Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Wed, 08 Nov 2023 01:49:14 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Viêm phổi không điển hình là gì? http://cuocsongkhoe.com/viem-phoi-khong-dien-hinh-la-gi-604/ http://cuocsongkhoe.com/viem-phoi-khong-dien-hinh-la-gi-604/#respond Wed, 11 Apr 2018 01:00:46 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=604 Viêm phổi không điển hình là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, gây ra tình trạng nhiễm trùng tại các túi phế nang của phổi, thường do các dòng vi khuẩn như Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae và Chlamydophila pneumoniae gây ra. Viêm phổi không điển hình thường có diễn biến nhẹ hơn viêm phổi điển hình.

viem-phoi-khong-dien-hinh

1. Như một cơn cảm lạnh nhưng chứa đầy nguy hiểm

Trong tiếng Anh có có tên là “walking pneumonia”, mô tả như việc người bệnh vẫn có thể đi lại và sinh hoạt khi mắc viêm phổi không điển hình. Tuy nhiên, chính những diễn biến âm thầm khiến bệnh nhân không đề phòng và gia tăng mức độ nguy hiểm của bệnh. Các triệu chứng của viêm phổi không điển hình đôi khi chỉ giống như một cơn cảm lạnh, và bệnh nhân sẽ tiếp tục trở lại công việc sau cơn cảm cúm mà không hề biết rằng mình đã mắc viêm phổi. Đó là điều nguy hiểm nhất của bệnh.

2. Đối tượng nào có thể mắc viêm phổi không điển hình?

Bất cứ ai cũng có thể mắc viêm phổi không điển hình. Tuy nhiên viêm phổi không điển hình do mycoplasma phổ biến nhất ở trẻ em, người làm việc trong môi trường khói bụi ô nhiễm, hút thuốc lá và sử dụng rượu bia cũng như người trưởng thành dưới 40 tuổi.

Những không gian đông người như kí túc, trường học, viện dưỡng lão… cũng là những nơi mà nguy cơ nhiễm viêm phổi không điển hình tăng cao.

Tuy vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhiễm vào bất kì thời điểm nào trong năm, nhưng thời gian phổ biến có số ca mắc viêm phổi không điển hình tăng cao thường là vào khoảng cuối hè và đầu thu.

3. Triệu chứng của bệnh

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh thường bắt đầu sau khoảng 15 – 25 ngày sau khi bạn tiếp xúc với mycoplasma và tình trạng sẽ dần xấu đi trong vòng 2 – 4 ngày sau đó. Tuy là không điển hình nhưng chúng thường có những triệu chứng thường gặp sau đây:

  • Đau ngực khi hít sâu hoặc vận động
  • Ho kèm theo đau thắt ngực
  • Các triệu chứng như một đợt cảm lạnh hoặc cúm
  • Viêm họng
  • Đau đầu dữ dội
  • Mệt mỏi, đau yếu cơ, đau khớp
  • Một số trường hợp được ghi nhận có nhiễm trùng tai, thiếu máu hoặc sốt phát ban

4. Chẩn đoán viêm phổi không điển hình

Bác sĩ thường dựa vào tuổi tác, môi trường làm việc, bệnh tình và thể trạng trước đây cũng như hiện tại của bệnh nhân để chẩn đoán. Các phương pháp chẩn đoán thường là nghe tiếng phổi bằng ống nghe, X – quang phổi và đôi khi cần tới xét nghiệm máu để xác định sự có mặt của vi khuẩn thông qua nồng độ kháng thể, số lượng các loại bạch cầu trong máu.

5. Điều trị

Nếu viêm phổi điển hình được xác định gây ra bởi vi khuẩn thì bạn hoàn toàn có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh. Tuy nhiên kháng sinh sẽ không có tác dụng nếu bệnh tình của bạn do virus hoặc nấm gây ra.

