Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Wed, 08 Nov 2023 01:49:14 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nguyên nhân và phân loại bệnh Eczema http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-phan-loai-benh-eczema-166/ http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-phan-loai-benh-eczema-166/#respond Sun, 04 Feb 2018 11:01:25 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=166 Eczema là một bệnh da liễu được khá nhiều người quan tâm. Bệnh không trừ một ai và có thể khởi phát nếu chúng ta không nắm rõ những nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh. Biểu hiện của bệnh là những đám phát ban đỏ, đôi khi là những mụn nước và ngứa. Chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân và một số phân loại bệnh eczema.

nguyen-nhan-va-phan-loai-benh-eczema

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác cũng như cơ chế bệnh sinh của eczema đến nay vẫn chưa được tìm rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng căn nguyên gây bệnh eczema là sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và một số gen di truyền.

Eczema không phải bệnh truyền nhiễm, trẻ em có thể mắc eczema nếu cha mẹ chúng có tiền sử bị eczema hoặc một số bệnh dị ứng khác. Nguy cơ đối với trẻ còn lớn hơn nếu cả cha và mẹ đều có tiền sử mắc dị ứng.

Các yếu tố môi trường được biết là có thể gây nên bệnh eczema như:

  • Thuốc kích thích: Bao gồm xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội đầu, chất tẩy uế, nước trái cây tươi, thịt hoặc rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao.
  • Các dị nguyên gây dị ứng: Bụi, lông thú vật, phấn hoa, nấm mốc và gàu có thể dẫn đến eczema.
  • Vi sinh vật: Chúng bao gồm vi khuẩn như Staphylococcus aureus, virus và một số loại nấm.
  • Nhiệt độ nóng và lạnh thất thường: Thời tiết quá nóng hoặc lạnh, độ ẩm cao và thấp, và mồ hôi nhiều khi tập thể dục có thể gây nên bệnh eczema bội nhiễm.
  • Thực phẩm: Một số người dễ bị dị ứng bởi các sản phẩm từ sữa, trứng, các sản phẩm từ đậu nành, lúa mì…
  • Stress: Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp của bệnh eczema nhưng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
  • Hormon: Phụ nữ có thể gặp các triệu chứng eczema tăng lên vào những thời điểm khi mức độ hormon của họ bị thay đổi, ví dụ như trong thời kỳ mang thai và trong chu kỳ kinh nguyệt.

Phân loại bệnh Eczema

Có rất nhiều loại eczema khác nhau được phân loại vào nhóm viêm da dị ứng bao gồm:

  • Eczema do tiếp xúc dị ứng: Đây là phản ứng của da sau khi tiếp xúc với hóa chất hoặc các dị nguyên gây dị ứng mà hệ thống miễn dịch nhận ra là các kháng nguyên lạ.
  • Chàm phỏng: Đây là sự kích ứng da trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nó được đặc trưng bởi các nốt phỏng rộp đầy nước.
  • Eczema vùng da đầu: Hình thành các mảng vẩy trên da đầu, nơi có tuyến bã nhờn mạnh, cẳng tay, cổ tay và chân dưới. Nó được gây ra bởi một đợt ngứa cục bộ dẫn đến kích thích, chẳng hạn như côn trùng cắn.
  • Eczema thể đồng tiền: Đây là những mảng tròn của da bị kích thích có thể có vỏ bọc, vảy và ngứa nhiều.
  • Eczema tăng tiết nhờn: Hình thành từ các mảng da nhờn, gây ra những đám vẩy màu vàng nhạt, thường ở da đầu và mặt.
  • Eczema cơ địa: Thường do yếu tố di truyền, trẻ dưới 6 tuổi là đối tượng dễ mắc nhất. Bệnh có thể tự khỏi, một số khác kéo dài đến khi trưởng thành.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh eczema và một số phân loại bệnh phổ biến. Mời quý vị đón đọc những bài viết tiếp theo cùng chuyên mục để có cho mình những kiến thức cơ bản trong phòng và điều trị eczema.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-phan-loai-benh-eczema-166/feed/ 0
Những tác nhân gây bệnh Eczema nên tránh http://cuocsongkhoe.com/nhung-tac-nhan-gay-benh-eczema-nen-tranh-162/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-tac-nhan-gay-benh-eczema-nen-tranh-162/#respond Sun, 04 Feb 2018 10:58:45 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=162 Eczema là tình trạng viêm da có mụn nước do sự tác động của các tác nhân nội và ngoại sinh. Có rất nhiều yếu tố ngoại sinh mà sự xuất hiện của chúng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đã trở nên quá quen thuộc, đôi khi chúng ta quên đi những tác hại của chúng. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp những tác nhân phổ biến gây bệnh eczema.

