giai đoạn chuẩn bị cho một đợt viêm cấp với mức độ lớn hơn, tiềm ẩn nguy cơ vỡ ruột thừa và viêm ổ bụng nếu không được điều trị kịp thời.

7.Không có triệu chứng điển hình

Đây là mọt trong những điều nguy hiểm nhất của viêm ruột thừa khi bệnh nhân không phát hiện những triệu chứng rõ ràng và điển hình về tình trạng viêm của mình. Đôi khi chúng chỉ là những cơn tức ngực hoặc sốt kéo dài. Khi có những dấu hiệu này, đa số bệnh nhân thường không chú ý hoặc nghĩ đến một bệnh khác mà không phải viêm ruột thừa.

Vì vậy đi khám bác sĩ nếu bạn có những bất thường kéo dài của cơ thể là điều rất nên làm, giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị viêm ruột thừa cấp được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nguồn: Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/7-trieu-chung-thuong-gap-cua-benh-viem-ruot-thua-791/feed/ 0
Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-ngo-doc-thuc-pham-786/ http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-ngo-doc-thuc-pham-786/#respond Wed, 27 Jun 2018 06:58:57 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=786 Mùa hè cũng là khoảng thời gian có số lượng các ca ngộ độc thực phẩm tăng cao theo thông kê của viện Vệ sinh Dịch tễ TW. Một phần vì các thức ăn mùa hè rất đa dạng khiến hệ thống tiêu hóa khó thích nghi. Phần còn lại là do nhiệt độ cao cùng với nóng ẩm làm thức ăn dễ bị ôi thiu, biến chất.

ngo-doc-thuc-pham

Nguyên nhân làm cho thức ăn bị biến chất

  • Trong quá trình bảo quản, nếu không đảm bảo quy trình vệ sinh, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ bị các vi sinh vật và các men phân giải, làm cho thức ăn bị biến chất, chứa nhiều độc tố.
  • Hoặc dưới tác động của các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, oxy trong không khí, các chất oxy hóa… cũng làm cho thực phẩm bị hư hỏng, biến chất, làm thay đổi mùi vị, màu sắc, định dạng, có thể chứa các chất trung gian chuyển hoá gây độc.

Các chất độc thường gặp

  • Các acid hữu cơ, amoniac, indol, scatol, phenol, các amin (Putresin, cadaverin, tyramin, tryptamin, histamin, betamin, betylamin) thường do các thức ăn là chất đạm bị biến chất tạo ra.
  • Các glycerin, acid béo tự do, peroxyt, aldehyt, ceton thường do các thức ăn là chất béo bị biến chất tạo ra.
  • Các độc tố nấm, các acid acetic và hữu cơ khác được sinh ra do ngũ cốc bị hư hỏng, mốc, biến chất.

Các thực phẩm dễ bị biến chất

  • Thực phẩm giàu đạm: thịt luộc, thịt xào, thịt kho dăm bông, thịt đông, chả, lạp sườn, pa tê, xúc xích, thịt hộp, các loại cá nhất là cá biển,…
  • Các thực phẩm chế biến bằng dầu mỡ: xào, rán, áp chảo, nướng,…

Dấu hiệu nhận biết thức ăn biến chất và ngộ độc thực phẩm

chua-buon-non-khi-dau-da-day

­

  • Thức ăn biến mùi sau 2 – 4 giờ chế biến. Mùi khó chịu, không còn thơm ngon, hấp dẫn.
  • Triệu chứng lâm sàng là các hội chứng tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn từng cơn), đôi khi kèm triệu chứng tiết nhiều nước bọt, choáng váng, co giật, đau đầu, có thể nổi mề đay do dị ứng với đạm.
  • Tuy các trường hợp ngộ độc thực phẩm có ỷ lệ tử vong thấp nhưng thương để lại các tích lũy độc tố trong cơ thể. Phá hủy các vitamin, gây thiếu máu và nguy cơ mắc các rối loạn, viêm nhiễm, ung thư.
  • Số lượng các ca ngộ độc có thể xuất hiện lẻ tẻ (quy mô hộ gia đình) hoặc số lượng lớn (bếp ăn tập thể).
  • Xác định nghiên nhân ngộ độc thường dựa vào triệu chứng lâm sàng, dịch tễ học và các xét nghiêm trên mẫu thức ăn còn lại.

