Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Wed, 08 Nov 2023 01:49:14 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những cách đơn giản mà hiệu quả để bảo vệ trái tim cho người bị viêm khớp dạng thấp http://cuocsongkhoe.com/nhung-cach-don-gian-ma-hieu-qua-de-bao-ve-trai-tim-cho-nguoi-bi-viem-khop-dang-thap-426/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-cach-don-gian-ma-hieu-qua-de-bao-ve-trai-tim-cho-nguoi-bi-viem-khop-dang-thap-426/#respond Sat, 03 Mar 2018 01:00:53 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=426 Những người bị viêm khớp dạng thấp thường tăng gấp đôi nguy cơ đau tim và mắc các bệnh tim mạch so với người bình thường. Theo bác sĩ Eric L. Matteson, bác sĩ chuyên khoa thấp khớp tại Mayo Clinic, ở Rochester, Minn, điều này có thể một phần do viêm ảnh hưởng đến lớp lót của mạch máu. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để giảm rủi ro mắc các bệnh tim mạch và đau tim khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

bao-ve-trai-tim-cho-nguoi-bi-viem-khop-dang-thap.

Ăn uống đúng cách

Điều tốt nhất bạn có thể làm là nếu bạn ăn các thức ăn có lợi cho tim và tiêu thụ đúng lượng calo để tránh tăng cân. Guy Fiocco, bác sĩ, trợ lý giáo sư về y học nội trú tại Trung tâm Khoa học Y tế Texas A & M ở Temple nói: “Không có chế độ dinh dưỡng cụ thể cho những người bị bệnh thấp khớp.”

Một nghiên cứu năm 2003 tại Thụy Điển cho thấy chế độ ăn uống có nhiều trái cây, rau quả và chất béo lành mạnh như dầu oliu đã giúp thúc đẩy hoạt động thể chất tốt hơn ở những người mắc viêm khớp dạng thấp.

Hãy ăn dầu cá

Tiến sĩ Matteson cho biết thêm ngoài một chế độ ăn uống cân bằng, bạn có thể chế biến thêm khoảng 1.000 miligam dầu cá từ 2-3 lần một ngày. “Điều này không chỉ có tác dụng làm giảm viêm mà nó còn tốt cho việc điều hòa lượng mỡ máu.”

Bạn có thể ăn các loại cá có hàm lượng chất béo không bão hoà Omega-3 hoặc ăn các loại hạt dinh dưỡng. Tránh chất béo no trong thịt và các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể làm tăng các phản ứng viêm. Bạn hãy kiên nhẫn vì các chất từ dầu cá sẽ mất khoảng vài tháng để đem đến hiệu quả.

Kiểm tra lượng cholesterol và huyết áp của bạn

Điều đặc biệt quan trọng là kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp.

Tiến sĩ Fiocco nói: “Đây là điều cần được làm thường xuyên và cẩn thận.” Nếu có bất thường trong lượng cholesterol hay huyết áp, bạn cần hỏi ý kiến từ các bác sĩ và nhân viên y tế để kiểm soát ngay lập tức.

Cố gắng duy trì trọng lượng của bạn

Tránh sự tăng cân quá mức có thể giúp tim và khớp của bạn được khỏe mạnh. Tiến sĩ Matteson nói: “Duy trì trọng lượng và thành phần cơ thể thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục là điều cực kỳ quan trọng.” Điều này có thể rất khó khăn vì một số loại thuốc bạn dùng có thể gây tăng cân, đồng thời vận động là điều không đơn giản đối với các bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp. Lưu ý rằng trong trường hợp bạn có thể giảm cân được, thì việc giảm quá nhiều cũng khiến cho bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, kiểm soát và giữ trọng lượng của mình là điều quan trọng.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-cach-don-gian-ma-hieu-qua-de-bao-ve-trai-tim-cho-nguoi-bi-viem-khop-dang-thap-426/feed/ 0
Thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp gây ung thư? http://cuocsongkhoe.com/thuoc-dieu-tri-benh-viem-khop-dang-thap-gay-ung-thu-138/ http://cuocsongkhoe.com/thuoc-dieu-tri-benh-viem-khop-dang-thap-gay-ung-thu-138/#respond Sun, 04 Feb 2018 10:20:15 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=138 Nhiều năm trước đây, một số nghiên cứu ban đầu cho thấy một số loại thuốc viêm khớp dạng thấp (VKDT), nhất là những loại được gọi là thuốc sinh học, có thể khiến những bệnh nhân dễ bị ung thư hơn. Các yếu tố dạng thấp trong VKDT vốn đã làm tăng tỷ lệ ung thư của bạn, vì vậy các nhà khoa học đang tiếp tục xem xét để chứng minh sự liên quan giữa thuốc điều trị bệnh này và tỷ lệ mắc ung thư. Sau đây là một số thuốc được cho là có liên quan đến tỷ lệ ung thư khi điều trị trên bệnh nhân VKDT.

