Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Tue, 01 Apr 2025 11:05:21 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 7 Mẹo tự chăm sóc bản thân cho bệnh zona thần kinh http://cuocsongkhoe.com/7-meo-tu-cham-soc-ban-than-cho-benh-zona-than-kinh-580/ http://cuocsongkhoe.com/7-meo-tu-cham-soc-ban-than-cho-benh-zona-than-kinh-580/#respond Sun, 08 Apr 2018 01:00:00 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=580 Zona thần kinh là một bệnh da liễu do virus Varicella – zoster gây ra, bệnh xuất hiện kèm những cơn đau, ngứa và tổn thương dây thần kinh cùng vùng da lân cận, kéo dài từ 2 – 4 tuần. Bệnh đặc trưng bởi những nốt đỏ phỏng rộp chứa nhiều dịch lỏng, tổn thương trên da như những vết bỏng nặng có thể gây mất thẩm mĩ và lấy đi sự tự tin của bệnh nhân. Hãy thực hiện 7 mẹo nhỏ sau đây để việc điều dưỡng tại nhà với bệnh zona trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

meo-tu-cham-soc-ban-than-cho-benh-zona

Tắm với bột yến mạch (Oatmeal baths)

Bột yến mạch từ xa xưa đã được tìm ra như một thực phẩm quý, có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm của con người. Tuy vậy, ít ai biết rằng, ngoài công dụng làm thực phẩm, bột yến mạch còn cực kì tốt trong việc chăm sóc da. Cụ thể, loại bột thần kì này khi pha cùng nước tắm có tác dụng rất tốt trong việc giữ ẩm cho da, chống kích ứng và làm dịu các vết thương, cơn ngứa do những bệnh da liễu gây nên.

Chườm lạnh

Chườm lạnh bằng một vài viên đá nhỏ gói trong chiếc khăn sạch có thể làm dịu vết thương của bạn, không chỉ để giảm ngứa, nước đá lạnh còn giữ cho vết thương của bạn được sạch sẽ.

Trang phục thoải mái

Bạn nên chọn những bộ trang phục thoải mái, không bó sát tránh tiếp xúc và kích ứng vung da bị tổn thương. Chất liệu vải tốt nhất nên dùng thường là các sản phẩm từ thiên nhiên như tơ tằm, đay… Nếu buộc phải dùng băng che vết thương, lưu ý không nên để băng chạm trực tiếp lên vết thương, băng phải thông thoáng và tránh kích ứng cho vùng da bị zona thần kinh.

Dùng calamine

Calamine là một loại thuốc ngoài da được sử dụng để giảm ngứa, đau và khó chịu khi da bị kích ứng nhẹ, chẳng hạn như những kích ứng gây ra bởi chất độc của cây thường xuân, sồi độc, và chất độc của cây thù du, đặc biệt khi bị zona thần kinh. Thuốc này cũng làm khô vết rỉ và chảy nước gây ra bởi những tổn thương da liễu.

Bổ sung năng lượng cho hệ miễn dịch

Để giúp cho hệ miễn dịch có thêm sức mạnh chống lại virus Varicella – zoster gây bệnh zona, bạn có thể thực hiện những điều sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hỗ trợ việc tiêu hóa tối ưu, nên ưu tiên cho các thực phẩm tươi, sạch. Tránh đồ họp vầ thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
  • Ưu tiên cho giấc ngủ, một giấc ngủ đủ và tinh thần thoải mái sẽ giúp hệ miễn dịch sảng khoái, tâp trung hơn để chống lại virus gây bệnh.
  • Vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ hoặc dưỡi cơ thư giãn. Những hoạt động nhỏ giúp máu lưu thông tốt hơn từ đó cải thiện cơn đau của bạn.

Quên đi vết thương

Đôi khi điều tốt nhất bạn có thể làm là tập trung vào những điều thú vị khác để cơn đau không tồn tại thường trực trong tâm trí. Trong một số trường hợp, khi bệnh nhân tập trung cao độ vào một vấn đề khác, họ có thể quên đi cơn đau. Bạn có thể:

  • Gọi điện hoặc thăm một người bạn
  • Nghe nhạc nhẹ nhàng thư giãn
  • Đọc sách
  • Xem phim
  • Làm việc theo đam mê của bạn

Giữ bình tĩnh

Nếu tâm trí không được thoải mái, bạn có thể gặp thêm rất nhiều vấn đề liên quan như stress, mệt mỏi, ốm yếu. Từ đó mà quá trình điều trị của bạn lại càng gặp thêm những khó khăn. Hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan vui vẻ nhất, hãy thử các bài tập như:

  • Thiền định
  • Thái cực quyền
  • Đi dạo
  • Yoga

Việc chăm sóc tại nhà với bệnh nhân zona thần kinh không quá phức tạp. Người bệnh nên phối hợp nhiều phương pháp cùng sự kiên trì kết hợp với tinh thần thoải mái để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị.