benh-cham

Một số hóa chất

Chúng có thể là nước rửa bát, nước lau sàn hay thậm chí là sữa tắm và dầu gội đầu với hoạt tính tẩy rửa cao. Để tránh tối đa có thể khả năng ảnh hưởng của những hóa chất đến làn da của bạn, hãy làm theo những cách sau:

  • Mang găng tay cao su khi dọn dẹp, lau rửa hoặc giặt giũ
  • Hạn chế sử dụng điều hòa, nước hoa hoặc nếu thơm
  • Sử dụng máy lọc không khí, máy lọc sẽ loại bỏ khói và những hạt hóa chất li ti trong không khí giúp da bạn hạn chế bị kích ứng
  • Chọn chất tẩy rửa dành cho da nhạy cảm, pH trung tính và mùi thơm dịu nhẹ, hạn chế lạm dụng những chất làm mềm vải có mùi thơm mạnh

Ánh nắng mặt trời và kem chống nắng

Những người nhạy cảm với bệnh eczema thường đi kèm nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Ánh nắng của mặt trời sẽ khiến da bạn nóng lên và kích ứng. Nếu bất đắc dĩ phải đi ra ngoài trời khi đang nắng thì bạn hãy dùng kem chống nắng như một biện pháp bắt buộc để bảo vệ làn da. Nếu bạn dị ứng với kem chống nắng thì có thể dùng các loại khoáng chất như ô xít kẽm hoặc titanium dioxide. Hãy chọn loại kem có mức bảo vệ nhẹ nhàng, không quá kích ứng da. Đi kèm với kem là đồ bảo hộ như mũ, áo chống nắng sẽ giúp bạn giảm khả năng bị kích ứng bởi ánh nắng mặt trời.

Một số loại vải

Quần áo bằng cotton luôn là sự lựa chọn tối ưu nhất vì chúng rất thoáng mát và thấm mồ hôi cũng như ít các sợi vải bị bong ra. Đôi khi chúng ta phải mặc những quần áo kém thoáng khí như nylon hay len, dạ. Chúng có thể khiến bạn ra mồ hôi và đôi khi kích  ứng lên da của bạn. Quần áo mới nên được giặt kĩ để loại bỏ những phẩm nhuộm dư thừa cũng như bụi bặm. Chọn quần áo cũng nên cân nhắc sử dụng những loại vải thoáng khí và ít những sợi li ti có thể bong ra gây kích ứng cho da của bạn.

Stress

Người ta thường nói giận dỗi sẽ làm da xấu đi, điều đó không phải là không có cơ sở. Khi stress, cơ thể sẽ tiết ra một số chất có hại, tăng nồng độ một số hormon và các gốc tự do, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa cũng như có thể gây nên các phản ứng quá mẫn, do vậy mà cũng có thể gây nên eczema với những người nhạy cảm. Hãy chăm sóc tốt cho sức khỏe tinh thần của bản thân như một điều kiện hàng đầu. Tập luyện những bài tập như hít thở sâu, yoga hay thiền định có thể cải thiện căng thẳng của bạn.

Dị nguyên gây dị ứng

Chúng bao gồm phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc và bụi bặm. Những thứ này tồn tại rất nhiều trong căn nhà thân yêu của bạn, nếu không có những biện pháp giảm thiểu số lượng của chúng thì bạn rất dễ bị dị ứng, đó là điều thứ yếu có thể dẫn đến eczema.

Thức ăn nhạy cảm

Đặc biệt với trẻ sơ sinh, một số nghiên cứu đã ghi nhận lại những trường hợp bị dị eczema sau khi ăn những loại thực phẩm này. Phổ biến trong số chúng là đậu phộng, sữa, sữa đậu nành, một số loại cá và trứng. Tuy vậy để trẻ phát triển toàn diện, bạn cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đừng loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi chế độ ăn của trẻ. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi lập một chế độ ăn tốt cho bé yêu.

Không khí quá khô hoặc quá ẩm

Độ ẩm lý tưởng cho làn da của bạn rơi vào khoảng 45 – 65%, nếu quá khô, lớp niêm mạc bảo vệ da rất dễ bị bong tróc và dễ dàng bị kích ứng bởi những tác nhân khác. Ngược lại nếu không khí quá ẩm khiến da bạn khó thoát hơi nước, tương tự da ẩm cũng là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn gây viêm và nấm mốc sinh nở và phát triển mạnh. Hãy dùng một ẩm kế trong phòng của bạn, sử dụng các máy làm khô hoặc cung cấp độ ẩm để kiểm soát chất lượng không khí đối với làn da nhạy cảm.

Nhiễm trùng da

Những nhiễm trùng da thông thường có thể là tiền nguyên gây ra bệnh eczema. Nếu có những triệu chứng như ngứa, da bị bong tróc hoặc nổi mẩn đỏ. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp cũng như sớm nhất. Các nguyên nhân thường gặp gây nhiễm trùng da có thể từ vi khuẩn hoặc các loại nấm men, đôi khi cũng có thể từ các loại kí sinh như giun, sán.