thuoc-dieu-tri-viem-khop-dang-thap

Thuốc chẹn TNF

Đôi khi được gọi là thuốc ức chế TNF, chúng hướng tới các cytokine và yếu tố hoại tử u (TNFα – Tumor Necrosis Factor α), yếu tố này là một protein do cơ thể sinh ra trong phản ứng viêm trong các bệnh khớp. Các thuốc điển hình thường gặp như:

  • Adalimumab (Humira)
  • Adalimumab-atto (Amjevita), tương tự Humira
  • Certolizumab (Cimzia)
  • Etanercept (Enbrel)
  • Etanercept-szzs (Erelzi) một thuốc sinh học tương tự như Enbrel
  • Golimumab (Simponi, Simponi Aria)
  • Infliximab (Remicade)
  • Infliximab-abda (Renflexis), một dạng sinh học tương tự Remicade
  • Infliximab-dyyb (Inflectra), một dạng sinh học tương tự Remicade

Các nghiên cứu gần đây cho thấy những thuốc này làm tăng tỷ lệ mắc ung thư da cho các bệnh nhân. Tuy vậy, một số nghiên cứu lại báo cáo rằng việc sử dụng thuốc chẹn TNF có tỷ lệ liên quan đến ung thư nói chung thấp hơn sử dụng thuốc chống VKDT tác dụng chậm đơn độc, nhưng lại tăng một chút tỷ lệ mắc ung thư máu. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng để chứng minh sự liên quan giữa thuốc chẹn TNF và các tế bào cũng như sắc tố da.

Các thuốc sinh học

Thuốc chẹn TNF không phải loại thuốc duy nhất được cho rằng có liên quan đến tỷ lệ mắc ung thư ở bệnh nhân VKDT. Chúng bao gồm các thuốc như:

  • Abatacept (Orencia)
  • Anakinra (Kineret)
  • Rituximab (MabThera, Rituxan)
  • Tocilizumab (Actemra)

Một nghiên cứu tập trung vào gần 30.000 người bị RA. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng không có nhiều nguy cơ ung thư từ thuốc sinh học. Nếu bạn dùng anakinra cộng với methotrexate, bạn có cơ hội ít bị ung thư hơn nếu bạn dùng methotrexate đơn độc.

Trong khi đó một nghiên cứu khác cho thấy sự hồi phục khả quan nếu bạn bị RA và có tiền sử ung thư. Các nhà khoa học đã xem xét liệu các thuốc chẹn TNF hay rituximab có làm tăng trường hợp ung thư hay không. Tin vui rằng: Các loại thuốc được nghiên cứu dường như không làm tăng khả năng bị ung thư của bệnh nhân.

Các thuốc điều trị VKDT tác dụng chậm (DMARDs)

Methotrexate thường là thuốc được dùng điều trị đầu tiên cho những người bị VKDT. Nhưng nó có thể làm tăng khả năng mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da.

Một nghiên cứu cho thấy metotrexate có thể liên quan với u lympho không Hodgkin và ung thư phổi. Một nghiên cứu khác thấy rằng nếu bạn bị VKDT và đã có tiền sử mắc ung thư da non-melanoma trong quá khứ, bạn có thể tăng nguy cơ tái phát ung thư da non-melanoma hoặc mắc ung thư melanoma. Nguy cơ có thể cao hơn nếu dùng kết hợp metotrexate với thuốc ức chế TNF.

