Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Wed, 08 Nov 2023 01:49:14 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 7 mẹo chăm sóc bệnh nhân vẩy nến tại nhà http://cuocsongkhoe.com/7-meo-cham-soc-benh-nhan-vay-nen-tai-nha-314/ http://cuocsongkhoe.com/7-meo-cham-soc-benh-nhan-vay-nen-tai-nha-314/#respond Tue, 20 Feb 2018 01:00:13 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=314 Vẩy nến là một bệnh viêm da mạn tính với những tổn thương đặc trưng thường gặp là những mảng sần màu đỏ, tróc vẩy, giới hạn rõ. Thường gặp ở các chi và da đầu. Điều trị bằng thuốc là biện pháp tối ưu và không thế thiếu với bệnh vẩy nến. Tuy nhiên những chăm sóc ngoại điều trị cho bệnh nhân tại nhà cũng là yếu tố quyết định quá trình trị liệu. Sau đây là một số mẹo với bệnh nhân vẩy nến.

7-meo-giup-ban-thoat-khoi-con-dau-do-viem-khop-vay-nen

Giữ độ ẩm cho da

Sau tắm nhẹ nhàng, không nên cọ sát mạnh vào vùng da bị tổn thương. Tiếp theo là sau khi thoa kem và thuốc cho da hàng ngày, sau đó da bạn cần được giữ cố định độ ẩm bằng các loại kem có tính chất dầu, mỡ, các loại dầu dành cho da, dầu ô liu. Da khô sẽ kích ứng ngứa dữ dội hơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng dầu bôi da trong những ngày hè nắng nóng, mồ hôi trộn với lớp kem dày có thể khiến bệnh vẩy nến trở nên nặng hơn.

Trước khi đi ngủ, nên che phủ vùng da tổn thương bằng băng vô khuẩn. Buổi sáng rửa nhẹ nhàng lại vùng bị vẩy nến. Dần dần theo thời gian theo cách này, chắc chắn tình trạng vẩy nến của bạn sẽ được cải thiện.

Chăm sóc da khi tắm

Tắm bằng vòi hoa sen hoặc bồn tắm quá lâu cũng như cọ sát mạnh lên da sẽ khiến tình trạng của bạn tồi tệ hơn, để giữ cho điều đó không xảy ra hãy luôn đảm bảo:

  • Tắm bằng nước không quá nóng, thêm một chút muối hoặc tinh dầu dưỡng da hoặc tinh bột yến mạch nghiền mịn vào nước tắm để giúp chăm sóc da.
  • Tắm ít vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm, nếu quá lâu sẽ làm lớp dầu tự nhiên của bạn bị mất khiến da khô và dễ tróc vẩy.
  • Tắm mỗi ngày hoặc cách nhật vào mùa đông để đảm bảo da chết được tẩy đi thường xuyên.

Ánh nắng mặt trời

Ánh sáng mặt trời có thể tốt cho tình trạng vẩy nến của bạn, nhưng quá nhiều làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Hãy sử dụng các loại kem chống nắng có thành phần oxit kẽm và có hệ số SPF từ 30 trở lên. Lượng ánh sáng hợp lý cho bệnh nhân là 20 phút một ngày và 3 ngày một tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi dùng thuốc vì một số loại thuốc có thể gây kích ứng da của bạn, khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.

Bỏ thuốc lá

Chắc chắn rồi, bệnh vẩy nến không nằm ngoài những bệnh có thể bị ảnh hưởng trầm trọng bởi thuốc lá. Trong một nghiên cứu về thuốc lá, những người hút nhiều hơn một điếu một ngày có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng gấp đôi so với người không hút hoặc hút ít hơn. Khói thuốc lá còn tác động tới cả những người hút thuốc thụ động và đặc biệt là phụ nữ.

Hạn chế rượu

Rượu bia cũng không phải ngoại lệ, bệnh vẩy nến thường gặp ở những người uống nhiều rượu. Rượu bia ảnh hưởng tới vẩy nến trên nam giới mạnh hơn ở nữ giới. Phụ nữ không nên uống quá 30ml vodka một ngày, với đàn ông, con số này là 50ml.

