Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Tue, 01 Apr 2025 11:05:21 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nguyên nhân gây viêm phế quản và cách phòng ngừa http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-viem-phe-quan-va-cach-phong-ngua-724/ http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-viem-phe-quan-va-cach-phong-ngua-724/#respond Mon, 18 Jun 2018 08:49:30 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=724 Viêm phế quản là gì? Viêm phế quản là tình trạng các ống phế quản (những ống dẫn khí vào phổi của bạn khi bạn hít thở ) bị viêm. Những ống này sưng lên và tích tụ chất nhầy, khiến cho bạn cảm thấy khó thở hơn.

viem-phe-quan-cap

Viêm phế quản có thể là một cơn cấp tính ( trong 1 thời gian ngắn ) hoặc mãn tính ( kéo dài dai dẳng ) và cả hai loại đều có nguyên nhân, cách điều trị khác nhau. Triệu chứng điển hình để xác định viêm phế quản cấp tính là một cơn ho khan xuất hiện khi cảm lạnh hoặc cúm – và kéo dài trong ít nhất năm ngày và nhiều là ba tuần. Sau vài ngày ho có thể tạo ra chất nhầy có màu vàng hoặc xanh lục.

Đối với viêm phế quản mãn tính, nó là một căn bệnh phổi nghiêm trọng hơn, không thể chữa được, liên quan đến các triệu chứng ho dai dẳng báo hiệu sự thay đổi cấu trúc cơ bản của cơ thể trên hệ thống phế quản của phổi ( có thể là dấu hiệu của một ung thư ). Phần còn lại của bài viết này sẽ tập trung vào viêm phế quản cấp tính, thường chỉ được gọi là viêm phế quản vì mức độ phổ biến mọi người mắc phải trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân như : thay đổi thời tiết , ô nhiễm môi trường , … Khoảng 5% người trưởng thành mắc bị viêm phế quản mỗi năm, và có đến 90% những người trưởng thành này sẽ đi khám bệnh để được điều trị làm tốn không ít thời gian cũng như chi phí điều trị.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản, những triệu chứng cần tìm và cách loại bỏ nó.

Nguyên nhân và các triệu chứng của viêm phế quản

(Viêm phế quản cấp tính là do nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn, thường kèm theo các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm )

Viêm phế quản xảy ra khi các đường dẫn khí chính trong phổi, được gọi là phế quản, trở nên sưng lên. Tình trạng sưng này xảy ra khi phế quản bị viêm hoặc nhiễm trùng, thường do vi rút cảm lạnh hoặc cúm gây ra. Nhiễm trùng thường bắt đầu ở mũi, xoang, hoặc cổ họng và lây lan sang các ống phế quản. Virus cúm thậm chí có thể lây lan dễ từ mũi đến phổi – chỉ cần bạn thở, không ho hoặc hắt hơi, đặc biệt là trong những ngày đầu bị bệnh

Tiếp xúc với các chất kích thích, như khói thuốc lá, ô nhiễm, bụi và khói, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm viêm phế quản cấp tính

Các triệu chứng viêm phế quản cấp tính có thể gây khó chịu cho bạn, nhưng nó đều là những đáp ứng của cơ thể tấn công lại tác nhân gây bệnh , giúp bạn điều trị bệnh ( Đó là nguyên nhân vì sao không cần dùng thuốc điều trị mà bạn vẫn khỏi bệnh , nhưng sẽ cần một thời gian lâu hơn so với khi dùng thuốc )
Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính – ho, đau họng, chất nhầy và đờm – có thể gây khó chịu, nhưng sự xuất hiện của các triệu chứng đó đều có lý do của nó. Ho là cách cơ thể đào thải ra các chất kích thích ( bụi , khói ,…), các vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp của cơ thể để ngăn ngừa nhiễm trùng. Mặc dù gây phiền nhiễu, nhưng ho sẽ giúp ngăn chặn sự lây nhiễm, cũng như loại bỏ các chất kích thích, các vi khuẩn đang tấn công cơ thể bạn

Còn chất nhầy và đờm? Khi chúng ta khỏe mạnh, chất nhầy trong cơ thể có chức năng ngăn chặn bụi, vi khuẩn và những chất kích thích xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, khi chúng ta bị nhiễm trùng như cảm lạnh (hoặc cảm lạnh gây ra viêm phế quản), các xoang, miệng, cổ họng và phổi sẽ tiết ra nhiều chất nhầy ( đáp ứng tự nhiên của cơ thể ) với mục đích bắt giữ vi khuẩn , virút và đẩy chúng ra khỏi cơ thể.