Nguồn: Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-ngo-doc-thuc-pham-786/feed/ 0
Biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng http://cuocsongkhoe.com/bien-chung-nguy-hiem-cua-viem-loet-da-day-ta-trang-811/ http://cuocsongkhoe.com/bien-chung-nguy-hiem-cua-viem-loet-da-day-ta-trang-811/#respond Wed, 27 Jun 2018 01:02:00 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=811 Loét dạ dày tá tràng trong cuộc sống hiện nay đã trở thành một căn bệnh cực kì phổ biến nhất là đối với nam giới, những người thường xuyên phải tham gia những cuộc nhậu hoặc sử dụng chất kích thích. Biến chứng của loét dạ dày tá tràng rất đa dạng và nguy hiểm, đặc trưng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hay xơ, teo hẹp ống tiêu hóa, thậm chí có thể dẫn đến ung thư.

loet-da-day-ta-trang

Xuất huyết tiêu hóa

Thường gặp nhất trong các biến chứng nhưng khó đánh giá được tần số chính xác của mỗi đợt cấp. Xuất huyết tiêu hóa gặp ở 15 – 20% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Loét tá tràng thường chảy máu 17% trong khi con số này ở bệnh nhân loét dạ dày là 12%.

Biến chứng chảy máu có thể xuất hiện thành những đợt cấp, tuy nhiên thường gặp hơn cả là các đợt chảy máu ẩn. Chảy máu kéo dài gây thiếu máu mạn.

Đánh giá mức độ trầm trọng của chảy máu thường dựa vào mạch, huyết áp, lượng nước tiểu, tình trạng thiếu máu lên não, chỉ số hồng cầu, Hct, Hb và lượng máu cần bù để duy trì các chỉ số huyết động.

Chẩn đoán băng nội soi cần được thực hiện sớm ngay khi bệnh nhân thoát khỏi cơn sốc. Tần suất tái lát của xuất huyết tiêu hóa là 20%, tiên lượng tốt nếu chảy máu tự khỏi trong 6 giờ đầu.

Nguy cơ tái phát của biến chứng này được đánh giá là cao (>50%) khi:

  • Chảy máu từ tiểu động mạch
  • Thấy được mạch máu tại nền ổ loét
  • Chảy máu kéo dài > 72 giờ

Điểu trị: Trong chảy máu có sốc hoặc hồng câu < 2,5, Hct < 25% thì bệnh nhân cần được điều trị tích cực bằng truyền máu, bù dịch để cân bằng huyết động, duy trì huyết áp tâm thu ổn định không dao động quá 10mmHg. Đồng thời bệnh nhân cần được kháng tiết bằng đường tiêm, sử dụng các thuốc băng niêm mạc ít hiệu quả nếu chảy máu động mạch. Lúc này các biện pháp cầm máu vật lý sẽ phát huy hiệu quả như:

  • Rửa dạ dày bằng nước lạnh, nước ấm hoặc nước muối đẳng trương.
  • Nhiệt đông và quang đông tại chỗ
  • Dùng thuốc cầm máu bằng co mạch tại chỗ (andrenalin, đặc biệt thường dùng phối hợp andrenalin với thuốc làm xơ hóa mạch máu như polidoquinon)

Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả thì cần phẫu thuật để cầm máu cho bệnh nhân đồng thời kết hợp cắt bỏ phần bị loét.

Thủng dạ dày

chay-mau-tieu-ho

Khi loét ăn sâu vào thành dạ dày tá tràng có thể gây ra biến chứng thủng. Đây là biến chứng hay gặp thứ 2 chỉ sau chảy máu với 6% số trường hợp. Thường gặp ở đàn ông nhiêu hơn phụ nữ. Loét ở mặt trước bờ cong nhỏ thì gây thủng vào xoang phúc mạc lớn, loét mặt sau thì thủng vào cơ quan gần đó hoặc hậu cung mạc nối.