Mọi kháng sinh bạn sử dụng cần có sự kê đơn chặt chẽ của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bạn bắt buộc phải tuân thủ đúng và đủ liều thuốc để giảm nguy cơ kháng kháng sinh sau này.

Ngoài ra bệnh nhân cũng cần được nghỉ ngơi, ăn thức ăn mềm và uống nhiều nước

6. Tiên lượng bệnh

Hầu hết các trường hợp viêm phổi không điển hình đáp ứng tốt với các kháng sinh hiện dùng. Tuy nhiên chúng thường diễn biến nặng ở các đối tượng như người bệnh suy thận, bệnh nhân tiểu đường, bệnh hô hấp mạn như COPD, bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ em. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến tử vong của bệnh.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/viem-phoi-khong-dien-hinh-la-gi-604/feed/ 0
Dấu hiệu cho biết bạn đã mắc bệnh viêm phổi http://cuocsongkhoe.com/dau-hieu-cho-biet-ban-da-mac-benh-viem-phoi-595/ http://cuocsongkhoe.com/dau-hieu-cho-biet-ban-da-mac-benh-viem-phoi-595/#respond Tue, 10 Apr 2018 07:00:36 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=595 Những ngày thời tiết giao mùa, gió hoặc mưa thay đổi, kết hợp với khói bụi cũng như môi trường bị ô nhiễm, khói thuốc và các chất độc hại là nguyên nhân chính dẫn đến những căn bệnh về đường hô hấp, điển hình là bệnh viêm phổi. Vậy làm thế nào để nhận ra những dấu hiệu sớm nhất của viêm phổi giúp phục vụ tốt hơn cho quá trình điều trị? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp ngay sau đây, hãy cùng theo dõi nhé!

cough-sick-man-coughing_b7g_tlpvg_thumbnail-full04

1. Cảm lạnh – nguyên nhân ban đầu

Các triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện kèm theo viêm phổi, đó là phản xạ của cơ thể khi những túi khí hay còn gọi là phế nang đang bị nhiễm khuẩn. Dấu hiệu cảm lạnh thường đi kèm với sổ mũi, hắt hơi và ho, các bệnh đi cùng thường là viêm họng hoặc cúm.
Nếu bạn bị sốt, nhức đầu hoặc đau nửa đầu, thường rất hiếm khi cơn cảm lạnh xuất hiện kèm.

2. Những dấu hiệu của cúm – bệnh tiền viêm phổi

Những đợt cúm đến nhanh và mạnh thường là báo hiệu cho bệnh viêm phổi nếu virus cúm không được ngăn chặn kịp thời. Các triệu chứng báo hiệu bao gồm:• Sốt cao (trên 38 độ C)

  • Đau đầu dữ dội
  • Đau nhức các cơ, khớp
  • Khô họng, ho gà
  • Mệt mỏi, uể oải

Sau 2 – 5 ngày điều trị, nếu những triệu chứng trên không thuyên giảm, bạn nên cảnh giác cao với nguy cơ mắc viêm phổi. Đặc biệt cẩn trọng nếu bệnh nhân là người già trên 65 tuổi hoặc trẻ em dưới 2 tuổi.

3. Giai đoạn viêm phổi – những dấu hiệu đặc trưng nhất

Các triệu chứng thực thụ của viêm phổi thường diễn ra sau cúm hoặc sau những cơn nhiễm trùng trước đó. Nguyên nhân là do những virus gây ra cúm hoặc cảm lạnh nếu không được ngăn chặn và điều trị sớm sẽ tấn công vào phổi của bạn, gây viêm, sưng và tăng tiết dịch phế nang dẫn đến viêm phổi. Viêm phổi thậm chí đến sau khi các triệu chứng cúm hoặc cảm lạnh đã dịu xuống khiến đôi lúc bệnh nhân nhầm lẫn với việc đã khỏi bệnh, dẫn đến thiếu cảnh giác trong phòng bệnh.