Chế độ ăn

Không có loại thực phẩm nào chắc chắn làm cải thiện tình trạng vẩy nến. Tuy nhiên theo nghiên cứu, bệnh vẩy nến được cải thiện rõ rệt ở những bệnh nhân có chế độ ăn giảm đường, tinh bột và caffeine. Điều này không hề khó khăn để thử, đặc biệt hãy cắt giảm những thực phẩm không lành mạnh khỏi chế độ ăn.

Quan tâm đến sức khỏe tinh thần

Đừng để những vấn đề da liễu ảnh hưởng đến tự trọng của bạn. Hãy yêu cầu giúp đỡ và tham khảo bất cứ nguồn lực đáng tin cậy nào như những người từng mắc bệnh, bác sĩ hay dược sĩ. Có thể bạn sẽ cần tới những cộng đồng hoặc bác sĩ tâm lý để tâm sự bề những khó khăn đang gặp phải và tìm hướng giải quyết hợp lý nhất.

Các mẹo này đã được thử nghiệm và chứng minh hiệu quả trong điều trị vẩy nến. Tuy nhiên để đạt được sự biến chuyển trong điều trị, bạn nhất định phải có sự phối hợp giữa đơn thuốc và chăm sóc tại gia. Điều tối quan trọng là sự kiên trì của bạn, dám từ bỏ những chất có hại đã nêu và tuân theo một chế độ điều trị hợp lý, khoa học.

]]>
http://cuocsongkhoe.com/7-meo-cham-soc-benh-nhan-vay-nen-tai-nha-314/feed/ 0
Cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến bệnh vẩy nến? http://cuocsongkhoe.com/cam-xuc-anh-huong-nhu-the-nao-den-benh-vay-nen-309/ http://cuocsongkhoe.com/cam-xuc-anh-huong-nhu-the-nao-den-benh-vay-nen-309/#respond Mon, 19 Feb 2018 07:00:08 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=309 Điều trị bệnh vẩy nến nói chung và biến chứng của nó là viêm khớp vẩy nến nói riêng là một quá trình vô cùng gian nan. Ngoài việc phải vượt qua những cơn đau dai dẳng, những phiền toái và khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Những nỗi đau thể xác trên còn dẫn đến những bất thường về tâm lý, người bệnh dễ bị chán nản về bệnh, tự ti với những người xung quanh hoặc đôi khi là lo lắng vì chi phí điều trị trong khi hiệu quả chưa thể thấy ngay.

cam-xuc-anh-huong-den-benh-vay-nen-nhu-the-nao

Biểu hiện

Bất cứ những bất thường về tâm lý nào do viêm khớp vẩy nến cũng sẽ thể hiện qua những dấu hiệu sau:

  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi, uể oải
  • Ngủ kém hoặc mất ngủ, giấc ngủ không sâu
  • Dễ cáu gắt và nổi nóng
  • Thèm ăn hoặc chán ăn bất thường
  • Trầm cảm, ngại giao tiếp

Sự bùng phát những cơn đau làm gia tăng căng thẳng, căng thẳng lại tác động làm những cơn đau tồi tệ hơn, chúng như trở thành một vòng xoắn bệnh lý.

Hãy kết nối với mọi người

Có thể những cơn đau, những mảng da sần sùi và tấy đỏ khiến bạn tự ti với xã hội. Nhưng càng thu mình lại bạn sẽ càng gặp khó khăn hơn. Những người thân của bạn, bạn bè của bạn sẽ là những bác sĩ tâm lý luôn bên bạn để bạn chia sẻ những khó khăn và cảm xúc tiêu cực. Sự hỗ trợ từ họ sẽ giúp bạn bù đắp sự thiếu hụt tâm lý, vượt qua stress, giúp quá trình trị liệu hiệu quả hơn.

