Viêm khớp vẩy nến có thể điều trị dứt điểm được không ?

Cho đến nay, vẫn còn ít người biết đến bệnh viêm khớp vẩy nến. Căn bệnh này được mô tả và phân loại đầu tiên vào những năm 1970. Sau đó tới năm 2008, một nghiên cứu của Bỉ đã mang lại hy vọng về một cuộc sống bình thường cho những bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Nó cho thấy các nhà khoa học đang làm việc không ngừng nghỉ để tìm ra một sự hiểu biết rõ ràng hơn về bệnh, theo đó là những tiến bộ y học giúp hỗ trợ tốt hơn cho quá trình trị liệu của bệnh nhân. Một câu hỏi rất thường gặp là bệnh viêm khớp vẩy nến liệu có thể điều trị dứt điểm? Để tìm hiểu sâu về vấn đề, sau đây chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn để trả lời câu hỏi này.

viem-khop-vay-nen-co-the-dieu-tri-dut-diem-khong

Đánh giá hiệu quả của quá trình trị liệu

Các chuyên gia cho rằng, không có một định nghĩa chính xác về việc viêm khớp ngưng hoạt động là như thế nào. Họ chưa có cách nào để định tính hay định lượng hiệu quả của phác đồ điều trị.

Sau nhiều lần thử và nghiên cứu lâm sàng trên nhiều bệnh nhân khác nhau, các bác sĩ chuyên về cơ xương khớp và những bệnh liên quan khẳng định rằng: sự thuyên giảm của viêm khớp vẩy nến và hiệu quả của quá trình điều trị là khi kìm hãm được mức độ hoạt động của bệnh ở mức tối thiểu.

Bấy giờ, các chuyên gia sẽ cho ra một bảng câu hỏi để đánh giá mức độ đau cũng như sự nghiêm trọng của bệnh. Các công cụ sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt được bệnh, sau đó đưa ra kế hoạch quản lý điều trị hiệu quả và phù hợp với bệnh nhân.

Có hai loại thuyên giảm triệu chứng, bao gồm giảm do dùng thuốc, giảm do thực hiện các chế độ sinh hoạt và tập luyện nghiêm ngặt đồng thời không cần dùng thuốc.

Những tín hiệu khả quan

Việc điều trị viêm khớp vẩy nến nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, khi chưa có những tổn thương không hồi phục trên cơ xương khớp. Các đợt lặp đi lặp lại viêm khớp có thể gây ra những tác hại không khắc phục được. Việc điều trị sớm, tích cực có thể ngăn ngừa những tổn thương chung, dẫn đến một triển vọng điều trị lâu dài tốt hơn.

Tiếp theo là những phát triển mới không ngừng của y học, các thuốc cũ có nhiều tác dụng phụ đặc biệt lên hệ miễn dịch đang dần được thay thế bằng những thuốc sinh học mới. Các thuốc này mở ra một cơ hội điều trị khỏi cho bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Chúng có phổ tác dụng chính xác hơn, hiệu quả cũng như ít tác dụng phụ hơn các thế hệ thuốc cũ. Cùng với đó cũng là những đóng góp không nhỏ của các nghiên cứu trong phẫu thuật chỉnh hình cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Tránh tái phát

Không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với viêm khớp vẩy nến. Tất cả các thuốc đều là thuốc điều trị triệu chứng và giúp ngăn cản bệnh tiếp tục phát triển. Cơ thể của bạn vẫn được đánh giá là mắc vảy nến ngay cả khi các khớp đã khỏi đau hoàn toàn.

Việc dùng các thuốc điều trị theo toa là dùng liều lâu dài ngay cả khi hết các triệu chứng vẩy nến. Theo thống kê của các bác sĩ, 3 trong 4 người dùng thuốc điều trị triệu chứng vẩy nến đã tái phát bệnh trong vòng chỉ 6 tháng sau. Nam giới có khả năng tái phát bệnh cao hơn phụ nữ. May mắn thay, bệnh có thể lại bị ức chế khi bạn dùng thuốc trở lại.

Thay đổi thấy độ, tinh thần và sinh hoạt cũng có thể giảm nguy cơ tái phát bệnh. Ví dụ các loại thuốc đặc biệt đa số đều làm cho bệnh nhân mệt mỏi và không muốn làm việc cũng như vận động. Hãy lập tức thay đổi điều đó, giữ tinh thần luôn lạc quan, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh cũng như tập thể dụng thường xuyên và tích cực hơn. Tất cả những điều này sẽ làm cho cơ thể và hệ miễn dịch của bạn trở nên cứng cáp hơn, từ đó ngăn cản quá trình tái phát của bệnh.

Nhìn chung bệnh viêm khớp vẩy nến là một bệnh khó điều trị dứt điểm, không chỉ từ cách sử dụng thuốc nghiêm ngặt cũng như chế độ sinh hoạt hà khắc và sự tuân thủ buộc phải chặt chẽ từ bệnh nhân. Bệnh có nguy cơ tái phát cao nếu chúng ta chủ quan về sức khỏe của mình. Bệnh hầu như khó để điều trị khỏi hoàn toàn, nhất là khi có các tổn thương về khớp không thể hồi phục như bào mòn đầu xương, lệch xương… Các bệnh nhân cần luôn lạc quan, điều trị tích cực bệnh có thể bị khống chế gần như hoàn toàn, giúp bệnh nhân phần nào có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường.

Theo cuocsongkhoe.com