Với viêm phổi, bạn có tất cả các triệu chứng của cúm nhưng cũng có thể kèm theo một số triệu chứng đặc trưng hơn, tất cả chúng bao gồm:

  • Sốt cao trên 38,5 độ C
  •  Ho có đờm màu xanh lục, vàng hoặc đờm dính máu
  •  Choáng váng, đau đầu, ớn lạnh
  • Khó thở, đặc biệt khi vận động, di chuyển
  • Đau ngực khi hít vào hoặc khi nằm
  • Mệt mỏi, chán ăn, ra nhiều mồ hôi
  • Nhịp thở nhanh, nhịp tim tăng
  • Môi và móng tay nhạt màu
  • Mất tập trung, mê sảng trong cơn sốt

Với trẻ em, dấu hiệu dễ nhận thấy nhận của bệnh viêm phổi ở trẻ đó là ho nhiều và thở nhanh, khi phổi của trẻ bị viêm, sự trao đổi oxy trong cơ thể sẽ trở nên khó khăn, trẻ thường phản ứng lại bằng cách tăng cường nhịp thở để bù đắp lại tình trạng thiếu oxy. Các biểu hiện đặc trưng như:

  • Nhịp thở nhanh, trên 45 lần 1 phút
  • Co rút lồng ngực
  • Thở khò khè, ho nhiều, đờm xanh hoặc mủ vàng

Viêm phổi rất hay gặp ở trẻ nhỏ từ trẻ sơ sinh, những bé có sức đề kháng yếu, không được chăm sóc một cách cẩn thận, có những trẻ bị ra mồ hôi nhiều mà không chăm sóc thường xuyên sẽ dễ khiến mồ hôi ngấm vào cơ thể…Đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu bị nặng, vì vậy cần được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào ở trên, hãy đưa ngay trẻ đến sơ sở y tế gần nhất để được khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc tự chữa trị tại nhà cho trẻ khi trẻ gặp bất kì dấu hiệu nào trong những dấu hiệu trên.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/dau-hieu-cho-biet-ban-da-mac-benh-viem-phoi-595/feed/ 0
Điều trị viêm phổi và những lưu ý không thể bỏ qua http://cuocsongkhoe.com/dieu-tri-viem-phoi-va-nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-596/ http://cuocsongkhoe.com/dieu-tri-viem-phoi-va-nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-596/#respond Tue, 10 Apr 2018 01:00:56 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=596 Viêm phổi một bệnh hô hấp rất phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm tại nhu mô phổi gồm các ống phế nang, túi phế nang, tiểu phế quản tận và các tổ chức kẽ. Đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới mỗi năm. Sau đây là những kiến thức không thể bỏ qua về điều trị đặc hiệu cho từng loại viêm phổi.

phi-bao-hiem-ung-thu-k-care-la-bao-nhieu

1. Viêm phổi do vi khuẩn

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm phổi là do vi khuẩn. Triệu chứng thường xảy ra tương đối nhanh, bao gồm rét run, sốt cao, ra mồ hôi, đau ngực, khó thở, ho đờm đặc màu xanh hoặc màu vàng. Viêm phổi do vi khuẩn thường khu trú ở một vùng (thuỳ) phổi và được gọi là viêm phổi thuỳ.

Với trường hợp này, các bác sĩ thương dùng kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân, mang lại hiệu quả điều trị khá tốt nếu nhận được sự hợp tác tích cực từ phía bệnh nhân trong thời gian sử dụng thuốc.

Các tiêu chuẩn lựa chọn kháng sinh cho bệnh nhân dựa trên một số điều, bao gồm tuổi tác, các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Số ngày sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe chung, chủng vi khuẩn bạn đang mắc và loại kháng
sinh bạn đang dùng.

Hầu hết các triệu chứng viêm phổi sẽ giảm sau 2 – 3 ngày sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, bạn cần duy trì sử dụng kháng sinh trong 5 – 7 ngày nếu không muốn làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh cho chính bạn và cộng đồng.

