Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Fri, 17 Jan 2025 00:34:32 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày http://cuocsongkhoe.com/cac-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-da-day-360/ http://cuocsongkhoe.com/cac-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-da-day-360/#respond Sun, 25 Feb 2018 01:00:26 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=360 Nhiều phương pháp điều trị có thể chống lại ung thư dạ dày. Loại thuốc mà bạn và bác sĩ lựa chọn sẽ tùy thuộc vào bạn đã mắc bệnh bao lâu hoặc nó đã lan ra trong cơ thể bao lâu, hay nói cách khác là tùy thuộc vào giai đoạn ung thư mà bạn đang mắc phải.

cac-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-da-day

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Phẫu thuật

Bác sĩ có thể loại bỏ một phần dạ dày hoặc các mô khác gần đó có tế bào ung thư. Phẫu thuật loại bỏ các khối u và ngăn chặn ung thư lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bệnh của bạn đang ở giai đoạn tiến triển hơn, bác sĩ có thể cần phải tẩy hết dạ dày của bạn.

Một số khối u có thể giữ thức ăn không thể di chuyển vào và ra khỏi dạ dày của bạn. Trong trường hợp đó, bạn có thể có phẫu thuật để đưa vào một stent, kỹ thuật đưa một chiếc ống nhỏ và để nong rộng dạ dày của bạn.

Hóa trị

Các loại thuốc sẽ giết chết tế bào ung thư của bạn hoặc ngăn chúng phát triển. Bạn có thể uống chúng dưới dạng viên thuốc hoặc qua đường tiêm tĩnh mạch tại phòng khám và các cơ sở y tế. Hóa trị thường kéo dài vài tuần. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, nhưng bác sĩ có thể giúp bạn tìm được cách để cảm thấy tốt hơn trong quá trình điều trị.

Xạ trị

Các sóng hoặc hạt năng lượng cao có thể giết chết các tế bào ung thư và làm co lại các khối u. Bác sĩ có thể sử dụng một máy tia X hoặc một máy khác để chiếu chùm tia lên khối u của bạn sau khi đã biết chính xác vị trí của nó.

Thuốc mục tiêu

Loại thuốc mới này chỉ nhắm tới giết chết các tế bào ung thư nên có ít tác dụng phụ hơn các phương pháp khác. (Thực hiện hóa trị và xạ trị có thể giết cả các tế bào ung thư lẫn tế bào bình thường)

Các phương pháp giúp giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày bằng cách sử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn H. Pylori, loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng. Bằng cách điều trị nhiễm khuẩn dạ dày, bạn đã giảm được rất nhiều nguy cơ mắc căn bệnh này.

Thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể giúp bạn. Ăn nhiều trái cây và rau tươi hơn mỗi ngày. Chúng có nhiều chất xơ và một số vitamin có thể làm giảm nguy cơ ung thư của bạn. Tránh các món ăn mặn, ngâm, ướp muối, hun khói. Giữ trọng lượng ở mức bình thường.

Đồng thời bỏ đi thói quen hút thuốc. Nguy cơ ung thư dạ dày của bạn tăng gấp đôi nếu bạn sử dụng thuốc lá.

Một số thuốc giảm đau chống viêm thuộc loại NSAIDs hoặc ức chế miễn dịch như corticoid có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, do đó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hãy nói với bác sĩ của bạn nếu như bạn đang sử dụng những thuốc loại này.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/cac-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-da-day-360/feed/ 0
Nguyên nhân, triệu chứng của ung thư dạ dày http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-trieu-chung-cua-ung-thu-da-day-356/ http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-trieu-chung-cua-ung-thu-da-day-356/#respond Sat, 24 Feb 2018 13:00:27 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=356 Ung thư dạ dày bắt đầu khi các tế bào ung thư hình thành trong lớp lót bên trong dạ dày của bạn. Những tế bào này có thể phát triển thành một khối u. Bệnh thường phát triển chậm trong nhiều năm. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và các triệu chứng mắc phải khi bị ung thư dạ dày để có biện pháp kiểm tra và xử lý kịp thời.

ung-thu-da-day

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Các nhà khoa học không biết chính xác những gì làm cho tế bào ung thư bắt đầu phát triển trong dạ dày. Nhưng họ biết một vài điều có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Một trong số đó là nhiễm trùng với vi khuẩn H. Pylori gây loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra còn có các căn nguyên sau cũng có thể làm tăng nguy cơ: Viêm dạ dày, thiếu máu ác tính (sốt rét, ung thư máu,…)

Một số thứ sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Hút thuốc
  • Đang thừa cân hoặc béo phì
  • Chế độ ăn nhiều thức ăn hun khói, hoặc mặn
  • Phẫu thuật dạ dày cho một vết loét
  • Người có nhóm máu A có nguy cơ cao hơn các nhóm máu khác
  • Nhiễm virus Epstein-Barr
  • Có một số gen có liên quan đến bệnh
  • Làm việc trong ngành than, kim loại, gỗ, hoặc cao su
  • Tiếp xúc với amiăng

Triệu chứng ung thư dạ dày

Giai đoạn sớm, ung thư dạ dày có thể gây ra:

  • Tiêu hóa kém
  • Cảm giác đầy bụng sau khi ăn
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn nhẹ
  • Ăn mất ngon

Chỉ mắc chứng khó tiêu hoặc ợ nóng sau bữa ăn không có nghĩa là bạn bị ung thư. Nhưng nếu bạn cảm thấy những triệu chứng này xảy ra rất nhiều, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ sẽ làm các bài test để kiểm tra và phát hiện ra vấn đề của bạn.

Khi khối u dạ dày phát triển, bạn có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Đau bụng
  • Phân có máu
  • Nôn
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Khó nuốt
  • Mắt hay da vàng
  • Có vết sưng bên trong dạ dày
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Yếu người, cảm thấy mệt mỏi
  • Ợ nóng

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ làm 1 bài test thể chất. Họ cũng có thể hỏi bạn về các tiền sử gia đình, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới ung thư dạ dày như thuốc lá, chế độ ăn, nhóm máu,… Sau đó sẽ làm các xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu ung thư trong cơ thể.
  • Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu ung thư trong cơ thể bạn.
  • Nội soi đại tràng. Bác sĩ sẽ đặt một ống mỏng và mềm dẻo với một camera nhỏ xuống cổ họng để nhìn vào dạ dày của bạn.
  • Thử nghiệm hàng loạt trên GI.
  • Chụp CT.
  • Sinh thiết. Bác sĩ của bạn lấy một miếng mô nhỏ từ dạ dày của bạn để nhìn dưới kính hiển vi để biết các dấu hiệu của tế bào ung thư.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-trieu-chung-cua-ung-thu-da-day-356/feed/ 0