Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh hô hấp phổ biến rất thường gặp đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, gây ho, nhiều đờm, sốt cao và một số biến chứng khác của viêm. Việc phòng ngừa viêm phổi sẽ rất có ý nghĩa lâm sàng trong việc ngăn ngừa tối đa mức độ tiến triển của bệnh và nguy cơ của những biến chứng nguy hiểm khác.

 nguyen-nhan-benh-viem-phoi

Nguyên nhân nào gây ra viêm phổi?

Viêm phổi có thể bị gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bệnh nhân nhiễm viêm phổi do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Trong khi chủng Mycoplasma pneumoniae lại thường là nguyên nhân chính của bệnh viêm phổi không điển hình.

Các virus như virus cúm A, virus hợp bào hô hấp (RSV) cũng thường là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi. Ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, những nguyên nhân gây ra viêm phổi cũng đa dạng hơn ví dụ như nấm Pneumocystis jiroveci (trước đây gọi là Pneumocystis carinii). Nấm này thường gây ra viêm phổi ở những người mắc bệnh AIDS. Các bác sĩ có thể đề nghị một xét nghiệm HIV nếu họ nghĩ rằng Pneumocystis jiroveci gây ra viêm phổi ở bệnh nhân.

Phòng bệnh viêm phổi như thế nào?

phong-benh-viem-phoi

Các phương pháp phòng bệnh viêm phổi được chia thành 2 nhóm chính bao gồm phòng bệnh đặc hiệu và phòng bệnh đặc hiệu.

+ Phòng bệnh không đặc hiệu:

Về cơ bản, phòng bệnh không đặc hiệu cho viêm phổi không chỉ ngăn chặn riêng những tác nhân gây viêm phổi mà còn hạn chế nhiều tác nhân gây ra những bệnh hô hấp khác, tuy nhiên hiệu quả phòng ngừa thường không cao so với phòng bệnh đăc hiệu, bao gồm:

  • Bỏ thuốc lá: thuốc lá không những là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi mà còn có thể gây ra ung thư phổi và những bệnh hô hấp khác. Vì vậy hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ trước khi quá muộn.
  • Tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp: bạn nên tránh xa hoặc có những biện pháp hạn chế tiếp xúc với những người bị viêm phổi hoặc các bệnh hô hấp khác như cúm, viêm phế quản, sởi, thủy đậu. Viêm phổi là một bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng mặt qua đường hô hấp. Vì vậy, bạn luôn cần đề phòng và cảnh giác để giảm nguy cơ mắc viêm phổi cho chính mình và người thân.
  • Rửa tay thường xuyên sau khi ăn và trước khi đi vệ sinh: rửa tay là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn vi khuẩn hoặc virus bám lên tay và vô tình xâm nhập vào đường hô hấp của bạn.

+ Phòng bệnh đặc hiệu

Phương pháp này nhắm trực tiếp tới phòng và hỗ trợ điều trị viêm phổi. Biện pháp điển hình của phòng bệnh đặc hiệu là tiêm phòng vaccine phế cầu. Tuy không có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn trực tiếp bệnh viêm phổi nhưng loại vaccine này giúp hỗ trơ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm phổi như nhiễm trùng máu, viêm tai giữa, viêm màng não.

Các bệnh do phế cầu có thể phòng tránh được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng được xem là biện pháp chủ động, tiết kiệm và có tầm ảnh hưởng quan trọng giúp giảm số ca bệnh mắc mới do bị nhiễm phế cầu khuẩn. Chủng ngừa cho trẻ từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của các căn bệnh do phế cầu gây ra. Hiện có 2 loại vaccine được dùng trong chương trình tiêm chủng tại Việt Nam bao gồm:

  • Loại 10 chủng (PCV10 – Synflorix): ngoài công dụng chính còn có công dụng phụ là ngừa viêm phổi, viêm tai giữa. Tiêm ngừa cho trẻ em 2 tháng – 5 tuổi (2-4 mũi tuỳ tuổi).
  • Loại 23 chủng (PPSV23 – Pneumo23): không có công dụng phụ như trên, nhưng ngừa thêm được 13 chủng nữa, và rất hữu ích cho trẻ 2 tuổi – 5 tuổi (và trẻ hơn 5 tuổi có bệnh mạn tính, người lớn tuổi). Chỉ tiêm 1 mũi, hiếm khi cần nhắc lại (trẻ có bệnh giảm miễn dịch hoặc khi về già mới tiêm nhắc lại).

Vậy nếu có khả năng thì nên chủng ngừa cả hai, nhưng với trẻ dưới 2 tuổi thì nên tiêm PCV10 trước, còn trẻ 5 tuổi thì chỉ có thể chủng ngừa đơn độc PPSV23. Trong mọi trường hợp, mũi PPSV23 nên chích sau mũi PCV10 cuối cùng 6 tháng.

Theo Cuocsongkhoe.com