Hai DMARDs khác đôi khi được sử dụng để điều trị VKDT là cyclophosphamide và azathioprine cũng có thể liên quan với một số loại ung thư nhất định.

Bạn nên làm gì?

Không nên tự ý dừng thuốc điều trị VKDT khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, đôi khi chúng ta phải cân nhắc giữa tác dụng có lợi và tác dụng có hại của thuốc. Các thuốc điều trị VKDT sẽ làm giảm, đôi khi là chấm dứt hoàn toàn những đau đớn do tổn thương khớp gây ra. Nếu bạn quan ngại về vấn đề ung thư, hãy nói chuyện với bác sĩ để cùng nhau bàn bạc và nhận được những tư vấn tối ưu nhất cho phác đồ điều trị của bạn.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/thuoc-dieu-tri-benh-viem-khop-dang-thap-gay-ung-thu-138/feed/ 0
Chế độ ăn Paleo cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp http://cuocsongkhoe.com/che-do-an-paleo-cho-benh-nhan-viem-khop-dang-thap-133/ http://cuocsongkhoe.com/che-do-an-paleo-cho-benh-nhan-viem-khop-dang-thap-133/#respond Sun, 04 Feb 2018 10:14:06 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=133 Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn mạn tính và cần thời gian điều trị lâu dài cũng như sự tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình điều trị của bệnh nhân. Bệnh bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố ngoại sinh, do vậy mà chế độ ăn theo như thống kê thì phần nào đó cũng đóng góp vào quá trình trị liệu. Một trong những chế độ ăn chúng tôi muốn đề xuất đó là chế độ ăn kiêng Paleo.

che-o-an-cho-nguoi-benh-viem-khop

Cơ bản về chế độ ăn kiêng Paleo

Chế độ ăn kiêng Paleo được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học về thức ăn của loài người ở thời kì đồ đá – Paleolithic, khi mà các thức ăn của con người hoàn toàn là những sản phẩm tự nhiên sạch. Thời kì hơn 2 triệu năm trước, khi con người còn chưa biết trồng trọt và chế biến nông sản, các sản phẩm như sữa động vật còn chưa được sử dụng nhiều. Con người khi đó chỉ ăn các thức ăn thu hoạch từ tự nhiên hoặc săn bắt được.

Những thực phẩm ưu tiên trong chế độ ăn kiêng Paleo bao gồm:

  • Trứng
  • Rau củ quả, trái cây
  • Cá và các loại hải sản
  • Thịt động vật ăn cỏ
  • Các loại hạt

Những thực phẩm không thân thiện theo chế độ ăn Paleo bao gồm:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Ngũ cốc chế biến (mì, bánh, bột ngô,…)
  • Thực phẩm tinh chế (đường, soda, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp,…)
  • Dầu mỡ động thực vật

Tác động của chế độ ăn kiêng Paleo

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta ngày càng dễ bắt gặp những món ăn nhanh hay đồ Tây, đặc điểm chung của các món ăn này là khá nhiều thịt và ít rau, đồng thời cũng nhiều thực phẩm chiên và đường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ ăn loại này làm tăng nguy cơ VKDT của bạn. Những người ăn theo chế độ ăn nhiều rau củ và trái cây, thịt ít mỡ,… ít có khả năng mắc VKDT hơn.

Tuy vậy chế độ ăn Paleo còn làm được nhiều hơn thế. Nó hoạt động trên cơ sở loại bỏ những thực phẩm nhiều gốc tự do và chất oxy hóa – tác nhân gây ra những phản ứng viêm. Tuần theo chế độ ăn kiêng Paleo bạn cần ngừng một số thực phẩm sau đây:

  • Rượu bia và chất có cồn
  • Trứng
  • Đồ uống nhiều đường và chất làm ngọt tổng hợp
  • Củ quả cay nóng
  • Các lại gia vị nồng
  • Ca cao và cà phê

Sau 3-4 tuần, nếu tình trạng của bạn được cải thiện, hãy tiếp tực duy trì chế độ ăn và kết hợp dùng thuốc đều đặn theo phác đồ của các bác sĩ. Tuy vậy bệnh VKDT là một bệnh diễn biến rất phức tạp và chế độ ăn cũng không giúp ích cho tất cả mọi bệnh nhân. Hãy theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi tuân theo chế độ này một thời gian. Ngừng ăn theo Paleo nếu:

  • Các khớp tăng sưng không thuyên giảm, lây lan sang các khớp lân cận, xuất hiện thêm hạt dưới da hoặc kén hoạt dịch
  • Đau dạ dày, đau vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa
  • Cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi
  • Nhức đầu hoặc chóng mặt
  • Sổ mũi, sốt, thay đổi ở da (phát ban, mụn, ngứa,…)

Chế độ ăn kiêng Paleo không chỉ đơn độc là sự tác động của thực phẩm. Nó bao gồm cả chế độ sinh hoạt và vận động. Bạn cần kiểm soát stress, giấc ngủ điều độ và tập thẻ dục nhẹ nhàng hợp lý.

Các nghiên cứu gần đây cũng đang tiếp tục chứng minh hiệu quả của chế độ ăn Paleo. Một số ý kiến cho rằng cần phải có thêm những bằng chứng rõ ràng hơn, bởi vì một chế độ ăn khá thiếu chất xơ, vitamin và canxi về thời gian dài có thể gây ra những biến chứng không tốt cho cơ thể.

Những chế độ ăn kiêng khác

Chế độ ăn theo phong cách Địa Trung Hải cũng được cho là có thể giúp cải thiện tình trạng VKDT của bạn vì có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm. Chúng bao gồm các chất béo chưa bão hòa, chống viêm mạnh như dầu ô liu, trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám.

Axit béo thiết yếu omega-3, chủ yếu được tìm thấy trong cá, dầu ô liu nhưng cũng có trong quả óc chó và rau lá màu xanh đậm, chúng có thể làm giảm viêm và khiến các khớp bị đau sưng cảm thấy dễ chịu hơn.

Chế đọ ăn giàu chất chống oxy hóa đã được nghiên cứu về khả năng tác dụng của chúng trên bệnh nhân VKDT, chế độ ăn này chứa nhiều vitamin A, C, B5, B6,… các khoáng chất như đồng, kẽm,… dược chất flavonoid và selenium, những chất cực kì quan trọng trong quá trình bảo vệ và tái tạo sụn khớp.

Chế độ ăn kiêng là vô cùng quan trọng với bệnh nhân VKDT, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về những loại thức ăn nên và không nên phù hợp với cơ địa của bạn. Dựa trên cơ sở đó và những thông tin chúng tôi đã cung cấp để lập ra cho mình một chế độ ăn nghiêm ngặt, mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị VKDT.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/che-do-an-paleo-cho-benh-nhan-viem-khop-dang-thap-133/feed/ 0
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và bệnh lyme http://cuocsongkhoe.com/phan-biet-viem-khop-dang-thap-va-benh-lyme-128/ http://cuocsongkhoe.com/phan-biet-viem-khop-dang-thap-va-benh-lyme-128/#respond Sun, 04 Feb 2018 09:38:51 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=128 Bệnh Lyme là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) gây ra, lây từ động vật sang người thông qua trung gian là các loại bọ ve. Bệnh gây những tổn thương ở da, hệ thần kinh, tim và khớp. Trong đó có một số triệu chứng khá giống với bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT). Tuy nhiên cách điều trị của hai bệnh hoàn toàn khác nhau, do đó mà người bệnh rất cần được biết cách để phân biệt hai chứng bệnh này.

phan-biet-viem-khop-dang-thap

Viêm khớp dạng thấp là gì?

VKDT là một bệnh tự miễn mạn tính liên quan đến sự viêm và hủy hoại các tổ chức mô mềm ở các khớp có bao hoạt dịch. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác, các biến chứng của bệnh chủ yếu ở trên khớp, gây đau dữ dội và biến dạng khớp, làm hạn chế khả năng sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Bệnh thường gặp ở người trung niên và nữ giới có nguy cơ mắc cao gấp 3 lần nam giới.