Xem thêm: Phòng bệnh zona thần kinh | Thuốc điều trị zona thần kinh 

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/7-meo-tu-cham-soc-ban-than-cho-benh-zona-than-kinh-580/feed/ 0
Điều trị đau dây thần kinh sau zona như thế nào ? http://cuocsongkhoe.com/dieu-tri-dau-day-than-kinh-sau-zona-nhu-the-nao-576/ http://cuocsongkhoe.com/dieu-tri-dau-day-than-kinh-sau-zona-nhu-the-nao-576/#respond Sat, 07 Apr 2018 07:00:57 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=576 Đối với hầu hết mọi người, những triệu chứng của bệnh zona thần kinh thông thường sẽ biến mất hoàn toàn, các phát ban cùng những nốt phỏng đỏ trước kia sẽ không còn sau điều trị. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân, các cơn đau vẫn tồn tại sau khi những biến chứng da liễu đã được điều trị, các cơn đau chủ yếu trên các dây thần kinh và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.

dau-day-than-kinh-sau-zona

Đau dây thần kinh sau zona là gì?

Đây là một biến chứng thường gặp của bệnh zona. Người bệnh thường có cảm giác ngứa ran, nóng rát, đau và cảm giác co giật trên da. Điều này có thể kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn thế nữa, gây ra nhiều khó khăn trong vận động và sinh hoạt của bệnh nhân. Hãy tìm kiếm lời khuyên từ các bác sĩ bằng cách cung cấp chính xác cho họ về những biến chuyển trong cơn đau của bạn, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ phù hợp nhất dành cho bạn.

Bạn cần làm gì để cải thiện tình trạng đau dây thần kinh

Bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn thông thường sẽ phối hợp nhiều loại thuốc tùy theo tình trạng bệnh và thể trạng người dùng. Việc của bạn chỉ là hãy giữ cho mình một tinh thần thoải mái và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Các loại thuốc thông thường trong điều trị đau dây thần kinh bao gồm:

Thuốc chống co giật

Các thuốc này được phát triển để kiểm soát chứng động kinh, nhưng chúng cũng có thể giúp giảm đau đau dây thần kinh sau zona. Ví dụ như:

  • Carbamazepine (Carbatrol, Equetro, Epitol, Tegretol)
  • Gabapentin (Fanatrex, Neurontin)
  • Pregabalin (Lyrica)

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Những thuốc này đã được chứng minh là giúp giảm bớt đau của đau dây thần kinh sau zona. Chúng bao gồm:

  • Amitriptylin (Elavil)
  • Desipramine (Norpramin)
  • Nortriptyline (Pamelor)

Thuốc giảm đau

Nếu bạn cảm thấy đau nhẹ thì những loại thuốc không bán theo toa thông thường như paracetamol, aspirin có thể cải thiện tình trạng của bạn. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn liên tục tiến triển thì lúc này bạn cần phải nhờ đến sự can thiệp của những loại thuốc theo toa như:

  • Hydrocodone kết hợp acetaminophen (Lorcet, Lortab, Norco, Vicodin)
  • Hydrocodone giải phóng chậm (Zohydro ER, Hysingla ER)
  • Hydromorphone (Dilaudid, Exalgo)
  • Meperidine (Demerol)
  • Methadone (Dolophine, Methadose)
  • Morphine (Astramorph, Avinza, Kadian, MS-Contin, Oramorph SR)
  • Oxycodone (OxyContin, OxyFast, Roxicodone)
  • Oxycodone kết hợp naloxone (Targiniq ER)
  • Oxycodone kết hợp acetaminophen (Percocet)

Hãy thông báo ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc, giúp ngăn chặn sớm nhất những biến chứng hoặc tác dụng không mong muốn của thuốc. Ngoài các thuốc dùng đường uống, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ về một số thuốc hoặc kem dùng ngoài da có tác dụng gây tê, giảm kích thích dây thần kinh, từ đó kiểm soát cơn đau của bạn tốt hơn.

Môt số phương pháp khác không dùng thuốc cũng có thể cải thiện tình trạng đau dây thần kinh mà bạn có thể tham khảo như: kích thích dây thần kinh băng dòng điện, trườm lạnh, tập luỵn với cường độ vừa phải, kết hợp với một chế độ ăn khoa học, các phương pháp chăm sóc tại nhà cũng có thể hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh sau zona.