Đối mặt với trầm cảm

Bệnh nhân có nhiều khả năng mắc trầm cảm khi có những dấu hiệu sau:

  • Liên tục buồn và lo âu
  • Cảm thấy tội lỗi hoặc vô dụng
  • Hay khó chịu và cáu gắt
  • Không quan tâm, thờ ơ với những sở thích trước kia
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Mệt mỏi
  • Mất tậm trung, khó ghi nhớ, giảm khả năng tư duy
  • Tránh xa các mối quan hệ xã hội, thích ở nhà, trong phòng kín
  • Nhức đầu hoặc đau bụng không có nguyên nhân
  • Tăng cân hoặc giảm cân thất thường do rối loạn bữa ăn và trạng thái ngon miệng

Trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị. Người nhà bệnh nhân cần theo dõi những bất thường sinh lý của bệnh nhân để báo cáo với bác sĩ sớm nhất có thể, từ đó đưa ra phác đồ phù hợp với bệnh nhân. Duy trì trạng thái trầm cảm làm tiến triển của bệnh vẩy nến xấu đi nhanh chóng, các tế bào viêm hoạt động mạnh hơn cũng như các chất chống viêm nội sinh bị giảm tiết khi tâm trạng bệnh nhân không tốt.

Hãy hành động

Một trong những cách tốt nhất để tránh khỏi những bất thường về tâm lý của bệnh nhân vẩy nến là nói chuyện với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ tư vấn để giúp bạn thay đổi suy ngĩ tiêu cực, giải thích cho bạn hiểu rõ về tiến triển bệnh cũng như niềm tin vào điều trị cũng như xây dựng các kĩ năng để có một tâm lý mạnh mẽ.

Hãy ra khỏi nhà và hoạt động xã hội nhiều hơn. Điều này không những giúp các khớp xương của bạn được vận động, làn da của bạn được tắm nắng để tiêu diệt các vi khuẩn. Điều này còn giúp bạn vui vẻ, tự tin hơn, tìm được những người bạn mới để có những bác sĩ tâm lý thường trực, luôn bên bạn và hỗ trợ tâm lý.

Thử tham gia một số môn thể dục nhẹ nhàng, yoga, dưỡng sinh hay đi bộ nhẹ không những tốt cho tâm trạng của bạn mà còn rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể nói chung, từ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/cam-xuc-anh-huong-nhu-the-nao-den-benh-vay-nen-309/feed/ 0
Dầu dừa và những lợi ích với bệnh vẩy nến http://cuocsongkhoe.com/dau-dua-va-nhung-loi-ich-voi-benh-vay-nen-305/ http://cuocsongkhoe.com/dau-dua-va-nhung-loi-ich-voi-benh-vay-nen-305/#respond Mon, 19 Feb 2018 01:00:44 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=305 Bệnh vẩy nến gây cho bạn rất nhiều phiền toái và tự ti trong cuộc sống. Bạn muốn điều trị dứt điểm bệnh vẩy nến tuy nhiên nếu dùng thuốc tây thì bạn lại lo ngại về những tác dụng phụ của nó. Có một sản phẩm từ thiên nhiên thực sự có lợi cho hỗ trợ điều trị vẩy nến, đó chính là dầu dừa. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích rõ vì sao dầu dừa lại hữu hiệu tới vậy với bệnh vẩy nến.

dau-dua-va-nhung-loi-ich-voi-benh-vay-nen

Dầu dừa chiết từ đâu

Dầu dừa là phần dầu được chiết ra sau khi dùng nhiệt độ tách chúng ra khỏi phần cùi dừa trắng bằng chưng cất. Nhiều người sử dụng dầu dừa lên tóc, móng tay và xem nó như một sản phẩm làm đẹp tự nhiên vô cùng an toàn và chất lượng.

Có hai loại chính là dầu dừa thô và dầu dừa tinh chế. Chúng hầu như không còn mùi dừa sau khi đi qua hàng loạt bước chiết tách, tẩy trắng và khử mùi. Trong nhà bếp, dầu dừa cũng có thể được dùng để chiên, xào, nướng bánh.

Dầu dừa thô được làm từ trái dừa tươi, quá trình lấy dầu dừa thô hiện nay dùng rất ít nhiệt độ và có thể gần coi như là quá trình “ép lạnh”. Dầu dừa thô vẫn còn mùi dừa và được dùng chủ yếu trong nhà bếp để nấu nướng. Tốt nhất hãy sử dụng chúng cho món salad hoặc những món nhiệt độ thấp hoặc trung bình. Tránh những món chiên, xào hoặc nướng.