Làm thế nào để tránh bị viêm phế quản

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được viêm phế quản cấp tính, đặc biệt là các trường hợp bị nhiễm virus như cảm lạnh, nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro mắc phải bằng các biện pháp dưới đây :

  • Rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay vào mũi ( ngoáy mũi ,… ) để giảm tiếp xúc với vi-rút và vi khuẩn. Vi khuẩn, vi-rút gây cảm, cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác rất dễ lây.
  • Tránh đứng gần hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu buộc phải tiếp xúc thì nên có cách biện pháp ngăn cách an toàn ( như đeo khẩu trang y tế , phòng cách ly ,… )
  • Tránh khói thuốc lá. Ngừng hút thuốc, và chắc chắn rằng bạn không tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ( hít phải khói thuốc do người khác hút )
  • Hãy tiêm vaccine ngăn ngừa cúm hàng năm.
  • Cân nhắc đeo khẩu trang. Để bảo vệ phổi, bạn có thể che miệng và mũi nhưng tốt nhất là dùng các đồ bảo hộ lao động khi bạn làm việc với sơn, véc-ni hoặc các vật liệu khác gây ra bụi và khói.
  • Đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng. Có một số tình trạng có triệu chứng tương tự như các triệu chứng của viêm phế quản, chẳng hạn như hen suyễn và dị ứng
  • Sử dụng máy làm ẩm. Không khí ấm áp, ẩm ướt giúp giảm ho và làm lỏng chất nhầy trong đường thở

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-viem-phe-quan-va-cach-phong-ngua-724/feed/ 0
Những điều cần biết về bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-phoi-tac-nghen-man-tinh-718/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-phoi-tac-nghen-man-tinh-718/#respond Fri, 15 Jun 2018 09:59:49 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=718 COPD là gì?

COPD ( Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính ) là một trong những bệnh hô hấp gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên thế giới. COPD làm gia tăng đáng kể gánh nặng kinh tế cho xã hội. COPD còn tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ gây COPD như ô nhiễm môi trường,   và tình trạng già đi của dân số. Tuy vậy, COPD là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Việc phát hiện và điều trị sớm COPD giúp làm giảm diễn biến nặng nề của bệnh, giảm nguy cơ tử vong và giảm gánh nặng kinh tế xã hội. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến mắc COPD

benh-viem-phoi-tac-nghen-man-tinh

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây COPD, mặc dù những người không hút thuốc cũng có thể mắc bệnh này. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, từ 85 đến 90 phần trăm của tất cả các trường hợp COPD là do hút thuốc lá. Cứ 4 người Mỹ mắc COPD thì có 1 người chưa bao giờ hút thuốc lá.

Hầu hết những người mắc các triệu chứng COPD đều ít nhất 40 tuổi. Những người dưới 40 tuổi cũng có thể bị COPD, nhưng trường hợp đó không phổ biến.

Các nguyên nhân khác của COPD bao gồm:

  • Ô nhiễm không khí trong nhà
  • Phơi nhiễm bụi và khói hóa học tại nơi làm việc
  • Bệnh hen suyễn
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên
  • Tiếp xúc với khói thuốc và các chất gây ô nhiễm không khí khác

2.Triệu chứng COPD thường gặp là gì?

Nhiều người bị COPD không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh đang ở giai đoạn nặng. Các triệu chứng thường gặp nhất với COPD bao gồm:

  • Một cơn ho dai dẳng (được gọi là “ho của người hút thuốc”), tệ hơn vào buổi sáng, có thể chứa chất nhầy, đặc biệt là trong trường hợp viêm phế quản mạn tính
  • Khó thở, thở khò khè
  • Tức ngực
  • Liên tục mệt mỏi, kết quả là thể trạng của cơ thể giảm đi kèm với sự mất khả năng tập luyện lâu dài
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, bao gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phổi
  • Bệnh bạch hầu, da xanh và tím tái do các mô không nhận đủ lượng oxy
  • Chán ăn và sút cân, do tăng năng lượng cần thiết để thở
  • Mất ngủ , sưng mắt cá chân, bàn chân hoặc chân, có thể báo hiệu COPD nặng hơn

COPD được điều trị như thế nào?

Không có cách điều trị COPD. Điều trị tập trung vào việc giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, và điều chỉnh thói quen lối sống có thể làm giảm trầm trọng tình trạng này.