Hy vọng rằng những phương pháp đã nêu có thể hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị đau dây thần kinh sau zona. Kính mời các bạn đón đọc thêm những bài viết cùng chuyên mục để có những kiến thức chuyên sâu hơn trong phòng và điều trị zona thần kinh.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/dieu-tri-dau-day-than-kinh-sau-zona-nhu-the-nao-576/feed/ 0
Zona thần kinh và những biến chứng thường gặp http://cuocsongkhoe.com/zona-than-kinh-va-nhung-bien-chung-thuong-gap-573/ http://cuocsongkhoe.com/zona-than-kinh-va-nhung-bien-chung-thuong-gap-573/#respond Sat, 07 Apr 2018 01:00:52 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=573 Zona thần kinh là một bệnh da liễu phổ biến, thường gặp vào những giai đoạn giao mùa. Bệnh do một loại virus có tên là Varicella – zoster gây ra. Triệu chứng phổ biến của bệnh là những nốt đỏ mọng nước, vùng da bị ngứa, đau và loét dọc theo hệ thống dây thần kinh – nơi virus trú ngụ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra sự tự ti, mặc cảm cho người bệnh. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể để lại sẹo xấu sau này, thậm chí có thể gây ra những biến chứng xấu hơn tới sức khỏe bệnh nhân. Sau đây là những biến chứng thường gặp sau zona mà các bệnh nhân thường gặp phải.

zona-than-kinh-va-nhung-bien-chung-thuong-gap

Đau dây thần kinh

Viêm đau dây thần kinh sau zona là biến chứng phổ biến nhất gây ra do bệnh zona thần kinh. Thông thường, các triệu chứng trên da liễu của bệnh zona thần kinh như ngứa, phỏng, đau rát thường biến mất sau khoảng 2 tuần trị liệu. Tuy nhiên với đau dây thần kinh sau zona, chúng có thể xuất hiện dai dẳng hàng tháng sau khi nổi mụn, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.

Biến chứng này phổ biến hơn ở những người cao tuổi, có thể kéo dài vài tháng, vài năm, thậm chí có thể là vĩnh viễn, người bệnh phải chung sống với những cơn đau suốt đời.

Những vấn đề về mắt

Nếu bạn bị zona thần kinh ở vùng da gần mắt hoặc mắt, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu không được chăm sóc sớm và đặc biệt, zona thần kinh có thể khiến bạn bị đau mắt nặng, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.

Bệnh zona thần kinh tại mắt có thể gây ra:

  • Loét, sẹo giác mạc
  • Sưng, đau mắt
  • Glaucoma (tăng nhãn áp)
  • Tổn thương dây thần kinh tại mắt

Hội chứng Ramsay Hunt

Hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để xin tư vấn điều trị nếu bạn gặp phải zona thần kinh ở vùng tai hoặc xung quanh tai. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, chúng có thể gây ra hội chứng Ramsay Hunt với các dấu hiệu sau:

  • Chóng mặt, ù tai, mất cân bằng
  • Đau tai, viêm tai
  • Mất hoặc suy giảm thính lực
  • Tê liệt cơ mặt

Tình trạng này gây nhiều bất tiện và khá nguy hiểm với sức khỏe bệnh nhân, tuy nhiên cơ hội để người bệnh hồi phục hoàn toàn là rất lớn nếu bệnh nhân được điều trị sớm.

Các vấn đề da liễu

Đây là một trong những biến chứng dễ nhận ra nhất và cũng ảnh hưởng lớn nhất đến sự tự tin của bệnh nhân. Zona thần kinh điển hình với những nốt phỏng và mảng da bị bong tróc. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách kèm theo các đợt nhiễm khuẩn do không chăm sóc hiệu quả, da của bệnh nhân rất dễ bị để lại sẹo sau zona, đây là những sẹo lồi, lõm và sẫm màu do da non của bệnh nhân bắt nắng mạnh ở giai đoạn hồi phục.

Thông thường các vấn đề về nhiễm khuẩn thường được nhận biết bằng những cơn sốt trong giai đoạn bệnh hoặc vùng da tổn thương đột nhiên nóng đỏ và sưng to bất thường. Trong trường hợp gặp nhiễm khuẩn da liễu, bệnh nhân buộc phải dùng kèm kháng sinh theo toa điều trị virus. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, đặc biệt thận trọng khi sử dụng những loại thuốc trên, tránh hiện tượng kháng thuốc, quen thuốc hoặc những biến chứng do tác dụng phụ không mong muốn.

