Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Thu, 27 Mar 2025 23:55:22 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Caffeine và những cơn đau đầu http://cuocsongkhoe.com/caffeine-va-nhung-con-dau-dau-242/ http://cuocsongkhoe.com/caffeine-va-nhung-con-dau-dau-242/#respond Fri, 09 Feb 2018 07:00:51 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=242 Chắc hẳn bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần bị những cơn đau đầu hành hạ, và cũng từng tiếp xúc không chỉ một lần với những thực phẩm có chứa caffeine. Bạn có nghĩ rằng liệu hai điều này có mối liên hệ với nhau? Sau đây chúng ta sẽ cùng làm sáng tỏ điều đó.

caffeine-va-nhung-con-dau-dau

Caffeine là gì?

Caffeine là một chất kích thích thần kinh trung ương, tạo cảm giác hưng phấn, gây mất ngủ và giảm đau chống viêm nhẹ. Được tìm thấy trong các thực phẩm quen thuộc như cà phê, ca cao, chè… Trong lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm, caffeine có thể được tạo ra từ quá trình tổng hợp hóa học.

Tác dụng có lợi của caffeine với đau đầu

Khi bạn muốn những cơn đau đầu chấm dứt thật nhanh, cho dù là những cơn đau đầu do căng thẳng, do viêm xoang hay chứng đau nửa đầu thì caffeine có thể giúp bạn. Chính vì vậy mà chúng ta rất hay bắt gặp thành phần caffeine trong các loại thuốc giảm đau thông thường. Điều này có thể làm tăng hiệu quả của quá trình trị liệu thêm 40%. Đôi khi dùng chất chứa caffeine đơn độc cũng có thể làm giảm triệu chứng đau đầu.

Caffeine còn có một chút khả năng chống viêm, do đó làm tăng hiệu quả điều trị. Thông thường caffeine được kết hợp với paracetamol, aspirin, ibuprofen… và các NSAIDs khác (NSAIDs – Thuốc giảm đau chống viêm phi steroid).

Có một bất lợi của việc điều trị bằng caffeine đó là sự quen thuốc, điều này làm giảm đáp ứng của cơ thể với caffeine khiến các cơn đau quay lại dữ dội hơn, hay gặp về đêm và sáng sớm, đối tượng thường mắc phải là người cao tuổi.

Tác hại của caffeine với đau đầu

caffeine-va-nhung-con-dau-nua-dau

Thật kì lạ khi caffeine vừa có lợi cho đau đầu lại vừa là tác hại khiến cơn đau đầu của bạn khó chịu hơn. Caffeine làm co các mạch máu não, khi ngưng dùng thì các mạch này lại mở rộng trở lại, làm giảm huyết động của các mạch máu não gây đau.

Phụ thuộc thuốc

Caffeine rất dễ khiến bạn bị phụ thuộc vào chúng đến mức trong toa thuốc của bạn không thể thiếu caffeine. Nhức đầu theo chu kì và thường xuyên là triệu chứng hay gặp nhất, điều này hay gặp khi bạn dùng quá nhiều và thường xuyên caffeine, đôi khi là lạm dụng thuốc hoặc dùng chất kích thích, cà phê hàng ngày.

Bạn nên làm gì?

Sau khi nhận thức được tác dụng mong muốn và không mong muốn của caffeine, hãy chú ý hơn tới cách dùng thuốc và chế độ ăn uống của bạn. Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu hoặc gặp tình trạng đau đầu thường xuyên, tốt nhất là không nên lạm dụng caffeine, hãy giảm từ từ caffeine hoặc tránh xa hoàn toàn khỏi chúng. Nếu giảm liều caffeine đột ngột, cơ thể sẽ không kịp thích nghi và sẽ xảy ra những phản ứng bất lợi vì caffeine cũng có bản chất là chất gây nghiện.