Dầu dừa tinh chế (VCO – Virgin Coconut Oil) là loại được các chuyên gia y tế đánh giá cao hơn về lợi ích với sức khỏe, trong cả chế độ ăn và phương pháp chăm sóc da. Dầu dừa tinh chế, dầu dừa ép về cơ bản cũng không được chế biến ở nhiệt độ quá cao nên vẫn giữ được trọn vẹn sức mạnh cho đợt nhiễm khuẩn tiếp theo.

Tác động của dầu dừa lên da bao gồm:

  • Dưỡng ẩm cho da
  • Giảm đau, giảm các triệu chứng viêm, sưng tấy
  • Diệt vi khuẩn và kí sinh ngoài da

Dầu dừa với làn da của bạn

dau-dua-va-nhung-loi-ich-voi-benh-nhan-vay-nen

Khi bạn bôi VCO lên da, trước tiên chúng sẽ giúp giữ độ ẩm cho da, sau đó là làm dịu da, giảm tấy đỏ và sưng, kiểm soát sự phát triển của một số vi khuẩn. Các nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của VCO trong ngăn ngừa các triệu chứng của viêm da dị ứng và bệnh vẩy nến, eczema.

Các bệnh về da kể trên có cơ chế tác động khá tương tự nhau, về chữa trị cũng đều là tuân theo nguyên tắc dưỡng ẩm, tăng độ đàn hồi và diệt khuẩn, tẩy da chết giúp giảm ngứa. Vì vậy tuy các bệnh lý là khác nhau nhưng VCO đều mang lại những hiệu quả nhất định trên lâm sàng đối với điều trị những bệnh này.

Cụ thể tác dụng của dầu dừa với bệnh vẩy nến

Dầu dừa trong điều trị vẩy nến đóng vai trò là một chất bôi da bổ sung với chế độ dùng thuốc cũng như sinh hoạt. Đối với các loại thuốc chống vẩy nến chứa corticoid, chúng sẽ làm mỏng da và tăng kích ứng của niêm mạc da với các yếu tố tấn công bên ngoài. Do đó, dầu dừa lúc này như một hàng rào bảo vệ, vừa giữ ẩm, vừa ngăn ngừa vi khuẩn và tái tạo tế bào cho da của bạn.

Bệnh vẩy nên có khả năng phát triển mạnh nhất là trên da đầu, sau đây là những bước để phối hợp dầu dừa cùng những phương pháp điều trị chuyên sâu sao cho hiệu quả.

  • Dùng lược chải nhẹ dầu lên phần da đầu đang bị vẩy nến
  • Nhẹ nhàng massage da đầu đặc biệt phần bị tổn thương
  • Bọc tóc bạn để dưỡng ẩm bằng khăn hoặc mũ tắm, để yên trong 30 – 60 phút.
  • Rửa tóc và da đầu trở về bình thường bằng dầu gội

Hướng điều trị của bệnh vẩy nến thực sự rất đa dạng. Nếu người bệnh không thực sự biết hướng đi mục tiêu nào cho mình, hãy đi gặp bác sĩ để có những giải đáp phù hợp nhất với bạn. Đồng thời hãy theo dõi chúng tôi trên những bài viết cùng chuyên mục, từ đó có những góc nhìn mới mẻ và lưu ý cốt lõi trong phòng và điều trị các bệnh da liễu.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/dau-dua-va-nhung-loi-ich-voi-benh-vay-nen-305/feed/ 0
Hướng dẫn chăm sóc da và khớp cho bệnh nhân vẩy nến http://cuocsongkhoe.com/huong-dan-cham-soc-da-va-khop-cho-benh-nhan-vay-nen-302/ http://cuocsongkhoe.com/huong-dan-cham-soc-da-va-khop-cho-benh-nhan-vay-nen-302/#respond Mon, 19 Feb 2018 01:00:11 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=302 Vẩy nến là một bệnh da liễu thường gặp. Ở thể nhẹ, bệnh chỉ xuất hiện ở một vài vị trí trên da. Tuy nhiên, nặng hơn bệnh có thể lan ra toàn thân hoặc gặp các biến chứng ở khớp gọi là viêm khớp vẩy nến. Phòng và điều trị bệnh vẩy nến sẽ không quá khó nếu chúng ta nắm được những quy tắc vàng của bệnh. Sau đây là những hướng dẫn có thể giúp bệnh nhân vẩy nến trong việc chăm sóc da và khớp khi trị liệu.