Biến chứng nội tạng

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, bệnh zona thần kinh có thể gây ra những ổ viêm, sưng trong não, phổi hoặc tủy sống. Bạn cần đặc biệt lưu ý khi gặp những vấn đề bất thường của cơ thể trong giai đoạn mang bệnh. Thông báo nhanh chóng và chính xác tình trạng đang gặp phải cho bác sĩ để được chẩn đoán và xét nghiệm kịp thời nhất, tránh những hậu quả đáng tiếc do biến chứng của zona thần kinh gây ra.

Xem thêm: Phòng và điều trị zona thần kinh | Thuốc chữa bệnh zona thần kinh

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/zona-than-kinh-va-nhung-bien-chung-thuong-gap-573/feed/ 0
Thuốc dùng trong điều trị zona thần kinh http://cuocsongkhoe.com/thuoc-dung-trong-dieu-tri-zona-than-kinh-568/ http://cuocsongkhoe.com/thuoc-dung-trong-dieu-tri-zona-than-kinh-568/#respond Fri, 06 Apr 2018 07:00:50 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=568 Zona thần kinh là một bệnh da liễu rất thường gặp trong thời tiết giao mùa. Chúng có cùng nguyên nhân gây bệnh với thủy đậu do cùng tác nhân là virus Varicella – zoster. Sau một đợt xâm nhiễm nhưng không gây ra bệnh thủy đậu, virus này sẽ tồn tại ở các dây thần kinh trong trạng thái ngủ và phát bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Zona thần kinh tuy không khó điều trị nhưng có thể gây ra những tổn thương về thẩm mĩ cùng như ảnh hưởng đến sự tự tin và sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Sau đây là những thuốc và liệu pháp hỗ trợ trong điều trị hiệu quả bệnh zona thần kinh.

zona-than-kinh

Thuốc kháng virus

Thuốc loại này giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của virus Varicella – zoster, giảm nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt thuốc sẽ có hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng chúng kịp thời trong vòng 72 giờ đầu tính từ khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Các thuốc thường được bác sĩ kê toa bao gồm:

  • Acyclovir (Zovirax)
  • Famciclovir (Famvir)
  • Valacyclovir (Valtrex)

Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu phát hiện bất kì triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, qua đó có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh các tai biến hoặc phản ứng phụ không mong muốn khi dung thuốc.

Thuốc giảm đau

Bênh zona đặc trưng bởi tình trạng viêm, ngứa và đau. Vì vậy, các bác sĩ thường thêm vào toa thuốc một số loại thuốc giúp bạn vượt qua cơn đau dễ dàng hơn, thường gặp như:

  • Acetaminophen (Paracetamol)
  • Ibuprofen
  • Naproxen

Các thuốc này cũng thực sự hiệu quả nếu bệnh nhân gặp phải vấn đề đau dây thần kinh sau zona.

Các loại thuốc khác

Nếu bạn có các dấu hiệu bội nhiễm, đau dữ dội hoặc nổi mẩn không kiểm soát thì các bác sĩ có thể kê toa kèm theo những loại thuốc sau:

  • Kem capsaicin: là hoạt chất có trong quả ớt, có tác dụng giảm các triệu chứng của đau dây thần kinh do zona. Cần thận trọng khi sử dụng với các vùng niêm mạc mỏng, vùng da gần mắt.
  • Thuốc gây tê: thường gặp là thuốc chứa lidocaine, chúng có nhiều dạng bào chế khác nhau như kem, thuốc bột hoặc thuốc dạng xịt.
  • Kháng sinh: về nguyên tắc, kháng sinh không có tác dụng trong điều trị bệnh do virus gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải bội nhiễm thì kháng sinh bạn cần phải sử dụng kháng sinh. Chúng giúp kiểm soát và ngăn chặn nhiễm trùng, tránh các biến chứng do bội nhiễm.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: loại thuốc này đã được chứng minh là có tác dụng trong điều trị đau dây thần kinh sau zona. Các thuốc thường gặp như: amitriptyline, desipramine (Norpramin) và nortriptyline (Aventyl, Pamelor). Thận trọng khi sử dụng thuốc và hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Chăm sóc tại nhà

Ngoài các biện pháp sử dụng thuốc đặc hiệu, bệnh nhân và người nhà cũng cần chú ý đến các phương pháp chăm sóc tại gia, qua đó nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện tinh thần của người bệnh trong những giai đoạn khó khăn. Chúng bao gồm:

  • Giữ cho vùng da bị tổn thương được sạch và khô, tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt.
  • Không gãi, cạo hoặc chà xát mạnh vùng da tổn thương, không chọc thủng hoặc làm vỡ các mụn nước.
  • Một số người cảm thấy tình trạng bệnh được cải thiện hơn sau khi châm cứu. Hãy hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ nếu muốn sử dụng phương pháp này cho bản thân.