Nếu sau khoảng thời gian trên mà các triệu chứng của bạn không hề thuyên giảm thì đó là dấu hiệu của tình trạng kháng kháng sinh. Lúc này các bác sĩ sẽ cần thực hiện xét nghiệm kháng sinh đồ nhằm tìm ra kháng sinh phù hợp nhất với bạn. Đồng thời những xét nghiệm tìm chủng vi khuẩn cũng được tiến hành để xác định tình trạng của bạn là do chủng vi khuẩn nào gây nên.

Thông thường bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà sau khi được bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn. Tuy nhiên với những trường hợp sau, bệnh nhân nên nhập viện để được chăm sóc và điều trị tốt nhất:

  • Bệnh nhân là trẻ em dưới 5 tuổi hoặc trên 65 tuổi.
  • Có các bệnh liên quan đến chức năng hô hấp khác như COPD, suy tim, hen suyễn, đái tháo đường, suy thận mạn hoặc xơ gan.
  • Bệnh nhân không có khả năng tự chăm sóc, sống trong môi trường có điều kiện y tế yếu kém.

2. Viêm phổi do virus

Độ phổ biến cũng tương tự như viêm phổi do vi khuẩn. Các triệu chứng viêm phổi do virus thường xảy ra từ từ và ít nghiêm trọng hơn so với viêm phổi do vi khuẩn. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống cúm, đau đầu, ho khan, sốt, đau cơ và mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có khó thở và ho khạc đờm trong hoặc màu trắng. Người bị viêm phổi virus cũng có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Nguyên nhân viêm phổi do virus có thể là do sự xâm lấn của các bệnh khác như virus cúm hoặc virus thủy đậu. Thuốc kháng sinh không mang lại tác dụng điều trị trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm virus gây ra viêm phổi. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ buộc phải sử dụng kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm do vi khuẩn.

Những người dễ bị viêm phổi sau khi bị cúm (ví dụ phụ nữ mang thai) có thể dùng thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza) để giúp làm giảm các triệu chứng. Bệnh do nhiễm virus thủy đậu (Varicella) cũng có thể sử dụng thuốc kháng virus như acyclovir và những thuốc tượng tự.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm phổi là một bệnh cấp tính và có thể chữa trị hoàn toàn sau thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không thực sự tuân thủ tốt phác đồ điều trị hoặc người bệnh bị suy giảm miễn dịch và có những bệnh đi kèm thì nguy cơ mắc viêm phổi thường xuyên là rất cao. Điều này làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ trong quá trình điều trị, tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc đưa ra cũng như liên tục phản hồi về kết quả điều trị để có thể phòng ngừa và ngăn chặn mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phổi.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/dieu-tri-viem-phoi-va-nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-596/feed/ 0
Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm phổi http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-cach-phong-benh-viem-phoi-591/ http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-cach-phong-benh-viem-phoi-591/#respond Mon, 09 Apr 2018 07:00:22 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=591 Viêm phổi là một bệnh hô hấp phổ biến rất thường gặp đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, gây ho, nhiều đờm, sốt cao và một số biến chứng khác của viêm. Việc phòng ngừa viêm phổi sẽ rất có ý nghĩa lâm sàng trong việc ngăn ngừa tối đa mức độ tiến triển của bệnh và nguy cơ của những biến chứng nguy hiểm khác.

 nguyen-nhan-benh-viem-phoi

Nguyên nhân nào gây ra viêm phổi?

Viêm phổi có thể bị gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bệnh nhân nhiễm viêm phổi do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Trong khi chủng Mycoplasma pneumoniae lại thường là nguyên nhân chính của bệnh viêm phổi không điển hình.

