Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Wed, 08 Nov 2023 01:49:14 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những thói quen xấu gây tăng mỡ máu http://cuocsongkhoe.com/nhung-thoi-quen-xau-gay-tang-mo-mau-179/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-thoi-quen-xau-gay-tang-mo-mau-179/#respond Sun, 04 Feb 2018 12:20:14 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=179 Tăng cholesterol máu được định nghĩa là khi chỉ số cholesterol tốt (HDL) trong máu giảm và cholesterol xấu (LDL) tăng. Tăng cholesterol máu ngày càng gia tăng ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ. Sau đây là những thói quen xấu gây tăng cholesterol máu mà bạn đôi khi thờ ơ với chúng.

thoi-quen-xau-gay-tang-mo-mau

Không làm các xét nghiệm định kì

Thường thì tăng cholesterol đơn thuần không gây ra bất cứ triệu chứng gì cho đến khi những biến chứng tim mạch xuất hiện. Nếu vấn đề được phát hiện sớm, việc can thiệp bằng chế độ ăn và sinh hoạt, tập luyện có thể điều trị thành công. Sau 20 tuổi, nên làm các xét nghiệm mỡ máu định kì 4 – 6 năm, qua các thông số này, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp nhất với từng bất thường nhỏ.

Lười vận động

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, vận động thường xuyên và đều đặn là phương pháp đơn giản cũng như hiệu quả nhất để kiểm soát lượng cholesterol trong máu của bạn. Lười vận động còn gây ra những vấn đề về béo phì, tim mạch, cơ xương khớp và stress. Không cần thiết phải chạy marathon hay vận động với cường độ quá cao. Bạn chỉ cần 30 – 40 phút đi bộ, đạp xe, khiêu vũ hay những hoạt động tương tự mỗi ngày và thực hiện trong ít nhất 4 ngày một tuần. Nếu bạn thiếu thời gian, hãy chia nhỏ thành từng 10 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày.

Hút thuốc lá

Không còn xa lại gì nữa, khói thuốc lá chứa tới 7000 chất hóa học khác nhau, trong số đó có hàng trăm chất gây độc, hơn 70 chất gây ung thư… Khói thuốc ảnh hưởng mạnh lên tim mạch và huyết áp, ảnh hưởng đến chuyển hóa gây cao mỡ máu, tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch và huyết áp. Bạn không hút thuốc nhưng vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng từ hút thuốc thụ động, thậm chí tác hại do hút thuốc lá tự động cao gấp 100 lần hút thuốc chủ động.

Không quan tâm đến cân nặng

Tăng cân, tăng mỡ nhanh, đặc biệt là quanh bụng, có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL) và hạ thấp mức tốt (HDL). Nhưng chỉ cần giảm 10% trọng lượng, bạn sẽ nhận thấy những hiệu quả đáng kể. Hãy thảo luận với bác sĩ về chế độ ăn kiêng và chương trình tập thể dục tốt nhất để giúp bạn giảm cân và kiểm soát mỡ máu.

Ăn quá nhiều chất béo bão hòa, transfat

Nguồn thức ăn giàu chất béo no chủ yếu từ thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, và sữa toàn năng như bơ, kem, sữa, pho mát và sữa chua, cũng như các loại dầu nhiệt đới như dầu cọ và dừa. Tất cả những điều đó có thể làm tăng LDL của bạn. Nên ưu tiên những sản phẩm loại bỏ một phần chất béo no như các sản phẩm từ thịt nạc, thịt cá, sữa tách kem và sữa chua ít chất béo. Nếu chỉ số LDL của bạn đang ở mức cao, bạn không được nhận quá 6% lượng calo từ chất béo bão hòa.

Chất béo tự nhiên ở dạng đồng phân cis trong khi chất béo tổng hợp có thể tồn tại ở dạng trans (transfat). Transfat cực kì có hại với sức khỏe, chúng có trong bơ tổng hợp, đồ ăn nhanh, bánh ngọt, bánh quy, đồ chế biến sẵn… Hãy là người tiêu dùng thông thái khi luôn kiểm tra nhãn sãn phẩm, đồng thời sử dụng nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ thiên nhiên.

Kiêng hoàn toàn dầu mỡ

Không phải tất cả dầu mỡ đều xấu, dầu mỡ tốt là dầu mỡ không no và cisfat, chúng có nhiều trong cá hồi, dầu ô liu, quả óc chó… Nhưng dù sao thì vẫn phải kiểm soát lượng chất béo đưa vào cơ thể luôn nhỏ hơn 30% calo mỗi ngày dù là chất béo no hay không no.

Chế độ ăn ít chất xơ

Có 2 loại chất xơ: tan trong nước và không hòa tan. Cả hai đều tốt cho sức khoẻ tim mạch của bạn, nhưng chất xơ hòa tan nói riêng sẽ giúp làm giảm mức LDL của bạn. Hãy thêm vào chế độ ăn kiêng của bạn một bát bột yến mạch vào buổi sáng hoặc với gạo nguyên cám, trái cây, đậu hoặc rau xanh.