Triệu chứng: đau dữ dội kiểu dao đâm sau đó là các phản ứng viêm phúc mạc và nhiễm trung nhiễm độc. Chụp phim bụng hoặc siêu âm có liềm hơi dưới cơ hoành.

Điều trị: cấp cứu hút dịch vị, truyền dịch, sử dụng kháng sinh để ngăn chặn viêm lây lan. Phần lớn các trường hợp bị thủng cần được cấp cứu nhanh và mổ khâu ổ thủng loét.

Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận

Thường gặp là ở tụy, mạc nối nhỏ, đường mật, gan, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng, đại tràng ngang thường gặp lá loét mặt sau hoặc loét bờ cong lớn.

Các trường hợp loét này thường đau dữ dội ít đáp ứng với điều trị, loét xuyên vào tụy thường đau ra sau lưng hoặc biểu hiện viêm tụy cấp, loét thủng vào đường mật chụp đường mật hoặc siêu âm có hơi trong đường mật hoặc baryte vào đường mật.

Nếu rò dạ dày đại tràng gây tiêu chảy phân sống và kém hấp thu, cần điều trị phẫu thuật.

Hẹp môn vị

Thường gặp khi ổ loét nằm cạnh môn vị. Gây các phản ứng co thắt môn vị, viêm gây phù nề và làm hep môn vị.

Triệu chứng:

  • Nặng bụng sau ăn
  • Nôn ra thức ăn cũ >24 giờ
  • Dấu óc ách dày khi đói và dấu Bouveret (+)
  • Gầy, biểu hiện mất nước

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm cô máu và suy thận chức năng
  • Nhiễm kiềm do mất acid HCl
  • Kali máu giảm do mất HCl

Điều trị:

Bù nước và điện giải dựa theo điện giải đồ Natri, Kali. Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, hút dạ dày trong những ngày đầu để tái lập trương lực cơ và giảm kích thích niêm mạc, đồng thời cho thêm Metoclopramide, hoặc Domperidol. Điều trị nguyên nhân từ vết loét.

Loét ung thư hóa

Loét ung thư hóa thường gặp ở 5 – 10% bệnh nhân khi thời gian loát kéo dài > 10 năm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng viêm mạn hang vị nhất là thể teo, thường đưa đến ung thư hóa nhiều hơn (30%), còn loét tá tràng rất hiếm khi bị ung thư hóa.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/bien-chung-nguy-hiem-cua-viem-loet-da-day-ta-trang-811/feed/ 0
Đại thể và vi thể trong nhận biết viêm dạ dày mãn tính http://cuocsongkhoe.com/dai-the-va-vi-the-trong-nhan-biet-viem-da-day-man-tinh-808/ http://cuocsongkhoe.com/dai-the-va-vi-the-trong-nhan-biet-viem-da-day-man-tinh-808/#respond Mon, 25 Jun 2018 08:56:21 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=808 Viêm dạ dày mạn tính là tổng hợp của một loạt các rối loạn trên niêm mạc dạ dày, gây ra bởi các phản ứng viêm do niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương. Chẩn đoán viêm dạ dày mạn là một chẩn đoán mô học, không phải thực thể lâm sàng. Do đó, bài viết này sẽ cung cấp những khái niệm về đại thể và vi thể của bệnh.

viem-da-day-man-tinh

1. Vi thể

Những tổn thương cơ bản về mặt vi thể bao gồm:

 Biểu mô bề mặt:

Các tế bào biểu mô bề mặt thường chỉ bị tổn thương nhẹ. Khi có sự phá hủy quá mức tế bào biểu mô kết hợp quá trình tăng tái tạo để bù đắp sẽ tạo nên nhú lồi giữa các khe, có thể tạo thành polyp tăng sản.
Biểu mô có thể bị bong từng vùng cục bộ, tiếp theo là sự hoại tử và ăn mòn tiến triển.

Các khe tuyến:

  • Các tế bào khe tuyến tăng sinh để bù đắp cho các tế bào biểu mô bị hoại tử.
  • Các tế bào trở nên mất chức năng, kiềm tính, kém tiết, nhân tế bào không đều.
  • Khe tuyến không thẳng, tạo “xoắn nút chai”. Các tế bào từ hình trụ có thể chuyển thành hình vuông.
  • Tế bào khe có thể bị dị sản thành tế bào ruột, tế bào mâm khía và những tế bào hình chén. Sự dị sản này có thể kèm theo sự có mặt của tế bào Paneth và tạo nên ở bề mặt những nhung mao thực sự.