huong-dan-cham-soc-da-va-khop-cho-benh-nhan

Chăm sóc da

  • Dưỡng ẩm

Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ hoặc thuốc mỡ để dưỡng ẩm cho da. Các chuyên da cho rằng da khô có thể bị kích ứng nhiều hơn dẫn đến ngứa. Việc da bị ngứa sẽ làm tăng phản xạ gãi của bệnh nhân, có thể gây ra những tổn thương và lây lan ổ viêm rộng hơn, tăng mức độ viêm nhiễm da.

Tốt nhất là dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm. Các sản phẩm dưỡng ẩm da cũng cần được lựa chọn kĩ càng để tìm được sản phẩm dịu nhẹ nhất cho da của bạn. Các sản phẩm dịu nhẹ thường không có hoặc một chút mùi thơm dịu, pH của chúng phải gần như trung tính.

  • Tắm nắng

Ánh nắng mặt trời buổi sáng có tia cực tím ở mức độ nhẹ có thể tốt cho da của bạn. Tia cực tím có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm chậm sự tiến triển của các tế bào viêm. Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân phương pháp trị liệu bằng ánh sáng với những máy chiếu tia chuyên dụng cho kết quả tương tự.

Lượng ánh sáng mặt trời hiệu quả với bệnh nhân vẩy nến là khoảng 15 – 20 phút ánh nắng buổi sáng mỗi ngày. Hãy sử dụng kem chống nắng với các vùng da không bị bệnh để đảm bảo hiệu quả điều trị.

  • Chọn xà phòng tắm

Một số loại xà phòng hoặc sữa tắm có hệ số tẩy rửa cao, điều đó làm rửa trôi lớp dầu tự nhiên của da và gây khô da, kích ứng da. Chọn xà phòng khá giống như chọn kem dưỡng da dịu nhẹ, pH của chúng cần trung tính và thường là mùi thơm nhẹ dịu. Khi tắm không cần thiết phải bôi quá nhiều xà phòng toàn bộ cơ thể.

  • Tránh tổn thương ngoài da

Một mũi tiêm hoặc vết xước do dao cạo có thể bùng phát lên một ổ viêm với những bệnh nhân nhạy cảm. Cẩn thận với các vật dụng sắc nhọn, cắt móng tay thường xuyên, đôi khi chúng có thể vô tình gây nên những vết thương trên da bạn.

Chăm sóc khớp

Bệnh viêm khớp vẩy nến khác với những loại viêm khớp khác vì nó bắt nguồn từ ổ viêm ngoài da. Các loại thuốc giảm đau chống viêm thông thường không theo toa có thể giúp bạn giảm các triệu chứng đau và cứng khớp. Tuy nhiên chúng không thực sự hiệu quả với những bệnh nhân ở mức độ vừa và nặng, khi này bạn có thể cần tới những loại thuốc đặc biệt được kê theo toa và có phấc đồ điều trị vô cùng nghiêm ngặt. Ngoài ra bạn cần phải phối hợp một số chế độ sinh hoạt và tập luyện để đạt hiệu quả cao nhất.

  • Duy trì vận động

Vận động thường xuyên là rất quan trọng, nó không chỉ đúng cho viêm khớp vẩy nến mà hầu như tất cả các loại viêm khớp. Khi bạn vận động, các khớp xương sẽ trở nên linh hoạt và tăng dẫn truyền các chất chống viêm tới vùng tổn thương. Chọn cho mình một bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe và không làm quá sức. Chỉ cần 15 – 30 phút mỗi ngày và thực hiện ít nhất năm ngày một tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khoảng một tháng trị liệu.