Uống quá nhiều rượu

Rượu có thể gây ra lượng cholesterol không lành mạnh. Đặc biệt, nó có thể làm tăng mức độ chất béo trong máu của bạn. Đàn ông nên uống không quá hai ly mỗi ngày, và ở phụ nữ là một. Nếu duy trì được điều đó, chỉ số HDL của bạn cũng có thể cải thiện.

Không quan tâm các căn bệnh nguy cơ

Điều quan trọng là bạn phải hiểu và điều trị bất kỳ vấn đề y khoa nào liên quan đến tăng cholesterol xấu như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan và bệnh lý tuyến giáp. Nếu bạn có một trong những điều kiện tiềm ẩn đó, hãy kiểm soát chúng định kì và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Trên đây là những sai lầm không xa lạ nhưng rất hay bị bỏ qua dẫn đến những căn bệnh về tim mạch, điểu hình là tăng cholesterol máu. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản phục vụ cho quá trình phòng bệnh tăng mỡ máu.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-thoi-quen-xau-gay-tang-mo-mau-179/feed/ 0
Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến bệnh tăng mỡ máu http://cuocsongkhoe.com/nhung-yeu-to-khach-quan-anh-huong-den-benh-tang-mo-mau-176/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-yeu-to-khach-quan-anh-huong-den-benh-tang-mo-mau-176/#respond Sun, 04 Feb 2018 11:25:42 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=176 Tăng mỡ máu hay tăng lipid máu là một rối loạn trong đó có sự mất cân bằng giữa các yếu tố như cholesterol xấu, cholesterol tốt, triglycerid… bệnh tiến triển âm thầm và có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Sau đây là một số yếu tố khách quan ảnh hưởng đến rối loạn lipid máu.

nong-do-cholesterol-mau

Cholesterol từ thức ăn

Thực phẩm giàu cholesterol, như trứng, tôm và tôm hùm không cần thiết phải kiêng hoàn toàn. Nghiên cứu cho thấy rằng lượng cholesterol mà chúng ta ăn chỉ có một ảnh hưởng nhỏ đến mức cholesterol trong máu đối với hầu hết mọi người. 75% cholesterol là do gan tổng hợp trong khi chỉ có 25% từ thức ăn. Một vài người hấp thu nhạy hơn với cholesterol, có nồng độ cholesterol trong máu tăng lên sau khi ăn trứng. Nhưng đối với hầu hết các chất béo, chất béo bão hòa và transfat là những mối nguy hại lớn hơn. Giới hạn cholesterol hàng ngày là 300 mg đối với người khỏe mạnh và 200 mg đối với những người có nguy cơ cao về tim mạch. Một quả trứng có chứa tới 186 mg cholesterol.

Cholesterol và yếu tố di truyền

Cholesterol xuất phát từ hai nguồn – cơ thể tự tổng hợp và từ thức ăn, và một trong hai loại này có thể góp phần làm tăng cholesterol. Một số người mang mã gen kích hoạt sản xuất quá nhiều cholesterol có nguy cơ cao mắc những rối loạn về lipid máu. Đối với những người khác, chế độ ăn uống là thủ phạm chính. Chất béo bão hòa và cholesterol có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm thịt, trứng, và các sản phẩm sữa làm từ sữa. Trong nhiều trường hợp, cholesterol cao là tổng hòa của sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và các yêu tố di truyền.

Cholesterol và giới tính

Ở độ tuổi trước mãn kinh, phụ nữ thường có mức cholesterol toàn phần thấp hơn nam giới cùng tuổi. Họ cũng có mức HDL cholesterol (cholesterol tốt) cao hơn. Một trong những lý do là nội tiết tố estrogen: Hormone giới tính nữ làm tăng nồng độ cholesterol HDL. Lượng estrogen tăng lên trong thời kỳ sinh đẻ và giảm trong thời kỳ mãn kinh. Sau 55 tuổi, nguy về cholesterol tăng cao của phụ nữ bắt đầu leo thang.

Cholesterol máu ở trẻ nhỏ

Nhiều nghiên cứu cho rằng những đồ ăn vặt cho trẻ nhỏ và sự thờ ơ chủ quan của phụ huynh gây nên nhiều trường hợp tăng cholesterol ở trẻ. Hầu hết các biến chứng không thể hiện cho đến khi trẻ đủ 19 tuổi. Tuy nhiên khi trưởng thành, những trẻ này có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, mạch vành, cao huyết áp và tiểu đường. Do vậy hãy quan tâm tới chế độ ăn uống và vận động của trẻ nhỏ từ sớm, có thể chưa cần thiết phải làm các xét nghiệm định kì cho bé nhưng hãy luôn đề phòng với bệnh tăng mỡ máu.