 Tuyến:

Tổn thương cơ bản ở vùng thân vị và hang vị không giống nhau.

Niêm mạc thân vị: bình thường chiều cao tuyến thân vị bằng 4/5 chiều cao niêm mạc. Các tuyến thân vị số lượng tế bào thành và tế bào chính giảm, đặc biệt với tế bào thành là những tế bào kém bền vững. Thay thế tế bào thành và tế bào chính là những tế bào kém biệt hoá, tế bào vuông, tế bào thấp dẹt có thể hình thành những nang nhỏ. Ở thân vị có thể có dị sản hang vị và như vậy vùng hang vị được mở rộng hơn.

  • Niêm mạc hang vị: số lượng tuyến hang vị giảm, tế bào tuyến được thay thế bằng những tế bào kém biệt hoá hoặc bằng sự dị sản ruột. Dị sản ruột vùng hang vị hay gặp hơn so với thân vị.
  • Lớp đệm: lớp đệm tăng thể tích rõ do sự xâm nhập các thành phần tế bào. Trong đó chủ yếu là lympho – tương bào, phân bố lan toả hoặc đôi khi tập trung thành đám hay nang cùng với sự tăng lên của các nang lympho.

Sự có mặt nhiều hay ít của tế bào bạch cầu đa nhân trung tính sẽ cho phép đánh gia mức độ hoạt động của viêm dạ dày mạn. Viêm hoạt động thì bạch cầu đa nhân tăng, có thể tập trung khu trú nhiều hơn trong lớp đệm, giữa khe hoặc cả ở lớp biểu mô thậm chí lan rộng ra toàn bộ niêm mạc. Ở giai đoạn cuối, số lượng bạch cầu đa nhân tại vùng tổn thương giảm do có dấu hiệu của sự xơ hóa sau viêm.

2. Đại thể

Đại thể là những hình ảnh quan sát được bằng nội soi và thường không có liên quan đến những dấu hiệu vi thể (mô bệnh học). Trong viêm dạ dày mạn, hình ảnh đại thể thường đặc trung bằng những nếp nhăn lớn nhưng hình ảnh mô học lại là viêm dạ dày teo. Ngược lại, hình ảnh nội soi niêm mạc có vẻ teo với sự mất nếp nhăn, mô học lại bình thường. Tương tự không có mối tương quan nào giữa mức độ teo với chiều cao của niêm mạc về mặt mô học. Tuy nhiên để có sự thống nhất trong chẩn đoán, năm 1990 Hội nghị Quốc tế về tiêu hoá ở Sydney Australia đã đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá các tổn thương như : phù nề, xung huyết, sức bền của niêm mạc, sự tiết dịch, trợt, teo, phì đại, xuất huyết và trên cơ sở tổn thương nổi trội đã phân viêm dạ dạy mạn tính thành 7 type chính:

  1. Viêm phù nề, xung huyết : niêm mạc dạ dày mất tính nhẵn bóng, hơi lần sần, có những mảng xung huyết, dễ chảy máu khi chạm đèn soi.
  2. Viêm trợt phẳng : niêm mạc dạy dày có nhiều điểm trợt nông trên có giả mạc bám hoặc những vết trợt nông trên niêm mạc.
  3. Viêm trợt lồi: có những mắt nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc, ở đỉnh hơi lõm xuống trông giống như nốt đậu mùa nên trước đây được gọi là viêm dạ dày dạng đậu mùa.
  4. Viêm chảy máu : có những chấm xuất huyết hoặc đám xuất huyết trên bề mặt niêm mạc dạ dày hoặc bầm tím do chảy máu trong niêm mạc.
  5. Phì đại nếp niêm mạc : Niêm mạc dạ dày mất tính nhẵn bóng, nổi gồ lên và không xẹp xuống khi bơm hơi.
  6. Teo niêm mạc : các nếp niêm mạc teo và mỏng, nhìn thấy các mạch máu ở niêm mạc.
  7. Viêm trào ngược dịch mật : niêm mạc phù nề, xung huyết có nhiều dịch mật trong dạ dày.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/dai-the-va-vi-the-trong-nhan-biet-viem-da-day-man-tinh-808/feed/ 0
Những biện pháp phòng ngừa tiêu chảy hữu hiệu http://cuocsongkhoe.com/nhung-bien-phap-phong-ngua-tieu-chay-huu-hieu-779/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-bien-phap-phong-ngua-tieu-chay-huu-hieu-779/#respond Mon, 25 Jun 2018 08:26:18 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=779 Tiêu chảy là một bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều đã trải qua một lần trong đời. Tiêu chảy được đặc trưng bởi sự đi ngoài ra phân lỏng, lỏng kèm theo đau bụng và chuột rút.