  • Giảm cân

Nếu bạn bị thừa cân thì điều này vô cùng có ích, với mỗi đơn vị trọng lực được giảm thì áp lực lên khớp xương chi dưới của bạn sẽ được giảm khoảng 4 – 6 đơn vị. Áp lực cao lên khớp xương làm bạn bị đau nhiều hơn, các khớp bị ứ trệ và khó khăn trong vận động cũng như kháng viêm. Bạn có thể giảm cân bằng điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh hoặc vận động thể thao.

  • Hãy bình tĩnh và kiên trì

Nếu chưa thấy được hiệu quả ngay trong điều trị. Nếu các cơn đau vẫn hành hạ bạn dai dẳng hàng tháng mà chưa dứt. Xin đừng vội bi quan, các liệu pháp điều trị viêm khớp thường có tác dụng chậm, một số loại thuốc như methotrexate chỉ có tác dụng sau khoảng 4 – 6 tuần điều trị. Hơn nữa một số nghiên cứu còn chứng minh được mối quan hệ giữa stress và sự bùng phát viêm khớp vẩy nến. Hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận được những tư vấn phù hợp nhất khi bạn gặp khó khăn trong điều trị.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/huong-dan-cham-soc-da-va-khop-cho-benh-nhan-vay-nen-302/feed/ 0
Thuốc điều trị triệu chứng bệnh vẩy nến http://cuocsongkhoe.com/thuoc-dieu-tri-trieu-chung-benh-vay-nen-298/ http://cuocsongkhoe.com/thuoc-dieu-tri-trieu-chung-benh-vay-nen-298/#respond Sun, 18 Feb 2018 01:00:48 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=298 Nếu bạn bị vẩy nến ở mức độ nặng hoặc trung bình, các bác sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc có tác dụng toàn thân khi diện tích da bị vẩy nến chiếm khoảng 5 – 10% và các phương pháp trị liệu khác không hiệu quả. Sau đây là một số thuốc dùng trong điều trị triệu chứng của bệnh vẩy nến và những lưu ý quan trọng.

thuoc-dieu-tri-trieu-chung-benh-vay-nen

Retinoids

Gồm những thuốc có nguồn gốc là vitamin A và tác động lên quá trình sinh trưởng cũng như kiểm soát sự chết đi của các tế bào da. Hầu hết các bác sĩ gọi chúng là acitretin, biệt dược thường gặp là Soriatane. Chúng thường được kết hợp khi trị liệu cùng với liệu pháp chiếu đèn. Thuốc đặc biệt nhạy cảm với sự phát triển của thai nhi, rất dễ gây ra dị tật bẩm sinh cho đứa trẻ ngay cả khi bạn đã ngừng thuốc trong quá trình mang thai. Nếu bạn là phụ nữ và có dự định có thai thì hãy ngừng thuốc trước khi có thai ít nhất 3 năm.

Methotrexate

Là một thuốc ức chế miễn dịch, chúng làm giảm triệu chứng của bệnh vẩy nến bằng cách ức chế sự tăng sinh của các tế bào niêm mạc da.

Thuốc thường được kê theo liều một tuần một lần uống và uống hàng tuần. Tác dụng của nó thường thấy chậm, thông thường phải sau 4 – 6 tuần bạn mới có thể nhận ra những chuyển biến. Thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng theo toa đặc biệt của bác sĩ. Triệu chứng ban đầu có thể là buồn nôn hoặc mệt mỏi, về sau thuốc có thể gây những tổn thương nặng trên gan và máu.

Thông báo ngay với bác sĩ về bất kì bất thường nào khi bạn dùng thuốc. Chống chỉ định methotrexate cho người thiếu máu hoặc mắc bệnh về gan. Khi điều trị bằng methotrexate, bệnh nhân phải kiêng rượu hoàn toàn và làm các xét nghiệm máu định kì để bác sĩ theo dõi tác động của thuốc lên cơ thể bạn.