Trên đây là một số yếu tố khách quan ảnh hưởng tới nồng độ cholesterol máu, mời quý vị đón đọc bài viết cùng chuyên mục về nhưng thói quen gây tăng cholesterol máu và các phương pháp điều trị giúp giảm mỡ máu.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-yeu-to-khach-quan-anh-huong-den-benh-tang-mo-mau-176/feed/ 0
Tổng quan về tăng mỡ máu http://cuocsongkhoe.com/tong-quan-ve-tang-mo-mau-172/ http://cuocsongkhoe.com/tong-quan-ve-tang-mo-mau-172/#respond Sun, 04 Feb 2018 11:18:07 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=172 Tăng mỡ máu là tình trạng tăng lượng cholesterol xấu trong máu và nồng độ cholesterol tốt giảm dưới mức cho phép. Hiện nay bệnh tăng lipid máu dần trở nên phổ biến, để hiểu hơn về căn nguyên của bệnh, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan nhất về cholesterol và tăng mỡ máu.

tong-quan-ve-tang-mo-mau

Cholesterol là gì?

Cholesterol có thể được hấp thu từ thực phẩm, chúng ta hay được truyền thông định hướng về những sản phẩm không chứa cholesterol có lợi cho sức khỏe. Nhưng sự thực thì cholesterol được cơ thể tự tạo ra là chủ yếu. Cholesterol gồm cholesterol tốt và cholesterol xấu. Gan tạo ra 75% cholesterol trong máu, 25% còn lại là từ các nguồn thực phẩm. Ở nồng độ bình thường, cholesterol thực hiện chức năng làm bền thành tế bào và là nguồn nguyên liệu để tổng hợp một số hormon steroid. Tuy nhiên nếu nồng độ này cao trên mức cho phép sẽ gây ra các vấn đề về tim và hệ thống mạch ngoại vi.

Triệu chứng của tăng cholesterol máu

Tăng cholesterol máu đơn thuần không có triệu chứng trên lâm sàng, tuy nhiên biến chứng của chúng thì xảy ra rất âm thầm và gây ra những tổn thương sâu. Cholesterol tích tụ gây nên những mảng xơ vữa, gây xơ cứng động mạch và hẹp động mạch. Đừng quá lo lắng vì xét nghiệm cholesterol máu rất đơn giản trong bệnh viện, điều quan trọng là bạn cần kiểm tra mức cholesterol máu của mình định kì 6 tháng một lần với người có nguy cơ cao, và 4 – 6 năm một lần với người trên 20 tuổi.

Tăng mỡ máu do những yếu tố nào?

trieu-chung-cua-tang-cholesterol-mau

Cholesterol xấu: Hầu hết các cholesterol trong máu được nhũ tương hóa cùng protein mật độ thấp (Low Density Lipoprotein – LDL). LDL là nguyên nhân chính gây ra vữa xơ động mạch. Tăng LDL có thể do chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa cũng như thực phẩm chứa transfat.

Cholesterol tốt: có tới 1/3 lượng lipoprotein trong máu là các lipoprotein tỷ trọng cao (High Density Lipoprotein – HDL). Chúng đóng vai trò là chất vận chuyển các lipoprotein tỉ trọng thấp và lipid máu về gan, làm giảm nồng độ lipid máu. Vì vậy thiếu hụt HDL cũng là một vấn đề của tăng lipid máu. Việc ăn các chất béo lành mạnh như dầu thực vật, dầu ô liu, quả óc chó… có thể giúp tăng HDL.

Triglycerid: Cơ thể chuyển hóa lượng calo dư thừa, đường và rượu thành chất béo trung tính, là một loại chất béo được mang trong máu và được lưu trữ trong các mô mỡ trong cơ thể. Những người thừa cân, ít vận động, người hút thuốc, hoặc những người nghiện rượu nặng có xu hướng có lượng chất béo trung tính cao, cũng như những người ăn một chế độ ăn nhiều tinh bột. Lượng triglycerid trong máu cao có liên quan đến bệnh tim và bệnh tiểu đường.

Cholesterol toàn phần:Cholesterol toàn phần là tổng sự kết hợp của LDL, HDL, và VLDL (lipoprotein mật độ rất thấp – Very Low Density Lipoprotein) trong máu của bạn. VLDL là tiền chất của LDL, cholesterol xấu. Những người có lượng cholesterol toàn phần trong phạm vi “cao” có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 20 lần so với những người bình thường.

Tỷ lệ các cholesterol: Là tỷ lệ của hàm lượng cholesterol toàn phần trên cholesterol tỷ trọng cao (HDL). Thông thường tỷ lệ này trong khoảng từ 1 đến 4 và chỉ số này càng nhỏ càng tốt. Mặc dù con số này rất hữu ích trong việc ước tính nguy cơ bệnh tim, nhưng nó không có nhiều ý nghĩa trong việc hướng dẫn điều trị. Các bác sĩ sẽ quan tâm hơn tới nồng độ riêng phần của cholesterol toàn phần, cholesterol HDL và cholesterol LDL để đưa ra phác đồ điều trị.

Trên đây là những kiến thức tổng quan nhất về nguyên nhân cũng như các yếu tố gây tăng mỡ máu, mời quý vị đón đọc bài viết về điều trị tăng lipid máu cùng chuyên mục.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/tong-quan-ve-tang-mo-mau-172/feed/ 0