Xem : Cách chăm sóc bệnh zona thần kinh | Triệu chứng bệnh zona thần kinh

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/thuoc-dung-trong-dieu-tri-zona-than-kinh-568/feed/ 0
Phòng và điều trị bệnh zona thần kinh http://cuocsongkhoe.com/phong-va-dieu-tri-benh-zona-than-kinh-562/ http://cuocsongkhoe.com/phong-va-dieu-tri-benh-zona-than-kinh-562/#respond Fri, 06 Apr 2018 01:00:05 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=562 Zona thần kinh là một bệnh da liễu thường gặp vào những thời điểm giao mùa. Bệnh điển hình bởi những nốt mẩn ngứa, phỏng rộp thành đám, chứa dịch lỏng bên trong, các nốt phỏng có thể nhập lại với nhau trông như một vết bỏng nặng. Bệnh không khó điều trị tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách rất dễ gây nên sẹo thâm trên da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mĩ và sự tự tin của bệnh nhân.

zona-than-kinh

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do virus Varicella – zoster gây ra, virus này cũng chính là virus gây nên bệnh thủy đậu. Chúng xâm nhập và khu trú ở dây thần kinh, tồn tại ở thể ngủ không gây bệnh và chờ những điều kiện thuận lợi để bùng phát các triệu chứng trên da và dây thần kinh. Chúng xâm nhập thường do điều trị thủy đậu không hết hoàn toàn virus hoặc đợt xâm nhiễm trước đây của virus không thành công, không gây nên chứng thủy đậu.

Ở giai đoạn phát bệnh, bệnh được đặc trưng bằng những vùng mẩn đỏ ở một bên cơ thể, dọc theo các dây thần kinh dưới da. Các vùng mẩn đỏ dần trở nên ngứa và xuất hiện những mụn nước, phỏng rộp như những vết bỏng. Sau khi điều trị, các mụn nước teo dần và hình thành những mảng bong tróc, giai đoạn này, bệnh nhân dễ bị để lại sẹo trên da mặt nếu không được điều trị đúng cách.

Điều trị zona thần kinh như thế nào?

Điều trị zona thần kinh về cơ bản là sự kết hợp giữa điều trị triệu chứng và dùng một số thuốc kháng virus, thuốc chống dị ứng, giảm đau và giảm cảm giác ngứa.

Cụ thể bệnh nhân cần:

  • Giữ cho da khô và sạch, tránh những nguồn bệnh có thể gây nguy cơ nhiễm trùng và lây lan
  • Mặc quần áo lỏng và thoải mái, tránh gây cọ xát vùng tổn thương
  • Tránh dùng kháng sinh ngoài da và các loại băng vết thương dính, không khô thoáng vì chúng có thể làm chậm quá trình điều trị cũng như có thể gây tổn thương da không cần thiết
  • Nếu vùng phát ban cần được che phủ, nên sử dụng những loại băng y tế không dính, thoáng mát và không gây kích ứng da để che phủ nhẹ nhàng
  • Thuốc kháng histamin có thể giúp là giảm các triệu chứng ngứa vào ban đêm, tránh trường hợp bệnh nhân gãi vô thức làm tổn thương vùng da nhiễm bệnh
  • Thuốc điều trị kháng virus cho zona thần kinh là những thuốc được kê theo toa và cần tuân thủ nghiêm ngặt khuyến cáo của bác sĩ với từng thể trạng bệnh nhân. Thuốc thường dùng là Acyclovir, liều phụ thuộc lứa tuổi và sức đề kháng, dùng 4 – 5 liều/ngày, khoảng cách các lần uống là 4 tiếng và dùng trong 5 – 7 ngày.

Phòng bệnh đặc hiệu

Vaccin phòng ngừa đặc hiệu bệnh zona thần kinh có thể cùng lúc ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Việc chủng ngừa vaccin đà là một việc cần thiết được các chuyên gia Y tế khuyến cáo trong các chương trình thường quy về tiêm chủng. Vaccin sẽ bảo vệ bé khỏi các biến chứng tồi tệ của bệnh thủy đậu. 90% người được tiêm phòng được bảo vệ hoàn toàn khỏi căn bệnh, 10% còn lại sẽ chỉ có những triệu chứng nhẹ mà thôi. Những người đã tiêm phòng thủy đậu cũng có thể mắc zona nhưng ít tiến triển thành ca bệnh nghiêm trọng so với những người chưa được tiêm phòng.

