Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Wed, 08 Nov 2023 01:49:14 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 6 Lời khuyên giúp kiểm soát hiệu quả bệnh đái tháo đường http://cuocsongkhoe.com/6-loi-khuyen-giup-kiem-soat-hieu-qua-benh-dai-thao-duong-486/ http://cuocsongkhoe.com/6-loi-khuyen-giup-kiem-soat-hieu-qua-benh-dai-thao-duong-486/#respond Tue, 06 Mar 2018 13:00:07 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=486 Đối với điều trị đái tháo đường, hiểu biết về bệnh và cách điều trị là một yếu tố then chốt để có được cuộc sống thoải mái và khỏe mạnh. Kèm theo sự phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị, bạn có thể kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường bằng 6 thay đổi quan trọng trong cuộc sống hàng ngày như sau.

nhung-cach-kiem-soat-benh-dai-thao-duong-ngan-ngua-bien-chung11505451230

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh là một trong những biện pháp chủ chốt để kiểm soát bệnh đái tháo đường và giúp hệ tim mạch hoạt động hiệu quả. Thật vậy, điều này rất quan trọng vì những gì chúng ta ăn sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ăn vừa đủ lượng cơ thể cần (tham khảo ý kiến bác sĩ với từng thể trạng bệnh nhân và mức độ diễn biến của bệnh), ăn nhiều chất xơ (rau, quả, ngũ cốc…), hạn chế đồ chiên nướng và thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao. Hãy nhớ rằng carbonhydrat sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường, do đó hãy kiểm soát lượng tinh bột đưa vào cơ thể bạn. Cố gắng giữ mức nạp vào ổn định và đều đặn trong các bữa ăn. Việc kiểm soát tốt chế độ ăn thậm chí còn quan trọng hơn việc điều trị bằng insulin hay dùng thuốc kiểm soát đường huyết.

Tập thể thao đều đặn

Nếu bạn là một người lười vận động, hãy thay đổi ngay bây giờ. Bạn không cần phải tới phòng gym, một lớp khiêu vũ thể thao hay những địa điểm tương tự. Đơn giản bạn chỉ cần tập thói quen chạy bộ, làm việc nhà hoặc chơi những trò chơi lành mạnh. Hãy dành ra cho mình ít nhất 30 phút mỗi ngày để chơi thể thao, đổ mồ hôi và luyện hít thở (theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kì). Một lối sống tích cực sẽ làm tươi mới những tế bào của bạn, giúp chúng hoạt động hiệu quả và kiểm soát đường huyết. Không những thế, lối sống tích cực còn giúp bạn có thể tránh những nguy cơ về huyết áp và tim mạch. Tập thể thao còn giúp cho bạn giảm cân và giải tỏa stress sau những giờ làm việc căng thẳng.

Khám sức khỏe định kì

Hãy tới bệnh viện và kiểm tra tình hình sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Các thông số như Cholesterol máu, huyết áp, A1c (lượng đường huyết trong 3 tháng)…sẽ cho bạn những cảnh báo về bệnh tiểu đường, cao huyết áp và tim mạch sớm. Giúp bạn có những hướng điều trị kịp thời. Hãy tới ngay bác sĩ chuyên khoa nếu xuất hiện những dấu hiệu như loét chân và rối loạn thần kinh.

Không hút thuốc lá

Đái tháo đường gây nên những nguy cơ về bệnh thận, tim, mạch máu và các vấn đề liên quan đến thần kinh. Khi bạn hút thuốc, nguy cơ để mắc phải những rối loạn này sẽ tăng khoảng 80 lần. Nếu đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc ngay từ bây giờ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình cai thuốc.

Kiểm soát stress

Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta thật khó để tránh khỏi stress. Khi căng thẳng, mức độ đường trong máu của bạn sẽ tăng cao, điều đó gây ra những khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Hãy tập thể dục đều đặn, ăn uống đúng cách và dùng thêm một số thuốc hỗ trợ. Có thể tìm hiểu về các bài tập thở sâu, thư giãn hoặc học yoga cũng là một cách hiệu quả để giảm stress.

