Cuộc sống khỏe http://cuocsongkhoe.com Pháp đồ điều trị không dùng thuốc Wed, 08 Nov 2023 01:49:14 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-xo-vua-dong-mach-712/ http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-xo-vua-dong-mach-712/#respond Sat, 16 Jun 2018 07:00:29 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=712 Xơ vữa động mạch là một bệnh rất phổ biến hiện nay, bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Đặc trưng của bệnh là hiện tượng thành mạnh bị mất tính đàn hồi do những mảng xơ vữa. Bệnh tiến triển âm thầm và tạo thành những mảng xơ vữa lớn, gây bít tắc động mạch và nguy cơ gây tai biến, phình tắc mạch.

Những thống kê về bệnh

  • Bệnh phổ biến ở các nước phát triển và đang phát triển, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này nghiêng về nhóm người trung niên va người cao tuổi. Bệnh đang có xu hướng liên tục gia tăng, độ tuổi thường gặp là từ 40-60 tuổi. Nam giới có nguy cơ mắc cao gấp 5 lần nữ giới. Nữ giới ở độ tuổi sau mãn kinh có tỉ lệ mắc xơ vữa động mạch tăng lên.
  • Ngoài ra yếu tố di truyền cũng là một yếu tố đáng kể trong các phép thống kê tỷ lệ mắc bệnh. Bệnh có tính chất gia đình, đột biến ở gen thụ thể LDL, trên cánh tay ngắn của nhiễm sắc thể 19, dẫn đến tăng cholesterol gia đình.
  • Bệnh trên NST thường , khoảng 1/ 500 người dị hợp tử và 1/1.000.000 là đồng hợp tử.
  • Những trường hợp đồng hợp tử không được điều trị hầu hết chết vì bệnh động mạch vành trước tuổi 20. Tỷ lệ tăng cholesterol gia đình gặp ở gần 6% ở những người có nhồi máu cơ tim liên quan với tăng lipid máu. Trong số những người dưới 60 tuổi bị nhồi máu cơ tim, 5% là dị hợp tử .
  • Dị hợp tử có nồng độ LDL cao gấp 2 lần, đồng hợp tử tăng 6-10 lần bình thường. BN dị hợp tử cũng bị nhồi máu cơ tim từ sớm nhưng ở độ tuổi muộn hơn (40 đến 45 tuổi ở nam giới).
  • Hơn 400 alen đột biến cho tăng cholesterol gia đình được biết đến, trong đó có đột biến điểm, chèn và xóa bỏ. Những đột biến này rơi vào năm loại chính, dựa trên tác dụng của chúng trên chức năng protein thụ thể
  • Ngoài việc tích lũy nhanh cholesterol trong động mạch (xơ vữa động mạch sớm), LDL cholesterol cũng tích lỹ ở da và gân để tạo thành xanthoma (u hạt vàng)
  • Trong một số trường hợp (trước 10 tuổi trong đồng hợp tử), cũng có tích tụ chất béo trong giác mạc.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Tăng lipid máu, trong đó tăng cholesterol xấu (LDL) là yếu tố chính.
  • Tăng huyết áp: 45-62 người có HA > 169/95 mmHg nguy cơ gấp 5 lần mắc xơ vữa động mạch người có HA 140/90 mmHg.
  • Đái tháo đường: tỷ lệ và khả năng mắc xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường tăng lên đáng kể so với người bình thường. Nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim cũng cao gấp 2 lân.
  • Hút thuốc lá: Hút 1 hay nhiều hơn 1 bao/ngàytrong vài năm, TLTV do TMCT tăng 200%.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến cầm máu và tắc mạch: Yếu tố lq chính đến sự tiêu fibrin: tăng chấtức chế yếu tố hoạt hoá plasminogen-1 (PAL- 1) và quá trình viêm: fibrinogen huyết thanh và protein C phản ứng (CRP).
  • Các yếu tố khác như: stress, lười vận động, ăn nhiều thức ăn nhanh, tăng cân không kiểm soát cũng là những nguyên nhân hàng đầu dấn đến xơ vữa động mạch.

Sự kết hợp giữa các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh. Khả năng mắc xơ vữa động mạch sẽ tăng gấp 4 lần khi có sự kết hợp củ 2 yếu tố bất kỳ. Trong khi nếu kết hợp 3 yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ mắc biến chứng nhồi máu cơ tim sẽ tăng gấp 7 lần.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nguyen-nhan-gay-xo-vua-dong-mach-712/feed/ 0
Suy tim và những kiến thức quan trọng về Glycoside tim http://cuocsongkhoe.com/suy-tim-va-nhung-kien-thuc-quan-trong-ve-glycoside-tim-708/ http://cuocsongkhoe.com/suy-tim-va-nhung-kien-thuc-quan-trong-ve-glycoside-tim-708/#respond Sat, 16 Jun 2018 01:00:08 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=708 Suy tim là một bệnh lý tim mạch phổ biến. Biểu hiện là tình trạng cơ tim hay cung lượng tim không đủ đáp ứng việc bơm máu đi nuôi cơ thể. Gây nên các triệu chứng như ho, phù, khó thở… khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm đáng kể.

suy-tim

Phân loại suy tim

  • Suy tim trái: khi khả năng hoạt động của tim trái bị suy giảm thì việc bơm máu từ thất trái vào tuần hoàn ngoại vi cũng bị ảnh hưởng. Máu khi này ứ lại ở thất trái khiến máu ứ ngược lại nhĩ trái và ứ lại ở phổi, gây tăng áp lực phế nang, ho, phù phổi. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy tim trái là do tăng huyết áp động mạch.
  • Suy tim phải: tương tự suy tim trái, khi tim phải giảm chức năng, tâm thất phải không thể bơm máu vào phổi nên máu ứ lại ở tâm thất phỉ và trở lại tĩnh mạch ngoại vi gây phù tím toàn thân. Nguyên nhân hay gặp của suy tim phải là do bệnh tâm – phế mạn tính.
  • Suy tim toàn bộ: nguyên nhân thường do suy tim trái, phải phát triển thành. Các triệu chứng của suy tim toàn bộ là tập hợp những triệu chứng của cả suy tim trái và phải.