Hãy theo dõi những cơn đau đầu của bạn thường xuyên để các bác sĩ hoặc dược sĩ có thể đưa ra lời khuyên ngay khi bạn cần. Ăn uống khoa học và tập thể dục đều đặn, kiểm soát căng thẳng. Bạn cũng có thể dùng các bài tập đơn giản để khắc phục đau đầu như thiền,yoga, xoa bóp thay vì dùng thuốc hoặc phụ thuộc vào caffeine.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/caffeine-va-nhung-con-dau-dau-242/feed/ 0
5 Cách nhanh nhất để thoát khỏi cơn đau đầu http://cuocsongkhoe.com/5-cach-nhanh-nhat-de-thoat-khoi-con-dau-dau-231/ http://cuocsongkhoe.com/5-cach-nhanh-nhat-de-thoat-khoi-con-dau-dau-231/#respond Thu, 08 Feb 2018 07:00:24 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=231 Khi những cơn đau đầu ập tới, chúng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều phiền toái cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc. Tin vui cho bạn là với 5 cách sau đây bạn có thể tự giải quyết cơn đau đầu của mình mà không cần tới sự trợ giúp của bác sĩ hay quầy thuốc. Hãy thử những lời khuyên dưới đây để cải thiện nhanh chóng tình trạng đau đầu.

5-cach-nhanh-nhat-de-thoat-khoi-con-dau-dau

Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm lạnh được áp dụng khi bạn bị đau nửa đầu, hãy đặt một túi đá lạnh lên trán. Các viên đá thậm chí là vòi nước lạnh sẽ làm co các mạch máu bị giãn do đau nửa đầu, điều này giúp cải thiện cơn đau chỉ sau khoảng 15 phút. Sau đó hãy nghỉ ngơi và thư giãn để cơn đau đầu hoàn toàn tan biến.

Chườm nóng ngược lại được áp dụng khi bạn mắc chứng đau đầu do căng thẳng. Hãy đặt một túi sưởi lên trán hoặc sau gáy của bạn, nó sẽ giúp các mạch máu được giãn rộng, máu lưu thông tốt hơn giúp giảm nhanh triệu chứng đau đầu.

Để tóc của bạn được thư giãn

Nếu bạn cột tóc quá chặt hoặc đội mũ quá bí, điều này sẽ gây ra đau đầu. Những cơn đau đầu do chèn ép và không thông thoáng da đầu sẽ được cải thiện ngay khi bạn loại bỏ những nguyên nhân gây ra nó. Trong một số nghiên cứu, các chuyên gia đã chứng minh những người phụ nữ có thể giảm ngay triệu chứng đau đầu sau khi nới lỏng đuôi ngựa cột tóc của mình.

Giảm cường độ ánh sáng

Ánh sáng cường độ cao hoặc ánh sáng nhấp nháy không ổn định có thể kích thích những dây thần kinh khiến chúng căng thẳng và dễ dẫn đến đau nửa đầu. Hãy kéo rèm cửa lại, đeo kính râm nếu bạn đang ở ngoài trời, bạn có thể dùng màn hình chống lóa cho máy tính, điều chỉnh độ sáng của các thiết bị điện tử thấp nhất có thể. Tất cả những điều đó có thể giúp cải thiện tình trạng đau đầu của bạn, đặc biệt hiệu quả hơn với chứng đau nửa đầu.

Đừng lạm dụng kẹo cao su

Một số quảng cáo có thể nói rằng nhai kẹo cao su giúp tăng lượng máu lên não, tuy nhiên hoạt động nhai kẹo được cho là kích thích những dây thần kinh gây đau đầu, đồng thời gây cảm giác mỏi hàm, mỏi răng lan lên phần sọ trên gây ra đau đầu. Các vấn đề răng miệng có mối quan hệ không nhỏ tới chứng đau đầu, cơn đau đầu cũng có thể được sinh ra nếu bệnh nhân có những tật như nghiến răng ban đêm, tật hay ép chặt quai hàm…

Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng

Những thuốc điều trị triệu chứng đa phần là những thuốc giảm đau ở mức độ nhẹ và trung bình, chúng được bán không cần theo toa. Hãy chọn cho mình liều thấp nhất có thể và tránh lạm dụng thuốc, không sử dụng hai lần liên tiếp trong bốn tiếng. Tránh xa các loại thuốc có thành phần “caffeine”. Chất này được cho là có thể làm giảm cơn đau đầu và giúp bạn tỉnh táo hơn, tuy nhiên đó cũng là một chất gây nghiện, về lâu dài rất có khả năng bạn sẽ bị quen thuốc. Khi đó những cơn đau đầu sẽ quay trở lại, vừa cứng đầu và còn dữ dội hơn xưa.