Các virus như virus cúm A, virus hợp bào hô hấp (RSV) cũng thường là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi. Ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, những nguyên nhân gây ra viêm phổi cũng đa dạng hơn ví dụ như nấm Pneumocystis jiroveci (trước đây gọi là Pneumocystis carinii). Nấm này thường gây ra viêm phổi ở những người mắc bệnh AIDS. Các bác sĩ có thể đề nghị một xét nghiệm HIV nếu họ nghĩ rằng Pneumocystis jiroveci gây ra viêm phổi ở bệnh nhân.

Phòng bệnh viêm phổi như thế nào?

phong-benh-viem-phoi

Các phương pháp phòng bệnh viêm phổi được chia thành 2 nhóm chính bao gồm phòng bệnh đặc hiệu và phòng bệnh đặc hiệu.

+ Phòng bệnh không đặc hiệu:

Về cơ bản, phòng bệnh không đặc hiệu cho viêm phổi không chỉ ngăn chặn riêng những tác nhân gây viêm phổi mà còn hạn chế nhiều tác nhân gây ra những bệnh hô hấp khác, tuy nhiên hiệu quả phòng ngừa thường không cao so với phòng bệnh đăc hiệu, bao gồm:

  • Bỏ thuốc lá: thuốc lá không những là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi mà còn có thể gây ra ung thư phổi và những bệnh hô hấp khác. Vì vậy hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ trước khi quá muộn.
  • Tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp: bạn nên tránh xa hoặc có những biện pháp hạn chế tiếp xúc với những người bị viêm phổi hoặc các bệnh hô hấp khác như cúm, viêm phế quản, sởi, thủy đậu. Viêm phổi là một bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng mặt qua đường hô hấp. Vì vậy, bạn luôn cần đề phòng và cảnh giác để giảm nguy cơ mắc viêm phổi cho chính mình và người thân.
  • Rửa tay thường xuyên sau khi ăn và trước khi đi vệ sinh: rửa tay là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn vi khuẩn hoặc virus bám lên tay và vô tình xâm nhập vào đường hô hấp của bạn.

+ Phòng bệnh đặc hiệu

Phương pháp này nhắm trực tiếp tới phòng và hỗ trợ điều trị viêm phổi. Biện pháp điển hình của phòng bệnh đặc hiệu là tiêm phòng vaccine phế cầu. Tuy không có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn trực tiếp bệnh viêm phổi nhưng loại vaccine này giúp hỗ trơ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm phổi như nhiễm trùng máu, viêm tai giữa, viêm màng não.

Các bệnh do phế cầu có thể phòng tránh được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng được xem là biện pháp chủ động, tiết kiệm và có tầm ảnh hưởng quan trọng giúp giảm số ca bệnh mắc mới do bị nhiễm phế cầu khuẩn. Chủng ngừa cho trẻ từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của các căn bệnh do phế cầu gây ra. Hiện có 2 loại vaccine được dùng trong chương trình tiêm chủng tại Việt Nam bao gồm:

  • Loại 10 chủng (PCV10 – Synflorix): ngoài công dụng chính còn có công dụng phụ là ngừa viêm phổi, viêm tai giữa. Tiêm ngừa cho trẻ em 2 tháng – 5 tuổi (2-4 mũi tuỳ tuổi).
  • Loại 23 chủng (PPSV23 – Pneumo23): không có công dụng phụ như trên, nhưng ngừa thêm được 13 chủng nữa, và rất hữu ích cho trẻ 2 tuổi – 5 tuổi (và trẻ hơn 5 tuổi có bệnh mạn tính, người lớn tuổi). Chỉ tiêm 1 mũi, hiếm khi cần nhắc lại (trẻ có bệnh giảm miễn dịch hoặc khi về già mới tiêm nhắc lại).

