Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Tue, 01 Apr 2025 11:05:21 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nguyên nhân gây viêm phế quản và cách phòng ngừa http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-viem-phe-quan-va-cach-phong-ngua-724/ http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-viem-phe-quan-va-cach-phong-ngua-724/#respond Mon, 18 Jun 2018 08:49:30 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=724 Viêm phế quản là gì? Viêm phế quản là tình trạng các ống phế quản (những ống dẫn khí vào phổi của bạn khi bạn hít thở ) bị viêm. Những ống này sưng lên và tích tụ chất nhầy, khiến cho bạn cảm thấy khó thở hơn.

viem-phe-quan-cap

Viêm phế quản có thể là một cơn cấp tính ( trong 1 thời gian ngắn ) hoặc mãn tính ( kéo dài dai dẳng ) và cả hai loại đều có nguyên nhân, cách điều trị khác nhau. Triệu chứng điển hình để xác định viêm phế quản cấp tính là một cơn ho khan xuất hiện khi cảm lạnh hoặc cúm – và kéo dài trong ít nhất năm ngày và nhiều là ba tuần. Sau vài ngày ho có thể tạo ra chất nhầy có màu vàng hoặc xanh lục.

Đối với viêm phế quản mãn tính, nó là một căn bệnh phổi nghiêm trọng hơn, không thể chữa được, liên quan đến các triệu chứng ho dai dẳng báo hiệu sự thay đổi cấu trúc cơ bản của cơ thể trên hệ thống phế quản của phổi ( có thể là dấu hiệu của một ung thư ). Phần còn lại của bài viết này sẽ tập trung vào viêm phế quản cấp tính, thường chỉ được gọi là viêm phế quản vì mức độ phổ biến mọi người mắc phải trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân như : thay đổi thời tiết , ô nhiễm môi trường , … Khoảng 5% người trưởng thành mắc bị viêm phế quản mỗi năm, và có đến 90% những người trưởng thành này sẽ đi khám bệnh để được điều trị làm tốn không ít thời gian cũng như chi phí điều trị.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản, những triệu chứng cần tìm và cách loại bỏ nó.

Nguyên nhân và các triệu chứng của viêm phế quản

(Viêm phế quản cấp tính là do nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn, thường kèm theo các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm )

Viêm phế quản xảy ra khi các đường dẫn khí chính trong phổi, được gọi là phế quản, trở nên sưng lên. Tình trạng sưng này xảy ra khi phế quản bị viêm hoặc nhiễm trùng, thường do vi rút cảm lạnh hoặc cúm gây ra. Nhiễm trùng thường bắt đầu ở mũi, xoang, hoặc cổ họng và lây lan sang các ống phế quản. Virus cúm thậm chí có thể lây lan dễ từ mũi đến phổi – chỉ cần bạn thở, không ho hoặc hắt hơi, đặc biệt là trong những ngày đầu bị bệnh

Tiếp xúc với các chất kích thích, như khói thuốc lá, ô nhiễm, bụi và khói, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm viêm phế quản cấp tính

Các triệu chứng viêm phế quản cấp tính có thể gây khó chịu cho bạn, nhưng nó đều là những đáp ứng của cơ thể tấn công lại tác nhân gây bệnh , giúp bạn điều trị bệnh ( Đó là nguyên nhân vì sao không cần dùng thuốc điều trị mà bạn vẫn khỏi bệnh , nhưng sẽ cần một thời gian lâu hơn so với khi dùng thuốc )
Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính – ho, đau họng, chất nhầy và đờm – có thể gây khó chịu, nhưng sự xuất hiện của các triệu chứng đó đều có lý do của nó. Ho là cách cơ thể đào thải ra các chất kích thích ( bụi , khói ,…), các vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp của cơ thể để ngăn ngừa nhiễm trùng. Mặc dù gây phiền nhiễu, nhưng ho sẽ giúp ngăn chặn sự lây nhiễm, cũng như loại bỏ các chất kích thích, các vi khuẩn đang tấn công cơ thể bạn

Còn chất nhầy và đờm? Khi chúng ta khỏe mạnh, chất nhầy trong cơ thể có chức năng ngăn chặn bụi, vi khuẩn và những chất kích thích xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, khi chúng ta bị nhiễm trùng như cảm lạnh (hoặc cảm lạnh gây ra viêm phế quản), các xoang, miệng, cổ họng và phổi sẽ tiết ra nhiều chất nhầy ( đáp ứng tự nhiên của cơ thể ) với mục đích bắt giữ vi khuẩn , virút và đẩy chúng ra khỏi cơ thể.

Làm thế nào để tránh bị viêm phế quản

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được viêm phế quản cấp tính, đặc biệt là các trường hợp bị nhiễm virus như cảm lạnh, nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro mắc phải bằng các biện pháp dưới đây :

  • Rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay vào mũi ( ngoáy mũi ,… ) để giảm tiếp xúc với vi-rút và vi khuẩn. Vi khuẩn, vi-rút gây cảm, cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác rất dễ lây.
  • Tránh đứng gần hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu buộc phải tiếp xúc thì nên có cách biện pháp ngăn cách an toàn ( như đeo khẩu trang y tế , phòng cách ly ,… )
  • Tránh khói thuốc lá. Ngừng hút thuốc, và chắc chắn rằng bạn không tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ( hít phải khói thuốc do người khác hút )
  • Hãy tiêm vaccine ngăn ngừa cúm hàng năm.
  • Cân nhắc đeo khẩu trang. Để bảo vệ phổi, bạn có thể che miệng và mũi nhưng tốt nhất là dùng các đồ bảo hộ lao động khi bạn làm việc với sơn, véc-ni hoặc các vật liệu khác gây ra bụi và khói.
  • Đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng. Có một số tình trạng có triệu chứng tương tự như các triệu chứng của viêm phế quản, chẳng hạn như hen suyễn và dị ứng
  • Sử dụng máy làm ẩm. Không khí ấm áp, ẩm ướt giúp giảm ho và làm lỏng chất nhầy trong đường thở