nhung-bai-thuoc-dan-gian-phong-chong-benh-ta_s2513

Theo một đánh giá được công bố vào tháng 4 năm 2014 trên Tạp chí Y học New England, khoảng 179 triệu trường hợp tiêu chảy cấp tính xảy ra mỗi năm tại Hoa Kỳ.

Thông thường, tiêu chảy sẽ tự hết trong một vài ngày, nhưng tiêu chảy nặng hoặc tiêu chảy kéo dài trong nhiều tuần có thể cho thấy một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được đi khám để được chăm sóc kịp thời nếu không sẽ có nhiều tác động không tốt đối với cơ thể như : mất nước và điện giải , mệt mỏi , khó chịu ,… Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ và hạn chế bị tiêu chảy

Rửa tay thường xuyên

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa tiêu chảy là rửa tay đúng cách và thường xuyên. Đó là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn từ người này sang người khác và trong toàn bộ cộng đồng.

Thời gian bạn nên rửa tay bao gồm:

  • Sau khi đi vệ sinh
  • Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn
  • Trước khi ăn
  • Trước và sau khi chăm sóc cho người bị bệnh
  • Sau khi dọn dẹp
  • Sau khi xổ mũi, hắt hơi hoặc ho
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải của động vật
  • Sau khi chạm vào rác

rua-tay

Mẹo để bạn rửa tay đúng cách và thấy thích thú : bạn nên làm ướt tay bằng nước sạch, tắt vòi và thoa xà phòng. Rửa tay bằng cách chà xát bằng xà phòng, đảm bảo lấy mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay được tiếp xúc với xà phòng. Tiếp tục chà xát tay trong ít nhất 20 giây, đồng thời trong lúc đó bạn có thể hát vài câu hát mà bạn thích. Rửa tay sạch sẽ dưới vòi nước sạch, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Nếu không có xà phòng và nước sạch, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn ( khoảng 60% cồn ) . Những chất khử trùng có thể làm giảm số lượng vi khuẩn trên tay của bạn, nhưng không loại bỏ được tất cả các loại vi trùng.

Tiêm chủng cho con bạn

Tất cả trẻ sơ sinh nên được tiêm chủng ngừa rotavirus ( một loại virus gây tiêu chảy nặng ) chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Siêu vi khuẩn này cũng có thể dẫn đến nôn mửa, sốt và mất nước.

CDC ( Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ )  khuyến nghị trẻ sơ sinh phải được tiêm chủng ngừa rotavirus đầu tiên lúc 2 tháng tuổi. Liều thứ hai nên được dùng lúc 4 tháng và liều thứ ba, nếu cần, sau 6 tháng. Vaccine ngừa rotavirus sẽ bảo vệ em bé khỏi bị tiêu chảy nặng do rotavirus.

Tránh các loại thực phẩm có thể gây tiêu chảy.