Ngoài những phương pháp trên, việc vận động nhẹ nhàng, phối hợp vật lý trị liệu có thể mang lại hiệu quả cho bệnh nhân bị đau đầu.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/5-cach-nhanh-nhat-de-thoat-khoi-con-dau-dau-231/feed/ 0
Ảnh hưởng của âm thanh và ánh sáng đến đau nửa đầu http://cuocsongkhoe.com/anh-huong-cua-am-thanh-va-anh-sang-den-dau-nua-dau-228/ http://cuocsongkhoe.com/anh-huong-cua-am-thanh-va-anh-sang-den-dau-nua-dau-228/#respond Thu, 08 Feb 2018 01:00:21 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=228 Chứng đau nửa đầu không chỉ dừng lại ở những cơn đau đầu choáng váng mà còn có thể gây ra buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng. Hiểu biết về những triệu chứng của đau nửa đầu sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình tự điều trị, cũng như mô tả tình trạng bệnh của mình với bác sĩ sao cho họ dễ hiểu nhất.

anh-huong-cua-am-thanh-va-anh-sang-den-dau-nua-dau

Như thế nào là nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh

Chứng đau nửa đầu bắt nguồn từ sự hoạt động quá mức của các tế bào thần kinh trong não. Các tế bào này gửi những tín hiệu làm mạch máu giãn ra và kích thích tiết các chất gây viêm mạch. Điều này dẫn đến các cảm giác đau nhói như bạn gặp phải.

Đèn quá sáng như ánh sáng lóe từ màn hình TV hoặc phản chiếu ánh sáng của cửa sổ, ngoài ra âm thanh lớn cũng kích hoạt những phản ứng gây đau nửa đầu đó. Và một khi đã nhức đầu, bạn lại càng tăng nhạy cảm với những tác nhân đó, chúng như một vòng luẩn quẩn vậy.

Đau nhói đầu chỉ là một triệu chứng của tình trạng đau nửa đầu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị chứng đau nửa đầu có nhiều liên kết dẫn truyền thần kinh hơn ở những vùng não xử lý thông tin về âm thanh và ánh sáng. Khi những khu vực này hoạt động tích cực hơn, sẽ làm tăng mức độ nhạy cảm của bạn với âm thanh và ánh sáng so với người bình thường.

Khoảng 80% bệnh nhân đau nửa đầu cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Những người bị đau đầu cấp tính không theo chu kỳ có khả năng nhạy cảm với ánh sáng hơn những bệnh nhân đau đầu mạn tính. Các nhà khoa học cho rằng, sự sợ hãi với ánh sáng bắt nguồn từ trong thần kinh thị giác của bạn, mang thông điệp từ mắt đến não của bạn. Phản xạ có thể quá độ đến mức bạn phải đeo kính râm cả ngày hoặc nằm trong phòng tối để thấy đỡ hơn. Bị nhạy cảm với tiếng ồn cũng tương tự và chúng thường đi cùng với nhạy cảm ánh sáng.

Chúng ta có thể làm gì?