Hạn chế đồ uống có cồn

Việc kiểm soát đái tháo đường sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn khi bạn không dùng rượu, bia hoặc đồ uống có cồn khác. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống, hãy kiểm soát và đừng lạm dụng đồ uống có cồn.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kì khuyến cáo rằng: Không nên uống quá 45ml/ngày (khoảng 1 chén nhỏ) với rượu có nồng độ cồn khoảng 40%. Từ đó có thể suy ra thể tích bia hoặc các đồ uống có cồn khác với lượng cồn Ethanol tương đương.

Không nên uống rượu và thuốc hạ đường huyết cùng lúc, trong một số trường hợp có dùng một số loại thuốc đặc biệt theo yêu cầu của Dược sĩ thì bạn nên ngừng rượu hoàn toàn. Nếu bạn đang tiêm insulin và có uống rượu trong ngày thì phải thử đường máu trước khi ngủ, nếu đường máu <7mmol/l thì nên ăn đêm. Nếu không thử được thì nên ăn thêm các thực phẩm có chứa carbonhydrat để tránh hạ đường huyết lúc nửa đêm.

]]>
http://cuocsongkhoe.com/6-loi-khuyen-giup-kiem-soat-hieu-qua-benh-dai-thao-duong-486/feed/ 0
Cách chữa trị đái tháo đường http://cuocsongkhoe.com/cach-chua-tri-dai-thao-duong-483/ http://cuocsongkhoe.com/cach-chua-tri-dai-thao-duong-483/#respond Tue, 06 Mar 2018 07:00:37 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=483 Nếu bạn bị đái tháo đường typ 1 thì hầu như không có cách nào khác ngoài việc bạn phải dùng insulin suốt đời kể từ khi bị mắc, vì nó có liên quan đến gen. Nhưng nếu bạn bị đái tháo đường typ 2, thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và chữa trị nó theo các cách dưới đây. Lưu ý là trước khi làm bất cứ phương pháp nào ở dưới đây, hãy thảo luận với bác sĩ của mình trước để lựa chọn ra phương án tối ưu nhất có thể nhé.

cach-chua-tri-dai-thao-duong

Một số phương pháp bạn có thể thực hiện tại nhà để có thể kiểm soát lượng đường máu. Thậm chí những thứ bạn làm ở nhà hàng ngày có tác động tới sức khỏe của bạn lớn hơn rất nhiều kỳ kiểm tra vài tháng 1 lần của bạn!

  • Giữ lượng đường máu của bạn một cách an toàn bằng một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ, đồng thời kết hợp với luyện tập thể lực.
  • Duy trì lượng triglyceride và lượng cholesterol trong máu xung quanh giới hạn an toàn cho phép bằng cách theo đuổi một chế độ ăn những thức ăn chứa ít đường và các chất béo bão hòa. Bạn cũng có thể dùng thuốc để kiểm soát nếu như cảm thấy cần thiết.
  • Duy trì huyết áp an toàn ở khoảng dưới 130/80. Đó là lượng huyết áp tối ưu của một người có thể có được.
  • Hãy để ý tới những thứ bạn ăn, nhất là lượng thịt mà bạn muốn ăn.
  • Tập thể dục thường xuyên. Những bài tập thể dục rất tốt cho sức khỏe đồng thời giúp bạn giảm cân. Cân nặng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra đái tháo đường typ 2.
  • Nếu bắt buộc, hãy dùng thuốc. Lưu ý rằng bạn phải dùng đúng thuốc, đúng liều và đủ thời gian. Điều trị đái tháo đường là một quá trình lâu dài.
  • Đo và giám sát lượng đường máu cũng như huyết áp ngay tại nhà. Hiện tại có rất nhiều nơi bán các máy đo huyết áp tại nhà, cách sử dụng cũng khá đơn giản. Bạn có thể tìm mua để phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm nhất có thể.
  • Lên lịch hẹn với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn thường xuyên. Nêu lên tất cả những triệu chứng bạn nghi ngờ rằng có hại cho sức khỏe để có được lời khuyên tốt nhất.
  • Kiểm tra các chỉ số hóa sinh khác tại các phòng thí nghiệm khi cần thiết. Hiện tại có 2 xét nghiệm được quan tâm nhất đó là xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. Nếu lượng glucose trong nước tiểu bạn quá cao vượt qua ngưỡng bình thường thì lúc đó bệnh tình đã chuyển biến sang hướng nặng và cần được điều trị ngay lập tức.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/cach-chua-tri-dai-thao-duong-483/feed/ 0
Tìm hiểu về giai đoạn tiền đái tháo đường http://cuocsongkhoe.com/tim-hieu-ve-giai-doan-tien-dai-thao-duong-489/ http://cuocsongkhoe.com/tim-hieu-ve-giai-doan-tien-dai-thao-duong-489/#respond Tue, 06 Mar 2018 00:31:02 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=489 Cùng tìm hiểu về những gì xảy ra đối với cơ thể bạn trước khi bạn mắc căn bệnh cực kỳ khó chữa – đái tháo đường nhé.