Trẻ có thể được tiêm từ 1 đến 2 mũi cách nhau 3 tháng. Mũi đầu tiên khoảng giữa 12 và mũi thứ hai vào khoảng 15 tháng tuổi. Nếu trễ hơn, bé có thể tiêm 2 mũi vào tuổi lên 4 và lên 6. Vaccin ngừa thủy đậu có thể được kết hợp với các loại vaccin cho bệnh sởi, quai bị, rubella trong duy nhất một mũi tiêm gọi là MMRV (theo tên tiếng Anh viết tắt của các căn bệnh này). Nếu có tiền sử bị co giật, bé sẽ được tiêm phòng thủy đậu riêng rẽ với những vaccin còn lại.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/phong-va-dieu-tri-benh-zona-than-kinh-562/feed/ 0
Cơ chế gây bệnh và lây lan của zona thần kinh http://cuocsongkhoe.com/co-che-gay-benh-va-lay-lan-cua-zona-than-kinh-557/ http://cuocsongkhoe.com/co-che-gay-benh-va-lay-lan-cua-zona-than-kinh-557/#respond Thu, 05 Apr 2018 01:00:17 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=557 Zona thần kinh là một bệnh da liễu rất phổ biến. Bệnh thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa và phát ban các nốt đỏ chứa dịch lỏng trên da. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể để lại sẹo xấu, ảnh hưởng đến thẩm my và sự tự tin của người bệnh.

zona-than-kinh

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh zona thần kinh do virus Varicella – zoster gây nên, đây cũng là loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Varicella – zoster thuộc nhóm virus gây ra mụn rộp. Đó là lý do vì sao bệnh zona thần kinh được đặc trưng bởi những mụn nước phỏng rộp và ngứa, đôi khi chúng xác nhập lại với nhau trông như một đám bỏng nặng.

Với những bệnh nhân đã từng mắc thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus vẫn có thể tồn tại trong cơ thể dưới dạng thể ngủ không hoạt động. Nếu bệnh nhân chưa từng mắc thủy đậu, virus Varicella zoster cũng có thể tồn tại trong cơ thể sau một đợt xâm nhiễm bất thành. Chúng khu trú ở các dây thần kinh và đợi cơ hội phát bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Từ các dây thần kinh, chúng khuếch tán lên vùng da liên quan và gây viêm, đau và ngứa vùng da cũng như vùng dây thần kinh liên quan.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn khẳng định rằng cơ chế nào đã kích hoạt sự tái hoạt động của Varicella – zoster. Tuy nhiên, giả thuyết hợp lý nhất cho rằng chúng bùng phát sau một đợt suy yếu miễn dịch, có thể là do các yếu tố môi trường hoặc stress, mệt mỏi. Các nguyên nhân có thể được thống kê như sau:

  • Sự lão hóa
  • Một số bệnh bao gồm ung thư, HIV/AIDS
  • Người đang trong quá trình điều trị ung thư, hóa trị, xạ trị hoặc sử dụng các thuốc gây suy giảm miễn dịch kéo dài đặc biệt trong phẫu thuật ghép cơ quan
  • Căng thẳng, stress hoặc chấn thương
  • Trẻ em có tiền sử mắc thủy đậu, trẻ sơ sinh hoặc bà mẹ mắc thủy đậu trong thời kì mang thai

Khả năng lây nhiễm

Bệnh zona thần kinh hầu như không lây từ người sang người. Tuy nhiên, virus Varicella – zoster có thể lây từ người bệnh zona thần kinh giai đoạn bùng phát sang người chưa bao giờ bị thủy đậu. Trong những trường hợp này, người bị lây bệnh sẽ mắc bệnh thủy đậu chứ không phải zona thần kinh.

Bệnh zona thần kinh cũng không lây qua đường hô hấp, tuy nhiên có thể lây lan qua việc tiếp xúc với dịch từ những nốt phỏng của bệnh nhân.

Nhìn chung zona thần kinh ít lây nhiễm hơn thủy đậu, nhưng thủy đậu lại chính là nguyên nhân gây nên zona thần kinh.

Hiện nay đã có vaccin phòng thủy đậu cho trẻ. Do đó, trẻ sơ sinh cần được các bậc phụ huynh cho đi tiêm phòng định kì để ngăn ngừa mắc các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, zona thần kinh. Chi tiết hơn về các vaccin phòng bệnh, chúng tôi xin phép được đề cập kĩ hơn ở bài viết về phòng và điều trị zona thần kinh, kính mời quý vị đón đọc.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/co-che-gay-benh-va-lay-lan-cua-zona-than-kinh-557/feed/ 0
Nhưng điều cần biết về bệnh zona thần kinh http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-zona-than-kinh-554/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-zona-than-kinh-554/#respond Tue, 03 Apr 2018 01:00:16 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=554 Vaccine ngừa zona cũng là vaccine cho bệnh thủy đậu vì hai bệnh này đều do virus Varicella zoster gây ra. Hiện nay việc tiêm ngừa vaccine thủy đậu đã trở thành hoạt động thường quy trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

nhung-dieu-can-biet-ve-vaccine-cho-benh-zona-than-kinh

Vaccine zona là gì?