  • Một cách hiệu quả để điều trị đau nửa đầu và các triệu chứng kèm theo là dùng thuốc. Các thuốc điều trị đau nửa đầu được chia làm hai nhóm:
  • Nhóm thuốc dự phòng, bao gồm: thuốc chống trầm cảm, chẹn beta và thuốc chống động kinh. Bạn có thể phải dùng chúng hàng ngày nếu tình trạng của bạn là thường xuyên và ảnh hưởng lớn đến công việc của bạn.
  • Nhóm điều trị cấp tính, bao gồm: triptans và ergots, chúng hiệu quả với những cơn đau nhói cấp tính. Những thuốc này cũng có thể cải thiện sự nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng của bạn. Những thuốc này có hiệu quả tốt hơn khi bạn dùng sớm mỗi khi cơn đau đầu tấn công bạn.
  • Ngoài ra bạn có thể thực hiện một số thay đổi nhỏ để kiểm soát ánh sáng và âm thanh.
  • Để quản lý cường độ ánh sáng:
  • Sử dụng rèm cửa để tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Sử dụng ánh sáng dịu nhẹ
  • Không sử dụng bóng huỳnh quang, chúng nhấp nháy theo tần số dòng điện nên có thể gây kích thích và tằng nhạy cảm ánh sáng
  • Đặt đèn chiếu xa các góc chúng có thể gây phản xạ vào gương, cửa kính gây chói mắt
  • Điều chỉnh độ sáng của màn hình máy tính, các thiết bị điệu tử để giảm độ chói
  • Nhiều người bị nhạy cảm đặc biệt hơn với màu đỏ và xanh ra trời, sử dụng các tấm kính lọc đặc biệt có thể loại bỏ những tác nhân này
  • Để quản lý nguồn âm thanh:
  • Hạn chế tham dự những buổi hòa nhạc, xem phim, những buổi tiệc hoặc những nơi có nguồn âm thanh quá lớn
  • Mang tai nghe hoặc bông bịt tai để giảm tiếng ồn
  • Che cửa sổ với rèm cửa dày, thiết kế tường nhà sần sùi, trải thảm dày trong nhà để hấp thụ âm thanh tốt.
  • Không nên cô lập mình với tiếng ồn, khi bạn được bao bọc trong một không gian quá yên tĩnh, cơ thể bạn sẽ càng nhạy cảm với những âm thanh dù là nhỏ nhất.

Trên đây là tổng quan và phương pháp khắc phục tình trạng nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng liên quan đến đau nửa đầu. Hãy theo dõi các bài viết cùng chuyên mục để có những góc nhìn toàn diện và cụ thể hơn về chứng đau nửa đầu.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/anh-huong-cua-am-thanh-va-anh-sang-den-dau-nua-dau-228/feed/ 0
Những việc cần thực hiện ngay để phòng đau nửa đầu tái phát http://cuocsongkhoe.com/nhung-viec-can-thuc-hien-ngay-de-phong-dau-nua-dau-tai-phat-225/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-viec-can-thuc-hien-ngay-de-phong-dau-nua-dau-tai-phat-225/#respond Wed, 07 Feb 2018 07:00:33 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=225 Những cơn đau đầu thực sự gây ra những phiền toái đáng kể ngăn cản sự thoải mái trong cuộc sống cũng như tinh thần làm việc của bạn. Nếu đã từng mắc chứng đau nửa đầu, đừng để chúng quay trở lại, có hai phương án thường dùng để phòng bệnh đau nửa đầu tái phát bao gồm dùng thuốc và thay đổi lối sống.

phong-dau-nua-dau-tai-phat

Phòng đau nửa đầu tái phát bằng thuốc

Những thuốc loại này giúp bạn ít gặp chứng đau nửa đầu hơn, làm những cơn đau ít nghiêm trọng hơn và làm thời gian của những cơn đau ngắn hơn.

Bạn có thể cân nhắc dùng thuốc dự phòng nếu:

  • Các loại thuốc giảm đau thông thường không mang lại hiệu quả điều trị
  • Bạn bị đau nửa đầu nhiều từ hai lần một tuần trờ lên