tien-dai-thao-duong

Giai đoạn thầm lặng này thường không xuất hiện nhiều triệu chứng. Nhưng gần như bạn chắc chắn mắc tiền đái tháo đường trước khi mắc đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ 2. Nó thường mang ý nghĩa là mức đường trong máu của bạn cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh.

Khoảng 86 triệu người ở Hoa Kỳ trên 20 tuổi mắc tiền đái tháo đường. Các bác sĩ và chuyên gia đã nhận thấy cần phải tiến hành các kỳ kiểm tra thường xuyên hơn. Xử lý tiền đái tháo đường có thể ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hơn sau này. Những chứng bệnh này bao gồm từ bệnh đái tháo đường týp 2 đến các vấn đề với tim, mạch máu, mắt và thận.

Những người nào có nguy cơ cao mắc đái tháo đường typ 2

Tìm hiểu về giai đoạn tiền đái tháo đường cũng giống như tìm hiểu những nguyên nhân và triệu chứng có thể dẫn tới đái tháo đường. Những điều dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn:

  • Có tiền sử gia đình bị tiểu đường týp 2
  • Đã có bệnh tiểu đường thai nghén hoặc sinh con nặng hơn 4 cân
  • Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người La tinh hay người đảo Thái Bình Dương
  • Có thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là thừa mỡ ở phần giữa (bụng mỡ)
  • Có cholesterol cao, triglyceride cao, cholesterol HDL thấp và cholesterol LDL cao
  • Không tập thể dục thường xuyên
  • Nguy cơ tăng theo độ tuổi, những người trên 45 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh

Bạn nên kiểm tra, khám sàng lọc tiền đái tháo đường nếu như bạn:

  • Từng đi kiểm tra đường máu
  • Bị bệnh tim
  • Có dấu hiệu kháng insulin, có nghĩa là cơ thể bạn sản xuất insulin, nhưng không có sự đáp ứng với tế bào.

Triệu chứng của giai đoạn tiền đái tháo đường

Hầu hết những người bị tiền đái tháo đường không có triệu chứng điển hình, bệnh nhân có thể sẽ có vài triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều lần, mờ mắt hoặc có những lúc mệt mỏi quá mức bình thường.

Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Bác sĩ có thể thực hiện một trong ba bài kiểm tra máu để định lượng đường huyết. Đó là: xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm dung nạp glucose và xét nghiệm chỉ số HbA1C. Các xét nghiệm sẽ cho ra kết quả lượng đường trong máu của bạn vào những thời điểm khác nhau (riêng xét nghiệm HbA1C cho ra kết quả của Hemoglobin A1C). Dựa vào đó các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xem bạn có mắc tiền đái tháo đường hay không và đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/tim-hieu-ve-giai-doan-tien-dai-thao-duong-489/feed/ 0
Một số vấn đề cần lưu ý trong điều trị đái tháo đường type 1 http://cuocsongkhoe.com/mot-so-van-de-can-luu-y-trong-dieu-tri-dai-thao-duong-type-1-192/ http://cuocsongkhoe.com/mot-so-van-de-can-luu-y-trong-dieu-tri-dai-thao-duong-type-1-192/#respond Mon, 05 Feb 2018 03:34:16 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=192 Đái tháo đường type 1 nguyên nhân do tổn thương tế bào beta đảo tụy dẫn đến giảm tiết hoặc không còn tiết insulin, gây ra những biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, thị lực và miễn dịch. Người bệnh phải chấp nhận điều trị bằng insulin và phụ thuộc hoàn toàn, thường xuyên vào insulin. Sau đây là một số thắc mắc thường gặp về điều trị đái tháo đường type 1.

luu-y-trong-dieu-tri-dai-thao-duong-type-1

Làm thế nào để đánh giá hiệu quả quá trình trị liệu?