Vaccine này thuộc loại vaccine virus sống giảm động lực, tiêm một liều duy nhất trên cánh tay, virus đã được làm cho suy yếu và đưa vào cơ thể người, qua đó kích thích hệ miễn dịch sinh ra kháng thể tự nhiên chống lại virus Varicella zoster – loại virus gây ra cả bệnh zona thần kinh và thủy đậu. Sau đây là những vấn đề thắc mắc xung quanh việc tiêm phòng vaccine zona thần kinh cho những người có nguy cơ mắc bệnh.

Đối tượng nào nên chủng ngừa vaccine zona thần kinh

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, độ tuổi thường bắt đầu bị bệnh là 40 và gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 50. Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng đã chỉ ra rằng vaccine zona làm giảm tỷ lệ mắc zona 51%, giảm chứng đau sau zona 66% trên nhóm người già và suy giảm miễn dịch. Vaccine làm giảm tỷ lệ mắc hơn 60% ở nhóm người trên 60 tuổi, giảm được 40% ở người trên 70 tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ khỏi hình thái zona nặng là rõ ràng hơn trên người già, còn lại trên các nhóm khác tương đối giống nhau.

Dựa trên 2 nghiên cứu cơ bản này, FDA và CDC đã chấp nhận tiêm chủng cho những người trên 60 tuổi và người bị suy giảm miễn dịch vào năm 2006 và 2008. CDC cũng khuyến cáo nên tiêm chủng cho cả những người mắc bệnh mạn tính, người có bệnh miễn dịch và tiềm tàng của suy giảm miễn dịch. Trong năm 2014, đã có 28% người trên 60 tuổi có tiêu chuẩn phù hợp được tiêm phòng zona. FDA đã mở rộng tiêm chủng cho đối tượng từ 50-59 tuổi, sau đó đã giảm được tỷ lệ mắc zona 70% trên lứa tuổi này.

Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số chi phí – lợi ích cao gấp 3 lần ở nhóm tuổi 50 so với nhóm tuổi 60.

Nghiên cứu này đã thúc đẩy CDC đi tới quyết định sẽ tiêm chủng zona cho những người bắt đầu bước vào tuổi 60. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy biến chứng sẽ càng nhiều khi tuổi càng cao và hiệu quả bảo vệ của vaccine cũng giảm đi theo tuổi. Tuy nhiên, đối với nhóm mắc herpes lại không cho kết quả như vậy. Hiệu quả bảo vệ của vaccine không phụ thuộc vào việc tiêm chủng mới thực hiện hay đã thực hiện từ lâu mà chắc chắn sẽ giảm cùng với tuổi đời của người được tiêm.

Đối tượng nào không nên chủng ngừa vaccine zona thần kinh

Những đối tượng không nên chủng ngừa vaccine zona hay vaccine thủy đậu khi:

  • Hệ miễn dịch của người bệnh đang suy yếu hoặc đang điều trị một số thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người đang điều trị ung thư, hóa trị, xạ trị.
  • Người có tiền xử ung thư tủy xương, ung thư hệ bạch huyết.
  • Đã hoặc đang điều trị lao.
  • Người có cơ địa dị ứng với gelatin, kháng sinh neomycin hoặc bất cứ thành phần nào khác của vaccine thủy đậu.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người muốn có thai trong vòng 3 tháng tới.

Người từng bị thủy đậu có cần dùng vaccine nhắc lại?

Tất nhiên rồi, nếu có thể hãy tiêm nhắc lại vaccine ngừa thủy đậu hay vaccine zona thần kinh. Virus gây bệnh thủy đậu sau đợt gây bệnh nếu không được tiêu diệt hoàn toàn vẫn có thể tồn tại ở các dây thần kinh và đợi chờ cơ hội phát bệnh zona.

Các phản ứng phụ thường gặp

Tuy rất hiếm gặp nhưng cũng không nằm ngoài khả năng bạn có thể gặp một số phản ứng sau khi tiêm vaccine. Thường gặp như sốt, đỏ, đau, sưng vùng tiêm và đau đầu.