Những khuyến cáo mới nhất cho rằng những thuốc sau có tác dụng ngăn đau nửa đầu tái phát bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh: cơ chế tác dụng dựa trên khả năng làm dịu các tế bào và dây thần kinh bị kích thích trong não. Các thuốc hay gặp chứa các hoạt chất như topiramate, acid valproic. Một số thuốc an thần được dùng kèm như phenobarbital.
  • Thuốc chẹn beta giao cảm: thường dùng cho tăng huyết áp và bệnh tim, đối với đau nửa đầu, chúng cải thiện lưu lượng máu tới não làm dịu cơn đau. Gồm các thuốc chứa hoạt chất metoprolol, propranolol, timolol.
  • Thuốc chống trầm cảm: loại thuốc này tác dụng lên các thụ thể serotonin có liên quan đến chứng đau nửa đầu. Các thuốc hay gặp trong nhóm này là amitriptyline và venlafaxine.
  • Triptans với những bệnh nhân đau đầu theo chu kì: những thuốc này điều trị đau nửa đầu khi chúng đã xả ra, có tác dụng ngăn ngừa cơn đau đầu tái phát và giảm tần số của những cơn đau.
  • Botulinum toxin (Botox): là một thuốc khá độc, chỉ định với những bệnh nhân bị đau đầu kinh niên với tần suất trên 15 ngày một tháng. Mỗi liều tác dụng kéo dài khoảng bốn giờ. Các chuyên gia cho rằng botox làm cho não ngưng tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác đau.

Những điều cần lưu ý khi dùng các thuốc này:

  • Bác sĩ sẽ bắt đầu dùng liều thấp và dần dần tăng dần theo thời gian. Có thể mất vài tháng để tìm liều tốt nhất với ít tác dụng phụ nhất.
  • Không đột ngột ngừng dùng thuốc. Điều đó có thể gây tái phát nhức đầu nặng hơn. Nếu bạn cần phải ngưng dùng chúng, bạn cần giảm dần dần liều theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Những loại thuốc này cần được dùng lâu dài và đều đặn ngay cả khi những cơn đau đầu đã đi qua.
  • Có thể phối hợp các phương pháp vật lý trị liệu khi điều trị để mang lại hiệu quả cao hơn.

Thay đổi lối sống

Những thay đổi cho lối sống khoa học hơn có thể giúp cải thiện chứng đau nửa đầu tái phát và khiến những cơn đau ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Chăm sóc giấc ngủ: ngủ đủ và đều đặn mỗi ngày kể cả vào cuối tuần và ngày nghỉ lễ giúp đồng hồ sinh học của bạn không bị rối loạn. Khi những thay đổi trong lối sống làm đồng hồ sinh học bị đảo lộn sẽ gây ra căng thẳng thần kinh khiến đau nửa đầu tái phát.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: lợi ích của tập thể dục đều đặn là không thể chối cãi, đặc biệt với những căn bệnh do nguyên nhân mạch như đau nửa đầu. Tập luyện đều đặn làm cho mạch máu của bạn đàn hồi tốt hơn, dòng máu được lưu thông tốt, những chất chống viêm, chống oxy hóa và kháng thể sẽ được sản xuất đều đặn hơn .
  • Ăn uống điều độ: chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no, không bỏ bữa. Kiểm soát lượng đường trong máu có thể giúp ổn định những cơn đau nửa đầu. Ngoài ra cần bổ sung nhiều nước, tránh mất nước để giữ cho cơ thể tràn đầy sức sống.
  • Hạn chế stress: điều này thật khó nhất là với cuộc sống hiện đại bận rộn hiện nay. Tuy nhiên như một bài viết cùng chuyên mục, chúng tôi đã đưa ra những bằng chứng cho thấy căng thẳng là nguyên nhân mạnh mẽ gây đau nửa đầu. Vì vậy hãy để cơ thể được thư giãn ngay khi có thể, hãy nghe một bản nhạc êm dịu, đi dạo một quãng ngẵn trong phòng làm việc nếu không thể ra ngoài, tập yoga…
  • Các bài tập và trị liệu khác: bạn có thể kết hợp dùng phương pháp châm cứu,massage, tâm lý và vật lý trị liệu…