Để đánh giá liệu insulin có mang lại hiệu quả trên cơ địa của bạn, hãy đi xét nghiệm chỉ số HbA1c trong máu 3 đến 6 tháng một lần, chỉ số HbAc1 là chỉ số đặc trưng cho tiến triển và tiên lượng đái tháo đường. Nếu liệu pháp insulin hiện tại không đáp ứng, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về điều chỉnh liều insulin, lên kế hoạch chặt chẽ hơn về chế độ ăn và hoạt động thể chất.

Nếu bạn không đáp ứng với insulin?

Ngoài việc thay đổi liều insulin cũng như lối sống như đã nói ở trên, khi bạn không đáp ứng với insulin hoặc gặp dị ứng khi điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc cấy ghép đảo tụy. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ thay thế phần đảo tụy bị tổn thương của bạn bằng đảo tùy từ người hiến khỏe mạnh. Nhược điểm của phương pháp này là khả năng thành công chưa tuyệt đối, tỷ lệ bị thải ghép cao cũng như khả năng tái phát lớn. Để tránh việc miếng ghép bị tấn công bởi những tế bào miễn dịch của cơ thể, bạn phải dùng corticoid gây ức chế miễn dịch, đương nhiên điều này sẽ để lại những hệ lụy không nhỏ về sau do tác dụng phụ của thuốc.

Hy vọng vào tụy nhân tạo?

Các nhà khoa học đang rất kì vọng vào khả năng thành công của ý tưởng này. Về cơ bản, tụy nhân tạo là một bộ phận nhỏ được cấy ghép vào cơ thể có chức năng sản xuất và tiết insulin giống như hoạt động của tế bào beta đảo tụy, mức glucose máu sẽ được đo và ghi lại trên bộ phận điều khiển qua đó có thể điều chỉnh ngược lại hoạt động của máy cho phù hợp. Hiện tại tụy nhân tạo đang được đưa vào thử nghiệm và bước đầu đã có những kết quả tích cực.

Tập luyện thể dục với người đái tháo đường

Bạn cần phải hoạt động thể chất, nhưng hãy thận trọng khi làm điều đó. Để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột, bác sĩ có thể cho bạn biết những điều này trước khi bạn tập thể dục:

  • Kiểm tra lượng đường trong máu
  • Điều chỉnh liều insulin
  • Chia nhỏ bữa ăn

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên kiểm tra thể ceton trong máu, chúng cho thấy đường huyết của bạn quá cao. Tránh tập thể dục khi lượng đường huyết tăng cao và lượng ceton quá mức cho phép. Hiện nay có một số loại máy cầm tay có thể đánh giá nhanh tình trạng đường huyết của bạn, hãy sử dụng chúng như một vật bất ly thân trước khi hoạt động thể lực.

Người bệnh đái tháo đường type 1 có nên mang thai?

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn có con, bác sĩ sẽ cho bạn làm những xét nghiệm cần thiết để đánh giá tiến triển bệnh của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất với bạn. Về cơ bạn hãy thận trọng khi mang thai vì đái tháo đường type 1 ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, nếu đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ tăng nguy cơ sẩy thay và dị tật bẩm sinh, thường là ảnh hưởng đến mắt và tim mạch.

Khi trẻ em mắc đái tháo đường type 1

Khi một đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, điều này sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình. Các bậc phụ huynh phải giúp bé kiểm tra lượng đường trong máu, lên kế hoạch ăn, và điều chỉnh lượng insulin 24 giờ. Bệnh đòi hỏi phải liên tục theo dõi trong 24 giờ, vì vậy bạn cũng phải lập kế hoạch điều trị khi trẻ đến trường và các hoạt động ngoại khóa.