Các phản ứng thường hết sau 1 – 2 ngày, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, hãy lập tức thông báo cho bác sĩ để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Xem thêm: Phòng và điều trị zona thần kinh | Triệu chứng bệnh zona thần kinh

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-zona-than-kinh-554/feed/ 0
Triệu chứng và biến chứng của bệnh zona thần kinh http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-va-bien-chung-cua-benh-zona-than-kinh-551/ http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-va-bien-chung-cua-benh-zona-than-kinh-551/#respond Mon, 02 Apr 2018 10:51:24 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=551 Zona thần kinh là một bệnh da liễu thường gặp vào giai đoạn giao mùa. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân, gây mất thẩm mĩ cho làn da, thậm chí có thể để lại sẹo nếu điều trị không đúng cách, lấy đi sự tự tin của người bệnh. Sau đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh zona thần kinh.

nguyen-nhan-zona-5

Triệu chứng thường gặp

Bệnh do virus Varicella zoster gây nên, virus này là virus gây bệnh thủy đậu. Nếu sau khi xâm nhiễm vào cơ thể người bệnh mà không gây nên bệnh thủy đậu thì chúng sẽ tồn tại ở thể ngủ và chờ cơ hội gây nên bệnh zona thần kinh. Chúng chạy dọc theo các dây thần kinh và gây tổn thương trên da. Do đó, chúng không có khả năng phát ban rộng mà thường thành từng đám dọc theo dây thần kinh kèm theo những cơn đau và những triệu chứng phổ biến sau đây.

  • Đau cấp tính, ngứa ran và cảm giác tê ở một số vùng đặc biệt, ở duy nhất một bên cơ thể
  • Sau 1 – 5 ngày kể từ khi có những dấu hiệu bất thường trên da, sẽ có một đám phát ban đỏ xuất hiện.
  • Từ các đám phát ban nổi lên những nốt đỏ, chạy dọc theo dây thần kinh dưới da và chứa chất dịch lỏng gây ngứa.
  • Thông thường phát ban thường xuất hiện ở mắt, mặt, quanh miệng và tai trong một số trường hợp.
  • Đôi khi các nốt đỏ hợp thành với nhau trông như một vết bỏng nghiêm trọng.
  • Trong một số ít trường hợp (trong số những người có hệ miễn dịch yếu), phát ban có thể rộng hơn và trông giống như vết phát ban do thủy đậu.
  • Sau cùng, các vết rộp sẽ dần dần khô và hình thành các vảy da, nhanh chóng bị bong tróc trong vòng 7 – 10 ngày. Thời điểm này, nếu không được chăm sóc đúng cách, người bệnh rất dễ bị để lại sẹo sau zona.

Sau khoảng 2 – 4 tuần, các dấu hiệu của bệnh zona thần kinh sẽ gần như biến mất hoàn toàn. Bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường, các tổn thương da cũng nhanh chóng hồi phục sau thời gian này.

Các triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng cơ bản trên da liễu, bệnh nhân zona còn mắc phải những triệu chứng phụ như:

  • Sốt, ớn lạnh.
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
  • Mệt mỏi, nhược cơ, đau khớp.
  • Tiểu tiện khó.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Viêm phổi, viêm não (thường hiếm gặp, hay xảy ra ở những người bị suy giảm miễn dịch).

Zona thần kinh trên mặt có những triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Khó khăn khi vận động cơ mặt.
  • Căng, nặng mí mắt.
  • Suy giảm thính lực.
  • Suy giảm khả năng nhận biết mùi vị.
  • Suy giảm thị lực.

Biến chứng

Hầu hết các bệnh nhân không gặp thêm biến chứng nghiêm trọng nào với bệnh zona, tuy nhiên ở một số ca lâm sàng có thể gặp những biến chứng sau đây:

  • Đau thần kinh sau cổ, ảnh hưởng 10 – 20% những người mắc zona thần kinh.
  • Bệnh viêm dây thần kinh ngoại vi, ảnh hưởng đến khoảng 5% các trường hợp zona thần kinh.
  • Viêm não, viêm màng não, màng phổi.
  • Các vết loang trắng do mất sắc tố vùng phát ban.
  • Hội chứng Ramsay Hunt.
  • Các biến chứng về thị lực.
  • Suy giảm miễn dịch và một số vấn đề sức khỏe khác.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn một cách hệ thống những triệu chứng và biến chứng cơ bản của bệnh zona thần kinh. Hãy đón đọc những bài viết khác cùng chuyên mục để có những góc nhìn toàn diện nhất về phòng và điều trị bệnh zona thần kinh cũng như các bệnh da liễu khác.

Xem thêm: Điều trị zona thần kinh | Cách chăm sóc bệnh zona thần kinh

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/trieu-chung-va-bien-chung-cua-benh-zona-than-kinh-551/feed/ 0