Phòng và điều trị đau nửa đầu cần sự tuân thủ nghiêm ngặt của bệnh nhân vào chế độ sinh hoạt, lối sống và chỉ định dùng thuốc mà bác sĩ đưa ra. Hãy đón đọc các bài viết khác cùng chuyên mục về đau nửa đầu để có cái nhìn toàn diện nhất về chứng đau nửa đầu.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-viec-can-thuc-hien-ngay-de-phong-dau-nua-dau-tai-phat-225/feed/ 0
Tìm hiểu chứng đau đầu do căng thẳng http://cuocsongkhoe.com/tim-hieu-chung-dau-dau-do-cang-thang-222/ http://cuocsongkhoe.com/tim-hieu-chung-dau-dau-do-cang-thang-222/#respond Wed, 07 Feb 2018 01:00:04 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=222 Cuộc sống bận rộn và stress làm chúng ta dễ mắc chứng đau đầu do căng thẳng thần kinh, theo thống kê có tới 90% nữ giới và 70% nam giới mắc phải hội chứng này. Sau đây sẽ là những thông tin quan trọng về chữa trị đau đầu do căng thẳng.

chung-dau-dau-do-cang-thang

Nguyên nhân, triệu chứng của đau đầu.

  • Có thể là do ngồi ở một tư thế suốt nhiều giờ đồng hồ, cuộc sống nhanh, hối hả hoặc bạn đang mắc phải một rối loạn tâm lý hay stress, ví dụ như ngồi trước máy tính quá lâu, ôm smartphone không nghỉ hoặc áp lực công việc lớn. Những căng thẳng trên có thể bị gia tăng do mệt mỏi, bỏ bữa, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ. Việc này làm các dây thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng, các cơ ở cổ, mặt, da đầu và hàm cũng bị ảnh hưởng dẫn đến đau đầu.
  • Triệu chứng đau đầu do căng thẳng khá điển hình, cơn đau thường ở cả hai bên đầu và bạn cảm thấy như có một sợi dây thừng đang quấn chặt đầu mình lại. Đau có thể lan sang mặt và vùng gáy cổ, khi đau bạn có thể bị nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Đau đầu do căng thẳng thường được thể hiện dưới ba dạng chính: đau đầu mãn tính, đau theo chu kì thường xuyên và đau theo chu kì không thường xuyên.

Điều trị đau đầu như thế nào?

Nếu bạn có một số vấn đề sức khỏe như viêm khớp, chứng nghiến răng hay ngưng thở khi ngủ dẫn đến đau đầu thì những bệnh này sẽ được ưu tiên điều trị trước. Về cơ bản bạn chỉ cần dùng các thuốc giảm đau phi steroid (NSAIDs) như Aspirin, Paracetamon, Ibuprofen… Ngoài điều trị bằng thuốc thì điều trị bằng thư giãn cũng rất hiệu quả, một vòi hoa sen với nước ấm có thể giúp ích cho việc điều trị của bạn. Nếu có thời gian, hãy thử tập luyện yoga, thiền định… những kỹ thuật thư giãn này thực sự mang lại hiệu quả với đau đầu do căng thẳng thần kinh gây ra.

Trong trường hợp cơn đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của bạn hoặc khi bạn phải dùng thuốc đau đầu nhiều hơn 2 lần/tuần thì bạn sẽ cần tới sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu có biểu hiện đau đầu kèm buồn nôn hoặc cơn đau quá thường xuyên và dữ dội, hãy đề phòng vì chúng có thể đang phản ánh một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như u não, vỡ phình động mạch não… Tuy vậy, bệnh đau đầu do stress thường không phải là một bệnh lý nguy hiểm, các cơn đau sẽ sớm biến mất sau vài ngày hoặc có thể cắt cơn ngay sau khi sử dụng thuốc giảm đau cơ bản.

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về chứng đau đầu do căng thẳng, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Hãy giữ cho mình một bản lĩnh và sức khỏe tinh thần tốt để chống lại stress, duy trì lối sống lành mạnh, năng vận động, ăn uống và nghỉ ngơi theo đồng hồ sinh học để phòng và điều trị đau đầu do căng thẳng thần kinh.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/tim-hieu-chung-dau-dau-do-cang-thang-222/feed/ 0
Phân biệt đau nửa đầu và đau đầu do viêm xoang http://cuocsongkhoe.com/phan-biet-dau-nua-dau-va-dau-dau-do-viem-xoang-118/ http://cuocsongkhoe.com/phan-biet-dau-nua-dau-va-dau-dau-do-viem-xoang-118/#respond Sun, 04 Feb 2018 09:20:29 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=118 Khi được hỏi về những cơn đau đầu dữ dội kèm theo ngứa, sổ mũi thì có tới bốn trên năm người được hỏi trả lời là do viêm xoang hoặc một vài chứng đau đầu do đường hô hấp khác. Tuy nhiên đó cũng có thể là triệu chứng của một cơn đau nửa đầu. Theo bác sĩ Peter Goadsby – Đại học California: “Sự nhầm lẫn này rất phổ biến và là một vấn đề nan giải của Y khoa, điều này có thể gây ra một số nhầm lẫn trong điều trị viêm xoang, gây ra không đáp ứng trong  quá trình trị liệu”.