Các triệu chứng cơ bản của bệnh bao gồm:

  • Cứng khớp buổi sáng hơn 1 giờ, đau mạnh về đêm, giảm vào ban ngày
  • Sưng đau 1 trong 3 khớp cổ tay, khớp bàn ngón và khớp ngón gần
  • Sưng khớp có tính chất đối xứng
  • Có hạt dạng thấp dưới da
  • Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp dương tính
  • X-quan điển hình

Bệnh khởi phát từ từ và tiến triển ít nhất 6 tuần.

Bệnh Lyme là gì?

Một số bác sĩ gọi bệnh Lyme là “kẻ bắt chước vĩ đại” vì chúng có triệu chứng khá giống với rất nhiều chứng bệnh như:

  • Stress mạn tính, trầm cảm
  • Đau cơ thể, thoái hóa khớp
  • Xơ cứng bì
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Lupus ban đỏ

Bệnh Lyme là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) gây ra, lây từ động vật sang người thông qua trung gian là các loại bọ ve. Bệnh gây những tổn thương ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.

Bệnh được đặt tên cho nơi nó được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1975 – Old Lyme. Khoảng 300.000 người được chẩn đoán dương tính mới mỗi năm trên thế giới.

Triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Sốt
  • Đau đầu, đau họng, đau khớp, mỏi cơ
  • Cổ cứng
  • Phát ban đỏ quanh vết cắn
  • Giảm thị lực và thính lực
  • Rối loạn tâm thần, nhạy cảm với ánh sáng

Bệnh để lại các hậu quả nghiêm trọng như tê đau, yếu mỏi cơ xương khớp. Vấn đề về tim mạch, hô hấp.

Làm sao để phân biệt VKDT và bệnh Lyme?

Các triệu chứng trên khớp của bệnh Lyme và VKDT khá giống nhau nên dễ dàng bị nhầm lẫn. Điều quan trọng là chẩn đoán phân biệt hai bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Hãy đi khám bác sĩ để được làm các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt.

  • Để loại trừ khả năng mắc VKDT, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử bị bệnh của bản thân và gia đình, đôi khi bạn có thể phải làm các test thử máu để chứng minh. Tính chất đau khớp của VKDT thường là đối xứng ở các khớp vừa và nhỏ. Đau ở khớp có màng hoạt dịch, các tổ chức mô mềm tăng sinh, gây hoại tử và ăn mòn đầu khớp, dính khớp thể hiện ở X-quang đặc trưng.

Điều trị VKDT chủ yếu dựa trên các thuốc giảm đau chống viêm và một số thuốc ức chế miễn dịch, ức chế cytokine. Kháng sinh chỉ sử dụng khi có bội nhiễm do nhiễm trùng bên ngoài.

  • Chẩn đoán Lyme, các bác sĩ thường dùng các xét nghiệm máu để xác định vi khuẩn B.b. Là một bệnh do vi khuẩn gây ra nên Lyme hoàn toàn có thể điều trị bằng kháng sinh và cho hiệu quả khá tốt, có thể ngăn chặn cũng như làm giảm nhanh chóng các cơn đau khớp. Điều trị sớm là chìa khóa quan trọng mở cánh cổng điều trị cho bệnh nhân Lyme. Khác với điều trị VKDT, các thuốc thường có thời gian tác dụng khá dài, ví dụ methotrexate có thời gian tác dụng từ 4 – 6 tuần.

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp các bạn có thể bước đầu cho mình hướng phân biệt VKDT và bệnh Lyme. Hãy theo dõi những bài viết cùng chuyên mục để có được góc nhìn toàn diện nhất trong điều trị VKDT.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/phan-biet-viem-khop-dang-thap-va-benh-lyme-128/feed/ 0
5 sai lầm trong điều trị viêm khớp dạng thấp http://cuocsongkhoe.com/5-sai-lam-trong-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-124/ http://cuocsongkhoe.com/5-sai-lam-trong-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-124/#respond Sun, 04 Feb 2018 09:33:45 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=124 Viêm khớp dạng thấp (VKDT) gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống và sinh hoạt của bạn, những cơn đau dữ dội và kéo dài khiến bạn mệt mỏi. Kết hợp nhiều loại thuốc và những phương pháp đông tây để mong rằng có thể chế ngự VKDT, tuy nhiên bạn có nhận ra những sai lầm cực kì phổ biến trong lộ trình điều trị của bạn? Nếu thấy những lỗi sai sau đây quen  thuộc, hãy thay đổi ngay lập tức vì chưa bao giờ là quá muộn với khớp của bạn.