Trên đây là một số thắc mắc cơ bản thường gặp trong đái tháo đường type 1, chúng tôi hy vọng có thể giải đáp phần nào những băn khoăn của bạn về bệnh. Các câu trả lời của chúng tôi không mang tính cá thể trong điều trị, vì vậy điều rất quan trọng là bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về riêng trường hợp của mình để đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/mot-so-van-de-can-luu-y-trong-dieu-tri-dai-thao-duong-type-1-192/feed/ 0
Triệu chứng sớm và điển hình của đái tháo đường type 1 http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-som-va-dien-hinh-cua-dai-thao-duong-type-1-189/ http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-som-va-dien-hinh-cua-dai-thao-duong-type-1-189/#respond Sun, 04 Feb 2018 13:26:14 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=189 Đái tháo đường type 1 hay còn gọi là đái tháo đường vị thành niên vì đây là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do tế bào beta của đảo tụy bị suy giảm chức năng, gây giảm hoặc không tiết insulin, khiến không thể đưa glucose từ máu vào trong tế bào để tạo năng lượng. Đồng thời tình trạng này làm tăng cao lượng đường trong máu, gây ra những biến chứng nghiêm trọng do thiếu glucose nội bào và thừa glucose máu. Sau đây là những triệu chứng của đái tháo đường type 1.

trieu-chung-som-va-dien-hinh-cua-dai-thao-duong-type-1

Những triệu chứng sớm

Những triệu chứng sớm của đái tháo đường type 1 có xu hướng tới bất ngờ bao gồm:

  • Khát nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều
  • Khô miệng
  • Hơi thở có mùi hoa quả

Ngoài ra khi lượng đường trong máu cao nhưng không vào được tế bào để sinh năng lượng sẽ dẫn đến:

  • Gầy sút cân
  • Tăng thèm ăn
  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ

Các vấn đề về da

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 1 có những biểu hiện trên da khó chịu, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn
  • Nhiễm nấm
  • Ngứa, khô da, tuần hoàn kém

Bệnh nhân nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 có nhiều khả năng bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn đường sinh dục. Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh nấm candida, một dạng nhiễm trùng nghiêm trọng do nấm gây ra. Nó có thể dễ dàng lây lan từ vùng sinh dục đến đùi và dạ dày.

Những biến chứng nguy hiểm

Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát hiệu quả, bệnh nhân dễ mắc phải các biến chứng khác như:

  • Tê hoặc ngứa bàn chân
  • Mờ mắt, giảm thị lực
  • Hạ đường huyết (do không kiểm soát tốt liều insulin)
  • Vết thương chậm lành, hay để lại vết loét.

Biến chứng nghiêm trọng nhất của đái tháo đường type 1 là hôn mê do nhiễm toan chuyển hóa, nguyên nhân do đường glucose không đưa được vào trong tế bào khiến cơ thể khởi động quá trình phân hủy mỡ để tạo năng lượng, việc phân hủy quá nhiều mỡ tạo ra các thể ceton và gây nhiễm toan (acid hóa) máu. Tình trạng hôn mê ở đái tháo đường type 1 là cực kì nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên và cấp cứu kịp thời.

Về các biến chứng lâu dài

Glucose máu cao sẽ phá hủy nhiều bộ phận chức năng của cơ thể, làm tăng nguy cơ các biến chứng về thận, tim mạch, thần kinh…như:

  • Bệnh tim mạch, mạch vành, đột quỵ
  • Suy thận
  • Giảm thị lực, mù lòa
  • Bệnh về nướu răng, mất răng
  • Suy giảm tuần hoàn gốc chi, bàn tay, bàn chân, các cơ quan

Biến chứng là điều khó tránh khỏi ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, biến chứng quan trọng và nguy hiểm nhất như đã nói là hôn mê do nhiễm toan chuyển hóa. Để hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những biến chứng cần phối hợp tốt giữa chế độ ăn, tập luyện khoa học cùng điều trị cụ thể bằng thuốc. Mời quý độc giả đón đọc bài viết cùng chuyên mục về nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 1.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-som-va-dien-hinh-cua-dai-thao-duong-type-1-189/feed/ 0