Một số loại thực phẩm có xu hướng tạo ra một số kích thích dạ dày / ruột hoặc co thắt, có thể kích hoạt cơn tiêu chảy ngắn hạn, đặc biệt là ở những người có vấn đề về tiêu hóa như Hội chứng ruột kích thích (IBS). Thực phẩm bao gồm thực phẩm béo chiên, quá nhiều chất xơ không hòa tan (chẳng hạn như vỏ trái cây hoặc rau), thực phẩm đường fructose cao và bánh nướng ngọt,…

  • Trộn lẫn nhiều nhóm thức ăn khác nhau trong cùng một bữa ăn cũng có thể gây ra tiêu chảy ở một số người. Trộn thực phẩm dường như gây ra vấn đề bởi vì một số loại (ví dụ thịt) cần thời gian tiêu hóa nhiều hơn những loại khác (như trái cây), vì vậy dạ dày phải giải phóng thức ăn tiêu hóa một phần hoặc một phần vào ruột khi bạn trộn cùng nhau ăn.
  • Gluten cũng có thể gây kích ứng đường ruột và tiêu chảy, vì vậy những người nhạy cảm với gluten (bệnh celiac) nói riêng nên tránh các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.
  • Đồ uống có thể gây tiêu chảy bao gồm cà phê, đồ uống giàu caffeine và soda có ga với đường nhân tạo (aspartame hoặc sorbitol).

Rửa trái cây tươi và rau.

Bề mặt của các sản phẩm tươi (trái cây và rau) thường bị nhiễm vi khuẩn (như E. coli) và ký sinh trùng – chủ yếu từ phân chuồng trong đất và ấu trùng côn trùng. Rửa sạch tất cả các sản phẩm tươi trước khi chuẩn bị và / hoặc ăn nó.

  • Hãy thử để cho sản phẩm của bạn ngâm trong nước ấm trong 30 phút, cọ rửa bằng một bàn chải sạch với một ít baking soda, và sau đó rửa sạch.
  • Các chất khử trùng tự nhiên thích hợp hơn để làm sạch các sản phẩm bao gồm dấm trắng, iốt pha loãng, axit xitric, nước chanh tươi, nước mặn và bạc keo.

Nếu bạn bị tiêu chảy nặng hoặc không biết lý do bị tiêu chảy hãy đến gặp bác sĩ , dược sĩ để được tư vấn và chăm sóc một cách tốt nhất.

Theo:Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-bien-phap-phong-ngua-tieu-chay-huu-hieu-779/feed/ 0
Cách điều trị bệnh tiêu chảy http://cuocsongkhoe.com/cach-dieu-tri-benh-tieu-chay-776/ http://cuocsongkhoe.com/cach-dieu-tri-benh-tieu-chay-776/#respond Mon, 25 Jun 2018 08:24:09 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=776 Tiêu chảy, một căn bệnh tưởng chừng như phổ biến và có thể chữa trị đơn giản, nhưng thực tế nó không hề đơn giản chút nào. Nếu không điều trị đúng lúc và kịp thời, căn bệnh này có thể khiến người bệnh tử vong vì mất nước và chất điện giải. Vậy điều trị bệnh tiêu chảy như thế nào? Phòng ngừa biến chứng của căn bệnh này ra sao?

082544_500-3

Điều trị tiêu chảy tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể tự mình điều trị tiêu chảy ở nhà bằng cách ra hàng thuốc để mua thuốc. Cách này thường được nhiều người áp dụng vì… lười đi ra bệnh viện cũng như tính tiện dụng của nó (cửa hàng thuốc ngay gần nhà, có thể được tư vấn tốt hơn,…). Bạn có thể hỏi nhân viên tư vấn các thuốc điều trị tiêu chảy. Ở hầu hết các trường hợp họ sẽ kê cho bạn 2 loại thuốc là Loperamid và Bismuth Subsalicylat. Loperamid có tác dụng giảm nhu động ruột, giúp giảm số lần đi ngoài của bạn. Còn muối Bismuth Subsalicylat thường dùng để điều trị loét dạ dày tá tràng (dùng để bao vết loét niêm mạc), ngoài ra còn dùng để điều trị tiêu chảy khi đi du lịch.

Tuy nhiên, bệnh nhân không nên dùng 2 loại thuốc này khi trong phân bệnh nhân có máu hoặc có sốt – dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu mắc tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày thì bạn cần tới các cơ sở y tế ngay lập tức.

Khi bạn bị tiêu chảy cấp tính, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng trong một thời gian ngắn. Khi sự thèm ăn của bạn trở lại, bạn có thể quay trở lại để ăn chế độ ăn uống bình thường của bạn.