viem-khop-dang-thap

Không thường xuyên gặp bác sĩ cơ xương khớp

VKDT tiến triển khá bất ngờ, triệu chứng và dấu hiệu đôi khi liên quan đến một số bệnh lý khớp khác. Vì đó mà gặp bác sĩ định kì là điều quan trọng hàng đầu quyết định hiệu quả trong quá trình điều trị của bạn. Các bác sĩ sẽ hẹn lịch và đưa ra tần số khám định kì phù hợp tình trạng viêm của bạn. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên và tư vấn đúng đắn cũng như phù hợp nhất, giúp bạn nhanh chóng kiểm soát bệnh tình của mình.

Nghỉ ngơi quá nhiều

Bạn bị đau khớp khiến vận động rất khó khăn, bạn mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Tuy nhiên bạn không nên nghỉ ngơi quá nhiều. Tập thể dục đều đặn là chìa khóa cho sức khỏe của bạn. Bạn nghỉ ngơi quá nhiều làm các khớp cứng và “lười” hơn, tạo điều kiện cho ổ viêm phát triển mạnh, cố định các khớp của bạn. Hãy tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc thái cực quyền, dưỡng sinh. Đôi khi bạn nên xông hơi hoặc ngâm mình trong nước ấm để cảm thấy thư giãn hơn.

Khi tình trạng dần được cải thiện cũng là lúc bạn cần tăng tần suất và cường độ hoạt động của mình để nhanh phục hồi hơn. Tập các bài tập tăng cường sức mạnh của cơ và khớp, tăng sự linh hoạt của tim mạch và các khớp.

Những bài tập của bạn cần được sự tư vấn của các bác sĩ để giới hạn cường độ phù hợp cũng như lộ trình cho bạn.

Không đi khám định kì

Khi thấy tình trạng đã được cải thiện tốt, bạn có hủy hẹn khám bác sĩ không? Thực sự không nên vì VKDT là một bệnh có diễn biến phức tạp và có thể tái phát dữ dội nếu bạn tự ý thay đổi hoặc dừng phác đồ điều trị.

Trong những lần khám định kì, các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ hồi phục, các tác dụng phụ có thể gặp cũng như kiểm tra cách bạn đang làm. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn tối ưu nhất cho việc điều trị của bạn.

Dùng không đủ thuốc hoặc bỏ thuốc

Các loại thuốc điều trị VKDT có tác dụng khá mạnh và những tác dụng phụ cũng rất đáng được lưu tâm. Vì vậy mà việc tự ý điều chỉnh liều hay bỏ thuốc là những nguyên nhân chính khiến quá trình điều trị của bạn không mang lại hiệu quả, đôi khi còn gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Quá trình điều trị của bạn cần được tương tác cao với bác sĩ để có những tư vấn kịp thời nhất trong điều chỉnh liều cũng như theo dõi, ngăn ngừa tác dụng phụ.

Tâm trạng không tốt

VKDT gây ra những cơn đau, làm bạn khó chịu và dễ dẫn đến stress. Mọi chuyện sẽ khó khăn hơn khi bạn cảm thấy buồn phiền. Khi đó là cơ hội cho các gốc tự do tăng sinh làm ổ viêm phát triển mạnh hơn, khi buồn phiền bạn cũng ngại vận động thậm chí không tuân thủ theo phác đồ điều trị. Tất cả chúng đều ảnh hưởng xấu đến bệnh tình của bạn. Các thuốc điều trị trong viêm khớp dạng thấp đa số có tác dụng chậm, ví dụ methotrexate chỉ có tác dụng sau 4 – 6 tuần. Hãy tin tưởng vào bác sĩ và quá trình trị liệu của bản thân. Nếu thấy những bất ổn trong tâm trạng, hãy gặp bác sĩ khớp hoặc bác sĩ tâm lý để có những tư vấn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/5-sai-lam-trong-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-124/feed/ 0