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-viem-phe-quan-va-cach-phong-ngua-724/feed/ 0
Khi cảm cúm dẫn tới viêm phế quản http://cuocsongkhoe.com/khi-cam-cum-dan-toi-viem-phe-quan-608/ http://cuocsongkhoe.com/khi-cam-cum-dan-toi-viem-phe-quan-608/#respond Thu, 12 Apr 2018 01:00:02 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=608 Sẽ thế nào khi một đợt cảm lạnh thông thường dẫn đến tình trạng viêm phế quản cấp? Tình trạng này sẽ gây ra hiện tượng niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm cấp. Nếu không điều trị kịp thời, rất có thể bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng lớn hơn như bội nhiễm hoặc viêm phổi, một số trường hợp có thể tiến triển thành viêm phế quản mạn. Sau đây là những điều bạn cần nắm khi một đợt cảm lạnh tiến triển thành viêm phế quản.

camcum

1. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn ho kéo dài

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các vi khuẩn kèm theo đờm từ trong hệ thống hô hấp ra ngoài môi trường. Về nguyên tắc thì ho là có lợi, tuy nhiên nếu tình trạng ho vẫn kéo dài sau khi cơn cảm cúm đã hết thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị mắc viêm phế quản hoặc viêm phổi sau cảm cúm.
Bác sĩ cần được thông báo chính xác và sớm nhất về tình trạng ho của bạn, các thông tin như thời gian và mức độ ho, màu của dịch đờm (thường là đờm xanh hoặc vàng trong viêm phế quản), thở khò khè, sốt cao hơn 38 độ C hoặc ho kèm máu… là những thông tin vô cùng hữu ích giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác về bệnh.
Viêm phế quản đặc trưng bởi ho dai dẳng. Theo thống kê thì có tới 25% số ca ho mạn tính là do viêm phế quản gây ra.

2. Phân loại

Viêm phế quản thường được phân loại thành 2 dạng bệnh cơ bản bao gồm:

Viêm phế quản cấp: chúng thường phổ biến hơn và chủ yếu là do nhiễm virus hướng phổi. Chúng cũng thường được mô tả là xảy ra khi ngực và cổ của bạn bị nhiễm lạnh, thường thì chúng nhẹ hơn viêm phổi nhưng nặng hơn các loại cảm lạnh thông thường. Tình trạng bệnh sẽ tồi tệ hơn nếu bệnh nhân phải làm việc trong môi trường bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.

Viêm phế quản mạn: chúng thường do viêm phế quản cấp kéo dài, không được điều trị dứt điểm tiến triển thành. Trong các nguyên nhân thông thường như khói bụi, ô nhiễm, vi sinh vật… thì hút thuốc vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mạn.

3. Triệu chứng

  • Chúng gồm các triệu chứng điển hình như:
  •  Ho có đờm nhầy, mủ xanh hoặc vàng.
  • Mệt mỏi, đau yếu cơ khớp.
  • Thở khò khè.
  • Có thể kèm theo sốt, đau đầu.

Hãy đi gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây:

  • Ho kéo dài hơn 2 tuần.
  • Ho ra máu hoặc đờm lẫn máu.
  • Hơi thở ngắn hoặc khò khè ngay cả khi đã hết cảm cúm.

4. Điều trị viêm phế quản tại nhà như thế nào?

Ngoài sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc dược sĩ thì điều trị tại nhà cũng là rất quan trọng trong bệnh viêm phế quản, sau đây là những việc bạn cần làm:

  • Nghỉ ngơi, chỉ nên đi lại và vận động nhẹ.
  • Không hút thuốc.
  • Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm.
  • Điều trị triệu chứng như giảm đau hoặc hạ sốt bằng các thuốc giảm đau hạ sốt thông thường như paracetamol, aspirin. Đặc biệt thận trọng với trẻ em, người có tiền sử bị các bệnh gan, thận, đau dạ dày cũng không nên lạm dụng.
  • Chỉ sử dụng thuốc giảm ho khi những cơn ho làm bạn đau ngực nhiều và khiến bạn không ngủ được. Vì khi sử dụng thuốc ho đồng nghĩa với việc bạn hạn chế cơ thể tống những vi sinh vật gây bệnh kèm đờm ra khỏi phế quản.
  • Virus thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm phế quản, vì vậy mà đa số các trường hợp kháng sinh sẽ không có tác dụng. Bạn không nên tự ý điều trị bằng kháng sinh tại nhà, thay vào đó bạn nên tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị và tránh trường hợp kháng thuốc về sau.

5. Phòng tránh viêm phế quản như thế nào

Về cơ bản nguyên tắc phòng tránh viêm phế quản là tránh cho đường hô hấp tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, do đó bạn nên:

  • Tránh xa các dị nguyên gây kích ứng như bụi, khói hoặc lông thú vật. Nghỉ ngơi nhiều khi bị cảm cúm.
  •  Dùng thuốc theo toa, không tự ý kê đơn hoặc ngắt liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Ăn một chế độ ăn lành mạnh, tránh các chất kích thích.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân, dụng cụ ăn uống.

Viêm phế quản không phải là một bệnh khó điều trị, tuy nhiên sẽ có rất nhiều điều cần lưu ý nếu không muốn tình trạng của bạn tiến triển thành viêm phế quản mạn. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo cùng chuyên mục để có những góc nhìn chi tiết hơn về phòng và điều trị bệnh viêm phế quản.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/khi-cam-cum-dan-toi-viem-phe-quan-608/feed/ 0