Vậy nếu có khả năng thì nên chủng ngừa cả hai, nhưng với trẻ dưới 2 tuổi thì nên tiêm PCV10 trước, còn trẻ 5 tuổi thì chỉ có thể chủng ngừa đơn độc PPSV23. Trong mọi trường hợp, mũi PPSV23 nên chích sau mũi PCV10 cuối cùng 6 tháng.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-va-cach-phong-benh-viem-phoi-591/feed/ 0
Viêm phổi là gì ? Điều trị như thế nào? http://cuocsongkhoe.com/viem-phoi-la-gi-dieu-tri-nhu-the-nao-588/ http://cuocsongkhoe.com/viem-phoi-la-gi-dieu-tri-nhu-the-nao-588/#respond Mon, 09 Apr 2018 01:00:00 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=588 Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi tại các phế nang (những túi khí của phổi). Khi tình trạng viêm diễn ra, dịch rỉ viêm và mủ hoặc đờm sẽ đổ đầy các túi phế nang, gây ra tình trạng ho cũng như khó thở từ nhẹ tới nghiêm trọng.

viem-phoi-la-benh-gi

Đối tượng nào dễ bị viêm phổi nhất?

Bất cứ ai cũng có thể bị mắc viêm phổi, tuy nhiên trẻ em dưới 2 tuổi và người trên 65 tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc viêm phổi cao nhất. Nguyên nhân là hệ miễn dịch của những người thuộc lứa tuổi này hoặc là chưa phát triển toàn diện, hoặc là đã và đang bị suy yếu khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi.

Ngoài ra những người hút thuốc lá, sử dụng nhiều đồ uống có cồn hoặc là việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi.

Nguyên nhân nào gây viêm phổi

Viêm phổi có thể do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm hặc kí sinh trùng. Trong đó những nguyên nhân hàng đầu bao gồm:

  • Virus cúm
  • Cảm lạnh
  • Virus RSV (virus hợp bào hô hấp – nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi)
  • Vi khuẩn hướng phổi gồm Streptococcus pneumoniae và Mycoplasma pneumoniae
  • Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện: viêm phổi do các nhiễm trùng tại bệnh viện như do thở máy, do chăm sóc y tế kém vệ sinh…

Nguyên tắc điều trị viêm phổi

Chỉ dùng kháng sinh khi chắc chắn viêm phổi trên bệnh nhân là do vi khuẩn. Dùng đúng và hoàn thành toa thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Nếu viêm phổi là do virus gây ra, kháng sinh sẽ không có tác dụng trong điều trị. Việc cần làm của bạn là hãy nghỉ ngơi, uống nhiều nước và uống các thuốc điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt. Khi bạn cảm thấy tốt hơn, hệ miễn dịch của bạn sẽ tự động dọn dẹp virus gây viêm phổi. Nếu bệnh tình của bạn không cải thiện, hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng những loại thuốc đặc trị cho virus, ngăn chặn bội nhiễm và các biến chứng xấu hơn.

Ngoài các biện pháp sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, theo dõi liên tục các triệu chứng và cách li, tránh tiếp xúc với nguồn lây cũng như những đối tượng dễ mắc bệnh.

Tình hình điều trị viêm phổi hiện nay

Ngày càng có nhiều vi khuẩn trở nên kháng thuốc, sự xuất hiện của chúng làm cho việc điều trị viêm phổi trở nên vô cùng khó khăn, làm tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân viêm phổi. Ví dụ về 2 loại siêu vi khuẩn kháng thuốc nhức nhối nhất hiện nay là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh đang kháng lại hầu như tất cả các loại kháng sinh đang có.

Để giúp cho tình trạng kháng thuốc trong điều trị được phần nào ngăn chặn, mỗi bệnh nhân cần là một người sử dụng thuốc thông thái. Không tự ý dùng kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ. Không tự ngắt liều khi chưa sử dụng hết thuốc trong đơn thuốc, không tự ý tăng liều hoặc bỏ liều nếu không có sự đồng ý của nhân viên y tế.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/viem-phoi-la-gi-dieu-tri-nhu-the-nao-588/feed/ 0
Những dấu hiệu của viêm phổi và các phương pháp chẩn đoán http://cuocsongkhoe.com/nhung-dau-hieu-cua-viem-phoi-va-cac-phuong-phap-chan-doan-585/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-dau-hieu-cua-viem-phoi-va-cac-phuong-phap-chan-doan-585/#respond Sun, 08 Apr 2018 07:00:51 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=585 Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi tại các phế nang (những túi khí nơi xảy ra sự trao đổi oxy của phổi). Đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới mỗi năm. Tỉ lệ này lớn nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, và người già hơn 75 tuổi.