Cyclosporine

Tương tự cũng là một thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc ngăn chặn sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào da. Nó chỉ được chỉ định cho các trường hợp nặng của bệnh vẩy nến, khi các thuốc khác tỏ ra không hiệu quả. Thuốc được dùng theo đường uống.

Mặc dù có tác dụng mạnh đối với triệu chứng bệnh vẩy nến tuy nhiên thuốc sẽ nhanh chóng hết tác dụng khi bạn ngừng thuốc. Tác dụng phụ thường gặp là những vấn đề trên thận, tăng huyết áp hoặc rối loạn chuyển hóa cholesterol. Thuốc chống chỉ định cho người đang mắc vấn đề với hệ miễn dịch hoặc phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc cũng được khuyến cáo không nên kết hợp với phương pháp trị liệu bằng ánh sáng.

Apremilast (Otezla)

Đây là loại thuốc mới sử dụng cho các bệnh viêm nặng và dài ngày, như bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến. Nó làm bất hoạt enzym trong hệ thống miễn dịch của bạn và làm chậm lại các phản ứng khác dẫn đến những ổ viêm.

Biologics (thuốc sinh học)

Nếu bệnh vẩy nến của bạn quá nghiêm trọng hoặc các phương pháp điều trị khác không đáp ứng tốt, bác sĩ có thể đề nghị một trong những thuốc loại này. Chúng tác động lên những phần đặc biệt của hệ miễn dịch có vai trò bệnh sinh trong vẩy nến.

Bởi vì hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị ức chế mạnh khi bạn dùng các thuốc loại này, bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc các bệnh cơ hội. Vì vậy, bác sĩ của bạn có thể không kê toa nếu hệ thống miễn dịch của bạn đã yếu vì tình trạng sức khoẻ hoặc các loại thuốc khác bạn uống.

Đa số các thuốc trong điều trị bệnh vẩy nến đều có những tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc ức chế hệ miễn dịch. Vì vậy, khi dùng thuốc nhất định bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của bác sĩ, đồng thời theo dõi những thay đổi bất thường nhỏ nhất của cơ thể để kịp thời có những biện pháp can thiệp hoặc ngưng thuốc khi cần thiết.

 

]]>
http://cuocsongkhoe.com/thuoc-dieu-tri-trieu-chung-benh-vay-nen-298/feed/ 0
10 Mẹo giúp bạn vượt qua mệt mỏi do bệnh vảy nến http://cuocsongkhoe.com/10-meo-giup-ban-vuot-qua-met-moi-do-benh-vay-nen-169/ http://cuocsongkhoe.com/10-meo-giup-ban-vuot-qua-met-moi-do-benh-vay-nen-169/#respond Sun, 04 Feb 2018 11:09:20 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=169 Bệnh vẩy nến ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt bình thường của bạn, nó gây ra những cơn đau và ngứa ngáy toàn thân. Đôi khi là những biến chứng trên khớp hay còn gọi là viêm khớp vẩy nến, chúng khiến các khớp của bạn sưng tấy, những mảng da bị tấy đỏ và bong tróc. Nhiều bệnh nhân vì thế mà cảm thấy rất bi quan, không còn động lực sống. Nhưng với những mẹo nhỏ sau đây, chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn vượt qua sức ỳ của bệnh tật và chiến thắng chúng.

giup-ban-vuot-qua-moi-met-moi-do-benh-vay-nen

1. Chú ý tới khẩu phần ăn

Khẩu phần ăn rất quan trọng với bệnh nhân vẩy nến. Khẩu phần tốt thường là khẩu phần ăn ít tinh bột và đường, đồng thời tăng protein, các loại rau củ. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa như các loại hải sản, quả tươi và vitamin bổ sung cũng là những nguồn chất thiết yếu đối với bệnh nhân vẩy nến. Các chất dinh dưỡng này khi vào cơ thể sẽ đóng vai trò như một bộ lọc, lọc sạch các gốc tự do cũng như các tiền chất gây viêm, giúp kiểm soát tiến triển của bệnh.

2. Hãy tích cực vận động

Tập thể dục thường xuyên như đi bộ hoặc bơi lội có thể làm dịu bớt cơn đau của bạn. Điều đó cũng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Vận động cũng có thể tăng năng lượng tích cực trong ngày.