Hân hạnh mời độc giả đón thêm đọc những bài viết cập nhật nhất cùng chuyên mục, qua đó có được những thông tin toàn diện hơn về phòng và điều trị các bệnh về da liễu thường gặp.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-tac-nhan-gay-benh-eczema-nen-tranh-162/feed/ 0
Những điều cần biết về điều trị bệnh chàm (eczema ) http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-benh-cham-eczema-155/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-benh-cham-eczema-155/#respond Sun, 04 Feb 2018 10:54:24 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=155 Bệnh eczema hay còn gọi là chàm, là một bệnh da liễu mạn tính. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái tới thẩm mỹ và cuộc sống của bệnh nhân. Hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm eczema, tuy nhiên nếu tuân thủ theo những nguyên tắc điều trị sau đây, tình hình tiến triển của bệnh sẽ được hạn chế tối đa, mang lại cuộc sống tốt cho bệnh nhân.

benh-cham-eczema

Chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà là một điều cần đặc biệt lưu ý với bệnh nhân eczema, đôi khi những phương pháp chữa trị đặc hiệu bằng thuốc sẽ không thể mang lại hiệu quả nếu bệnh nhân không lập ra cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý. Sau đây là những lưu ý cơ bản khi chăm sóc tại nhà dành cho bệnh nhân eczema:

  • Tắm rửa bằng nước ấm.
  • Sử dụng thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm dịu nhẹ sau khi tắm để ngăn da khô không bị kích ứng.
  • Chọn trang phục làm từ chất liệu mềm, thoáng mát, không mặc đồ quá chật để tránh gây cọ xát, kích ứng lên chỗ viêm.
  • Sử dụng xà bông dịu nhẹ hoặc sữa tắm không xà phòng khi tắm rửa để tránh làm trôi lớp dầu tự nhiên của da, làm bong tróc và khô da.
  • Tránh những thay đổi nhanh về nhiệt độ cũng như các hoạt động khiến bạn đổ nhiều mồ hôi.
  • Giữ cho môi trường xung quanh được sạch sẽ, tránh ẩm thấp, tránh các dị nguyên gây dị ứng như lông thú vật, bọ chét, phấn hoa và bụi.
  • Cắt móng tay thường xuyên, nếu chúng quá dài, đôi khi vô tình bạn sẽ dùng chúng để gãi và làm xước vết thương.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong thời tiết khô hanh.

Sử dụng thuốc

thuoc-chua-benh-cham

Có một số loại thuốc phổ biến mà bác sĩ có thể kê toa cho bạn để điều trị các triệu chứng của bệnh eczema, bao gồm:

  • Kem hoặc thuốc mỡ chứa corticosteroid

Đây là loại thuốc chống viêm mạnh giúp làm giảm các triệu chứng chính của bệnh eczema, như viêm da và ngứa. Chúng được dùng trực tiếp lên da.

  • Corticosteroid tác dụng toàn thân

Nếu điều trị tại chỗ không hiệu quả, corticosteroid tác dụng toàn thân có thể được các bác sĩ kê toa cho bạn. Thuốc có thể được tiêm hoặc dùng đường uống, và chúng chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn do các tác dụng phụ lên hệ miễn dịch và tiêu hóa cùng rất nhiều biến chứng khác.

  • Thuốc kháng sinh

Được kê toa nếu eczema xuất hiện kèm theo nhiễm trùng da do vi khuẩn.

  • Thuốc kháng virus và thuốc chống nấm

Có thể điều trị nhiễm nấm và virus nếu xảy ra bội nhiễm, tương tự như trường hợp của kháng sinh.

  • Thuốc kháng histamine

Là thuốc giảm kích ứng da, gây buồn ngủ nên giảm hiện tượng gãi không kiểm soát về đêm.

  • Thuốc ức chế calcineurin đặc hiệu

Đây là loại thuốc ngăn chặn các hoạt động của hệ miễn dịch. Nó làm giảm viêm và giúp ngăn ngừa bùng phát các triệu chứng.

  • Thuốc kem giữ ẩm và làm dịu vết thương

Như đã nói ở phần chăm sóc tại nhà, chúng làm cho da của bệnh nhân bớt bị kích ứng, tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây viêm cũng như giảm phản xạ gãi của bệnh nhân.

  • Trị liệu bằng chiếu tia

Da của bạn sẽ được chiếu tia UV trực tiếp để tiêu diệt các vùng viêm và các tế bào bị bệnh. Việc này cần được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ trong và sau khi trị liệu. Thông thường phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp nặng và trung bình.