nhung-dau-hieu-cua-viem-phoi

Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm phổi

Dấu hiệu của viêm phổi thường dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh và cúm. Trong số các triệu chứng của viêm phổi thì đau ngực và khó thở là điển hình và hay gặp nhất. Một số triệu chứng khác thường thấy bao gồm:

  • Sốt
  • Ho
  • Ớn lạnh
  • Thở nhanh bất thường
  • Đau ngực
  • Thở khò khè
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Giảm vận động
  • Biếng ăn hoặc bú kém (ở trẻ sơ sinh)

Trong những trường hợp nặng hơn ở trẻ, môi và móng tay trẻ có thể bị xanh hoặc xám.

Chẩn đoán viêm phổi như thế nào?

Các bác sĩ có thể dựa trên những thông tin sau để chẩn đoán viêm phổi:

  • Tiền sử mắc các bệnh hô hấp và bệnh nhiễm trùng.
  • Khám lâm sàng tiếng phổi, khi nghe phổi có tiếng ran ở phổi.
  • X-quang ngực, thường là bài kiểm tra bắt buộc đầu tiên để tìm ra những sự thay đổi trong cấu trúc nhu mô phổi và vùng nhu mô bị bệnh cũng như tình trạng bệnh. Tuy nhiên chụp X-quang không phải là môt xét nghiệm đặc hiệu để có thể kết luận ngay tình trạng nhiễm trung hô hấp của bạn là viêm phổi hay không.
  • Kiểm tra mức độ xâm lấn của viêm phổi, bao gồm kiểm tra các dấu hiệu bất thường của phế quản, màng tim và dịch màng phổi để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra.
  • Cấy vi khuẩn hoặc xét nghiệm tìm virus từ dịch đờm họng hoặc xét nghiệm máu.

Các xét nghiệm khác:

Là những xét nghiệm dùng thêm với các bệnh nhân viêm phổi thể nặng và những bệnh nhân có nhiều nguy cơ biến chứng như người suy giảm miễn dịch, hen phế quản hay COPD.

  • Xét nghiệm nước tiểu nhanh

Xét nghiệm này có thể xác định được một số vi khuẩn gây viêm phổi. Ưu điểm của xét nghiệm là việc thực hiện khá dễ dàng và tốn ít chi phí.

  • Kiểm tra HIV

Ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, viêm phổi có thể do các sinh vật khác gây ra, bao gồm một số loại nấm, như Pneumocystis jiroveci (trước đây gọi là Pneumocystis carinii). Nấm này thường gây ra viêm phổi ở những người mắc bệnh AIDS. Một số bác sĩ có thể đề nghị một xét nghiệm HIV nếu họ nghĩ rằng Pneumocystis jiroveci gây ra viêm phổi.

  • Nội soi phế quản phổi có thể được chỉ định trong trường hợp bị viêm phổi nặng hoặc tình trạng bệnh không cải thiện sau khi điều trị với kháng sinh. Trong thủ thuật này, một ống mỏng, mềm có gắn camera được sử dụng để xem trực tiếp khí quản và phế quản. Bác sĩ thu thập dịch hoặc mẫu mô nhỏ và xác định nguyên nhân gây viêm phổi.
  • Chụp CT (cắt lớp vi tính) cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về phổi trong những trường hợp nặng. Chụp CT cũng có thể có lợi trong trường hợp việc điều trị viêm phổi không có hiệu quả.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-dau-hieu-cua-viem-phoi-va-cac-phuong-phap-chan-doan-585/feed/ 0