3. Tránh xa caffeine, rượu và thuốc lá trước khi ngủ

Bạn có thể nghĩ rằng hút thuốc lá, nhấm nháp trà nóng, hoặc có một ly cocktail sẽ thư giãn hơn. Sự thật rằng chúng sẽ làm cho bạn khó ngủ hoặc ngủ quên. Những cơn đau thường tăng về đêm khi nồng độ chất chống viêm tự nhiên của cơ thể giảm theo chu kì. Nếu khó ngủ, những cơn đau có thể khiến bạn rất mệt mỏi.

4. Đi ngủ sớm hơn

Đi ngủ sớm giúp bạn tránh những cơn đau về đêm. Hơn nữa đi ngủ sớm và thức dậy sớm hơn sẽ giúp bạn bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng hơn. Thức dậy sớm bạn sẽ có thời gian chuẩn bị và khởi động làm nóng cơ thể nếu khớp của bạn bị cứng hoặc những cơn đau do vẩy nến gây ra đang làm phiền bạn.

5. Không ăn no 2 tiếng trước khi ngủ

Một cái bụng no vào ban đêm thực sự không tốt, nhất là những bệnh nhân vẩy nến vốn đã bị những cơn đau hành hạ về đêm. Dạ dày của bạn lúc này cần được nghỉ ngơi. Nếu chúng căng thẳng sẽ khiến bạn khó ngủ và bị những cơn đau hành hạ nhiều hơn.

6. Thư giãn trước khi đi ngủ

Để có một giấc ngủ ngon, bạn có thể dùng một vài biện pháp sau để thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn như ngâm chân với nước ấm và một chút tinh dầu thơm, nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách cũng có thể giúp bạn tránh khỏi những stress do cuộc sống và bệnh tật gây ra.

7. Phòng ngủ chỉ để ngủ và riêng tư

Không nên để TV, máy tính hoặc điện thoại gần nơi bạn ngủ. Bức xạ từ những thiết bị này cực kì có hại cho thần kinh cũng như giấc ngủ của bạn. Hãy giữ phòng ngủ đủ tối, yên tĩnh và thoáng mát để có một giấc ngủ tuyệt vời nhất, tránh xa những cơn đau và loại bỏ những tiêu cực từ bệnh tật.

8. Sử dụng giường và đệm thoải mái

Nếu nệm hoặc gối của bạn không thoải mái, bạn có thể không ngủ được. Cơn đau của bạn thậm chí có thể tồi tệ hơn. Hãy nên cân nhắc về việc mua gối hoặc mua một cái nệm mới khi cần thiết.

9. Kích thích năng lượng tích cực nhiều hơn

Những bản nhạc vui nhộn tràn đầy sức sống, bước ra và đi bộ ngoài trời, trong công viên hoặc thưởng thức một bữa ăn nhẹ lành mạnh. Tất cả chúng có thể cải thiện tình trạng đau của bạn. Những cơn đau sẽ giảm khi tinh thần của bạn vui vẻ do khi đó những hormon tích cực và hormon giảm đau tự nhiên được tiết ra nhiều hơn.

10. Tuân thủ chặt chẽ kế hoạch điều trị

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn dùng thuốc và chế độ sinh hoạt thích hợp. Hãy tuân thủ theo lộ trình này vì những thuốc dùng trong điều trị có khá nhiều tác dụng phụ. Bạn cần cân bằng giữa việc điều trị và theo dõi những biến đổi bất thường của cơ thể để thông báo với bác sĩ, từ đó có biện pháp can thiệp hợp lý và kịp thời nhất.

Trên đây là những mẹo được chúng tôi tổng hợp dựa trên kinh nghiệm điều trị và tư vấn của các bác sĩ cho bệnh nhân vẩy nến. Mời các bạn đón đọc những bài viết tiếp theo cùng chuyên mục để có những góc nhìn tổng quan nhất về điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân vẩy nến.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/10-meo-giup-ban-vuot-qua-met-moi-do-benh-vay-nen-169/feed/ 0