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ tại nhà

Các loại thuốc vừa kể trên có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Bạn nên nói chuyện với những người có chuyên môn trước khi cho trẻ uống thuốc. Đối với trẻ nhỏ thì bạn cần đưa bé tới cơ sở y tế ngay nếu trẻ mắc tiêu chảy trên 24 giờ.

Bạn có thể cho con bạn ăn uống theo cách thông thường phù hợp với lứa tuổi. Bạn có thể cho sữa mẹ hoặc sữa bột cho trẻ sơ sinh như bình thường.

Bác sĩ điều trị tiêu chảy dai dẳng và mãn tính như thế nào?

Các bác sĩ điều trị tiêu chảy dai dẳng và mãn tính tùy thuộc vào nguyên nhân. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh và thuốc nhắm mục tiêu ký sinh trùng để điều trị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng. Các bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để điều trị một số tình trạng gây tiêu chảy mãn tính, chẳng hạn như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích hoặc viêm loét đại tràng. Các bác sĩ điều trị tiêu chảy mãn tính ở trẻ em cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở bệnh nhi.

Các bác sĩ có thể khuyên dùng các thực phẩm chức năng có chứa lợi khuẩn. Các lợi khuẩn này sẽ thiết lập lại cân bằng vi sinh vật đường ruột giúp bệnh nhân chóng khỏi bệnh hơn. Vì lý do an toàn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng chế phẩm sinh học hoặc bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào khác.

Theo:Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/cach-dieu-tri-benh-tieu-chay-776/feed/ 0
Triệu chứng và nguyên nhân gây tiêu chảy (phần 3) http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-va-nguyen-nhan-gay-tieu-chay-phan-3-773/ http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-va-nguyen-nhan-gay-tieu-chay-phan-3-773/#respond Mon, 25 Jun 2018 08:21:38 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=773 Trong 2 phần trước chúng tôi đã đưa ra các nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất. Trong phần này chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn thông tin về các triệu chứng của tiêu chảy.

5-cach-chua-day-bung-kho-tieu-chi-trong-vong-5-phut-7

Triệu chứng của tiêu chảy

Phổ biến nhất và cũng dễ nhận biết nhất là phân lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày và 1 lần thì ra rất nhiêu phân và nước.

Các triệu chứng phổ biến nhất của tiêu chảy là:

 

  • Đi ngoài nhiều lần
  • Chuột rút
  • Đi ngoài không kiểm soát được
  • Buồn nôn
  • Đau bụng

Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng thì có thể có các triệu chứng sau đây:

  • Đi ngoài ra máu
  • Sốt, ớn lạnh
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Nôn

Tiêu chảy dẫn đến mất nước trầm trọng và kém hấp thu. Đây là 2 triệu chứng phổ biến và cũng là nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân mắc tiêu chảy. Chúng ta sẽ đi sâu vào 2 triệu chứng này

Mất nước

Các triệu chứng mất nước ở người lớn có thể bao gồm: khát nước, bí tiểu, nước tiểu sẫm màu, khô miệng, mệt mỏi, da giảm sự đàn hồi (nghĩa là khi ấn vào da bằng lực rồi bỏ ra thì da không trở về nguyên dạng như ban đầu nữa), trũng mắt và má, ngất.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các triệu chứng bao gồm: khát nước, bí tiểu (hoặc không thay tã trong vòng 3 giờ trở lên), khô miệng, khóc không ra nước mắt, da giảm đàn hồi, mắt và má trũng sâu.

Các triệu chứng này đặc biệt nghiêm trọng vì mất nước có thể dẫn tới giảm thể tích tuần hoàn, gây tụt huyết áp và nhiễm toan huyết nghiêm trọng, dẫn tới tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Giảm hấp thu

Các dấu hiệu của sự kém hấp thu ở người lớn gồm: đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon, chán ăn, sút cân,…

Ở trẻ em thì có các triệu chứng tương tự như người lớn, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vì các em đang cần nhiều năng lượng để hoàn thiện quá trình phát triển.