  • Để làm chậm sự tiến triển của bệnh, điều quan trọng là phải ngừng hút thuốc và tránh tiếp xúc với các chất kích thích phổi.
  • Phục hồi chức năng phổi, có thể cải thiện sức khỏe của bạn, có thể bao gồm:
  • Một bài tập đặc biệt hoặc kế hoạch hoạt động để tăng cường cơ hô hấp được sử dụng để thở
  • Chiến lược thở hợp lý
  • Tư vấn tâm lý
  • Chế độ ăn uống thay đổi để duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Thuốc có thể là một phần của kế hoạch điều trị COPD có thể bao gồm:
  • Thuốc giãn phế quản (ống hít) để thông đường hô hấp
  • Steroid để giảm viêm đường hô hấp
  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-phoi-tac-nghen-man-tinh-718/feed/ 0
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sởi http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-soi-715/ http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-soi-715/#respond Fri, 15 Jun 2018 09:44:00 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=715 Bệnh sởi là một bệnh hô hấp truyền nhiễm cấp tính thông qua virus sởi. Chủ yếu bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, một số trường hợp gặp ở người lớn chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm nhắc lại. Việc hiểu về bệnh sởi qua triệu chứng và nguyên nhân là những yếu tố then chốt trong phong ngừa, chẩn đoán và điều trị.

nguyen-nhan-va-trieu-chung-benh-soi

Định nghĩa bệnh

Như đã đề cập, bệnh sởi là một bệnh hô hấp truyền nhiễm cấp tính thông qua virus sởi. Mùa đông xuân là thời gian phát triển rầm rộ của bệnh. Đặc trưng của bệnh là sốt, viêm và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm giác mạc, viêm màng não…

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh sởi do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Tuy gây bệnh nguy hiểm nhưng virus này có sức chịu đựng khá kém. Virus sởi dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường và ánh sáng mặt trời. Hơn nữa chúng cũng chỉ có thể chịu được nhiệt 56◦C trong 30 phút.

Virus sởi có 2 loại kháng nguyên chính là kháng nguyên tan huyết và kháng nguyên ngưng tụ hồng cầu.

Những đối tượng là nguồn lây nguy hiểm có thể là những người bệnh tiềm tàng từ 2 – 4 ngày trước khi phát hiện bệnh đến ngày thứ 5 – 6 phát ban.

Cơ chế gây bệnh

  • Giai đoạn ủ bệnh: virus xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, từ đây virus nhân lên với cấp số nhân. Chúng lan vào các tế bào biểu mô đường hô hấp cũng như các mạch bạch huyết lân cận. Tiếp theo chúng tấn công vào máu, giai đoạn này được gọi là nhiễm lần một.
  • Giai đoạn toàn phát: từ máu, virus theo bạch cầu xâm lấn các tạng quan trọng như phổi, hạch, lách,… gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan.
  • Giai đoạn lui bệnh: từ khoảng ngày thứ hai, ngày ba từ khi ban mọc, cơ thể sinh kháng thể. Kháng thể tăng lên thì virus bi loại khỏi máu.

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh sởi thể điển hình

  • Ủ bệnh: 7-21 ngày, thường khoảng 10 ngày.
  • Khởi phát: giai đoạn viêm long 2-4 ngày kèm sốt cao. Hạch bạch huyết sưng to, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc: chảy nước mắt, nước mũi, ho, mắt có dỉ kèm nhem, mắt có sưng nề mí mắt.
  • Toàn phát: Sau khi sốt cao 3 – 4 ngày, bệnh nhân xuất hiện các nốt phát ban, lan dần từ sau tai, sau gáy, lan ra trán, mặt, đầu, cổ sau đó lan ra toàn bộ thân mình và tứ chi, gan bàn chân và lòng bàn tay. Ban còn xuất hiện bên trong niêm mạc ống tiêu hóa gây tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Nếu ban xuất hiện trong niêm mạc đường hô hấp sẽ gây rối loạn hô hấp, viêm đường hô hấp. Khi ban phủ kín toàn thân thì thân nhiệt sẽ bị giảm.
  • Hồi phục: bệnh nhân hồi phục khi ban nhạt dần và chuyển sang màu xám, bong thành vảy, để lại sẹo dạng vằn da hổ. Bệnh có thể tự khỏi nhưng bệnh nhân sẽ vẫn còn ho 1 – 2 tuần sau khi hết ban.

Thể không điển hình

  • Biểu hiện lâm sàng của thể không điển hình là những cơn sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và ít phát ban. Thể này thường dễ bị bỏ qua, khi đó người mang bệnh sẽ là nguồn lây nguy hiểm khi không được cách ly, vẫn tiếp xúc giao tiếp như bình thường.
  • Thể sốt ác tính: sốt cao kèm theo các biến chứng suy hô hấp, rối loạn thần kinh nặng kèm theo rối loạn đông máu.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-soi-715/feed/ 0