phan-biet-dau-nua-dau

Sự khác nhau ở triệu chứng, nguyên nhân

Đau đầu do viêm xoang và đau nửa đầu có thể có những triệu chứng chung bao gồm:

  • Đau vùng thái dương, đặc biệt hay gặp ở vùng trán
  • Ngứa hoặc chảy nước mắt
  • Đau tăng khi vận động

Tuy nhiên đau nửa đầu có thể xảy ra với những triệu chứng khác như:

  • Chóng mặt, buồn nôn và nôn
  • Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng
  • Đau nhói nặng ở một bên đầu hoặc một bên hốc mắt

Theo Giáo sư về thần kinh học – Stephen Silberstein, thuộc Đại học Thomas Jefferson – người từng viết “Hướng dẫn về Hệ thần kinh học (của Mỹ) về chẩn đoán và điều trị chứng đau nửa đầu”. Ông cho rằng: “Nếu bạn bước vào văn phòng khám với những triệu chứng của đau đầu và nói về chúng 95% thời gian hội thăm khám thì đó là đau nửa đầu. Những người bị viêm xoang thường không phàn nàn về đau đầu trước tiên, họ nói rằng họ bị nhiễm trùng và kéo theo bị đau đầu”. Đau nửa đầu thường do các yếu tố vận mạch trong khi đau do viêm xoang là khi các xoang mũi bị viêm nhiễm dẫn đến tắc nghẽn gây ra áp lực và đau ở xương trán, xương gò má.

Khác nhau trong điều trị

Đối với đau đầu do viêm xoang, điều trị sẽ bắt đầu với thuốc thông thoáng mũi, thuốc giảm đau, và nước muối rửa mũi để giảm áp suất trong xoang và tắc nghẽn, và để giúp thoát các dịch rỉ viêm. Sau đó bệnh nhân được chỉ định thuốc kháng sinh hoặc các corticoid để điều trị viêm nhiễm.

Đau nửa đầu được điều trị hoàn toàn khác với viêm xoang, thuốc thường dùng là các thuốc nhóm Triptan. Có tác dụng gây co mạch, chỉ định trong đau nửa đầu mức độ nặng và trong bình. Chống chỉ định với người tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch, mạch vành và mạch máu não.

Tại sao lại có sự nhầm lẫn?

Đau đầu do viêm xoang đương nhiên ảnh hưởng đến hệ hộ hấp và sự thông thoáng của nó. Điều này dẫn đến nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt. Tuy nhiên ở đau nửa đầu, các chuyên gia giải thích rằng, khi bạn bị đau ở đầu đặc biệt vùng trán, có một phản xạ kích hoạt các dây thần kinh gây ngứa mũi, chảy nước mắt và các dấu hiệu tương tự như viêm xoang. Nếu bạn không biết tới cơ chế này thì rất có thể bạn sẽ bị nhẫm lẫn những cơn đau của mình với đau đầu do viêm xoang.

Nếu không thể tự phân biệt được những triệu chứng bất thường của mình, hãy tìm tới bác sĩ hoặc dược sĩ để có được những tư vấn phù hợp nhất với bạn. Có thể bạn sẽ phải làm một số xét nghiệm cũng như X-quang để chẩn đoán chính xác vấn đề về thần kinh đang gặp phải.

]]>
http://cuocsongkhoe.com/phan-biet-dau-nua-dau-va-dau-dau-do-viem-xoang-118/feed/ 0