Khi mắc tiêu chảy, cần đến ngay các cơ sở y tế nếu có các triệu chứng sau

Ở người lớn:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày
  • Sốt cao 39 độ trở lên
  • Đau dữ dội ở bụng hoặc trực tràng
  • Phân đen hoặc có máu
  • Có các triệu chứng mất nước

Những người lớn tuổi hoặc suy giảm hệ miễn dịch nên đi tới các cơ sở y tế ngay lập tức.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần phát hiện nhanh chóng và kịp thời dấu hiệu tiêu chảy của bé để đưa bé tới các cơ sở y tế. Các triệu chứng bao gồm:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn 24h
  • Sốt cao 39 độ trở lên
  • Đau dữ dội ở bụng hoặc trực tràng
  • Phân đen hoặc có máu
  • Có các triệu chứng mất nước

Theo:Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-va-nguyen-nhan-gay-tieu-chay-phan-3-773/feed/ 0
Triệu chứng và nguyên nhân gây tiêu chảy (phần 2) http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-va-nguyen-nhan-gay-tieu-chay-phan-2-767/ http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-va-nguyen-nhan-gay-tieu-chay-phan-2-767/#respond Mon, 25 Jun 2018 08:18:49 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=767 Trong phần trước chúng tôi đã đưa ra các nguyên nhân đầu tiên gây tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy dai dẳng. Trong phần 2 này chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính. Phần sau chúng tôi sẽ đưa ra các triệu chứng chung của căn bệnh này.

tieu-chay_2_800x600

Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính

Một số bệnh nhiễm trùng, dị ứng thực phẩm và các bệnh không dung nạp, các vấn đề về đường tiêu hóa, phẫu thuật vùng bụng và việc sử dụng lâu dài các loại thuốc có thể gây tiêu chảy mãn tính.

Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng gây tiêu chảy sẽ không biến mất chừng nào chưa có các biện pháp can thiệp. Ngoài ra, sau khi bị nhiễm trùng, mọi người có thể có vấn đề tiêu hóa carbohydrate như lactose hoặc protein trong các loại thực phẩm như sữa bò, sản phẩm sữa hoặc đậu nành. Vấn đề tiêu hóa carbohydrate hoặc protein có thể kéo dài tiêu chảy. (Gây ra các bệnh không dung nạp).

Dị ứng thực phẩm và không dung nạp

  • Dị ứng với các loại thực phẩm như sữa bò, đậu nành, ngũ cốc, trứng và hải sản có thể gây tiêu chảy mãn tính.
  • Không dung nạp lactose là một tình trạng phổ biến có thể gây tiêu chảy sau khi ăn thức ăn hoặc uống các chất lỏng có chứa sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.
  • Không dung nạp fructose là một tình trạng có thể gây tiêu chảy sau khi ăn thức ăn hoặc uống chất lỏng có chứa fructose, một loại đường có trong trái cây, nước trái cây và mật ong. Fructose được thêm vào nhiều loại thực phẩm và nước giải khát làm chất làm ngọt được gọi là xi-rô ngô fructose cao.
  • Các loại đường như sorbitol, mannitol và xylitol có thể gây tiêu chảy ở một số người. Kẹo không đường và kẹo cao su thường bao gồm các chất này.

Vấn đề đường tiêu hóa

Vấn đề đường tiêu hóa có thể gây tiêu chảy mãn tính bao gồm

  • Bệnh celiac
  • Bệnh Crohn
  • Hội chứng ruột kích thích và rối loạn tiêu hóa
  • Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột nhỏ
  • Viêm loét đại tràng

Phẫu thuật vùng bụng

Bạn có thể bị tiêu chảy mãn tính sau các phẫu thuật ở vùng bụng. Các phẫu thuật này bao gồm phẫu thuật (hoặc cắt bỏ) ruột thừa, túi mật, ruột già, gan, tuyến tụy, ruột non, lá lách hoặc dạ dày.

Việc sử dụng thuốc lâu dài

Thuốc phải uống trong một thời gian dài có thể gây tiêu chảy mãn tính. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, có thể thay đổi hệ thực vật đường ruột bình thường và tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile, một loại vi khuẩn có thể gây tiêu chảy mãn tính.

Theo:Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-va-nguyen-nhan-gay-tieu-chay-phan-2-767/feed/ 0