Mặc dù chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema, tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, các bệnh nhân sẽ được điều trị tối ưu nhất có thể, giúp mang lại cuộc sống tốt nhất gần như khi chưa mắc bệnh eczema. Việc điều trị cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ của bác sĩ, theo dõi chế độ ăn và sinh hoạt  hợp lý. Đôi khi bạn vẫn phải dùng thuốc theo lộ trình của bác sĩ ngay cả khi những triệu chứng đã hết vì đôi khi bệnh eczema có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-benh-cham-eczema-155/feed/ 0
Tổng quan và triệu chứng bệnh eczema http://cuocsongkhoe.com/tong-quan-va-trieu-chung-benh-eczema-152/ http://cuocsongkhoe.com/tong-quan-va-trieu-chung-benh-eczema-152/#respond Sun, 04 Feb 2018 10:42:32 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=152 Eczema hay còn gọi là chàm là một tình trạng viêm da kích ứng, biểu hiện trên da với các mảng da bị ngứa, đỏ, sưng tấy và mụn nước. Đôi khi tạo thành những vết loang rộng trên da, gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt bình thường của bạn. Sau đây là những sự thật xung quanh bệnh eczema và triệu chứng điển hình của bệnh.

tong-quan-va-trieu-chung-benh-eczema

Những điều cần biết về eczema

Dưới đây là những thông tin chính về eczema dựa trên sự tổng hợp từ các báo cáo nghiên cứu chuyên khoa da liễu.

  • Một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng và eczema như sữa, đậu nành, dầu lạc…
  • Bệnh eczema đa dạng về triệu chứng và khác nhau tùy theo tuổi cũng như cơ địa nhưng điểm chung là các mảng da vảy, ngứa và mụn nước.
  • Eczema có thể bị các yếu tố như khói, phấn hoa, bụi hay lông thú cưng kích hoạt.
  • Điều là điều trị triệu chứng, tập trung vào việc chữa lành da bị tổn thương và làm giảm các triệu chứng. Hiện chưa có phương pháp chữa bệnh eczema toàn diện, nhưng các triệu chứng có thể được điều trị.
  • Eczema không phải là một bệnh truyền nhiễm, phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa.

Triệu chứng của eczema

Triệu chứng eczema thường được phân loại theo độ tuổi.

Viêm da dị ứng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, có vảy da khô và vảy xuất hiện trên da. Hầu hết mọi người mắc chứng viêm da dị ứng trước năm tuổi. Một nửa trong số những người phát triển tình trạng này trong thời thơ ấu vẫn tiếp tục có các triệu chứng như một người trưởng thành. Về cơ bản viêm da dị ứng được chữa trị và có triệu chứng khác eczema, nhưng một số bệnh nhân có thể gặp eczema sau đó và xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn.

  1. Triệu chứng ở trẻ em dưới 2 tuổi

  • Sốt cao.
  • Xuất hiện các mụn nước trên trán và má, căng đỏ và ngứa khiến trẻ khó chịu.
  • Phát ban đỏ, làm trẻ biếng ăn, khó ngủ và quấy khóc, các động tác xoa hoặc cọ xát có thể tăng nguy cơ phát triển vùng viêm.
  1. Triệu chứng ở trẻ trên 2 tuổi cho tới vị thành niên

  • Phát ban đỏ xuất hiện phía sau khớp khuỷu tay hoặc đầu gối.
  • Phát ban đôi khi ở cổ, mắt cá chân, cổ tay và nếp gấp giữa mông và chân.

Theo thời gian những triệu chứng có thể phát triển như sau:

  • Phát ban trở nên sần sùi, xơ cứng.
  • Răng có thể bị biến màu.
  • Phát ban dày lên được gọi là rầy cỏ, có thể tồn tại vĩnh viễn, gây ngứa và khó chịu liên tục.
  1. Triệu chứng trên người trưởng thành

  • Phát ban thường xuất hiện ở các nếp gấp hoặc đầu gối hoặc khuỷu tay.
  • Phát ban bao phủ phần lớn cơ thể.
  • Phát ban có thể đặc biệt nổi bật trên cổ, mặt và quanh mắt.
  • Phát ban có thể gây ngứa vĩnh viễn.
  • Sưng tấy ở người lớn có thể bị vảy nhiều hơn những trường hợp xảy ra ở trẻ em.
  • Phát ban có thể dẫn đến nhiễm trùng da nặng.
  • Người lớn bị viêm da dị ứng khi còn nhỏ và từn được chữa trị thì có thể có làn da khô hoặc dễ bị kích ứng, chàm eczema tay và các vấn đề về mắt.

Các triệu chứng của eczema ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa, môi trường sống và sự cọ xát, kích ứng tác động lên da của bạn. Hãy theo dõi những bài viết cùng chuyên mục để tìm hiểu sâu thêm về phòng cũng như điều trị eczema.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/tong-quan-va-trieu-chung-benh-eczema-152/feed/ 0