Glycoside tim trong điều trị suy tim

  • Glycoside tim là những glycoside có nguồn gốc từ thực vật như trong thành phần của cây trúc đào, dương địa hoang, thông thiên hay sừng dê…
  • Gồm các chất: digitoxin, gitoxin, digoxin.
  • Trong khoảng điều trị, tác dụng lên tim làm tim đập mạnh, chậm đều. Quá liều gây ngừng tim.
  • Tác dụng khác: trên thận làm tăng thải muối nước, gây lợi niệu. Trên cơ trên: liều cao gây tăng co bóp cơ trơn dạ dày ruột nên có thể gây nôn, đi lỏng. Co thắt khí phế quản, tử cung. Trên thần kinh trung ương: Kích thích trung tâm nôn ở sàn não thất IV.
  • Chỉ định: suy tim cung lượng thấp, loạn nhịp (rung nhĩ, cuồng động nhĩ)
  • Tác dục không mong muốn: gây rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa; có thể gặp rối loạn thị giác, rối loạn thần kinh trung ương
  • Chống chỉ định: Nhịp tim chậm dưới 70 lần/phút. Rối loạn nhịp thất, viêm cơ tim, thương hàn. Thận trọng với các bệnh nhân có chỉ số canxi máu cao và kali máu thấp.
  • Tương tác thuốc:

+ Các thuốc làm giảm hấp thu digitoxin và digoxin: cholestyramin, neomycin, kaolin – pectin, antacid, sulfasalazin…

+ Các thuốc làm tăng độc tính:

  • Verapamin, diltiazem, amiodaron, erythromycin, tetracyclin, đặc biệt là quinidin. (do làm giảm độ thanh thải hoặc kìm hãm enzyme chuyển hóa tại gan P450).
  • Thuốc lợi tiểu giảm K+ máu, glucocorticoid, insulin làm giảm kali máu.
  • Thuốc kích thích beta adrenergic, succinylcholine làm tăng loạn nhịp tim.

Trên đây là những phân loại cơ bản và kiến thức quan trọng nhất trong sử dụng glycoside tim cho bệnh nhân suy tim. Chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân vô cùng thận trọng với glycoside tim và chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.

Theo cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/suy-tim-va-nhung-kien-thuc-quan-trong-ve-glycoside-tim-708/feed/ 0
5 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bạn bị đột quỵ http://cuocsongkhoe.com/5-dau-hieu-canh-bao-nguy-co-ban-bi-dot-quy-508/ http://cuocsongkhoe.com/5-dau-hieu-canh-bao-nguy-co-ban-bi-dot-quy-508/#respond Thu, 08 Mar 2018 01:00:45 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=508 Các chuyên gia cho biết, nhận biết được 5 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được rõ hơn nguy cơ mắc đột quỵ của bản thân và tránh được nguy cơ thương tật vĩnh viễn.

5-dau-hieu-canh-bao-nguy-co-ban-bi-dot-quy

5 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ

Tiến sĩ Doojin Kim, chuyên gia về thần kinh học tại Trung tâm Y tế UCLA ở Santa Monica, nói: “”Đột ngột” và “nghiêm trọng” là 2 key word của đột quỵ.”

Hiệp hội nghiên cứu đột quỵ Hoa Kỳ kêu gọi bất kỳ ai đột ngột có những dấu hiệu sau đây cần tới bệnh viện ngay lập tức:

  • Đột ngột tê buốt hoặc cảm thấy yếu ở mặt, tay và chân (đặc biệt là nếu bạn chỉ cảm thấy ở một bên của cơ thể).
  • Sự rối loạn đột ngột hoặc gặp khó khăn khi nói hoặc nghe hiểu tiếng nói.
  • Các vấn đề về thị giác đột ngột ở một hoặc cả 2 mắt.
  • Khó khăn khi đi bộ hoặc cảm thấy chóng mặt, mất cân bằng hoặc đột ngột mất phối hợp động tác.
  • Nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây nên khuyết tật ở Mỹ. Tiến sĩ Kim giải thích rằng những người bị đột quỵ cần được chăm sóc y tế ngay để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tử vong hoặc các biến chứng phụ lâu dài và vô cùng nguy hiểm về sau.

Đột quỵ – chuyện không của riêng ai!

Giờ vàng dành cho bệnh nhân mắc đột quỵ là 3 giờ. Nếu bệnh nhân được đưa tới bệnh viện để điều trị kịp thời trong khoảng thời gian này, tỷ lệ không mắc biến chứng tăng lên tối đa. Nhưng nếu họ không chắc chắn về triệu chứng đột ngột này của mình và cố đợi cho hết, thì tỷ lệ thương tật vĩnh viễn là rất lớn. Lúc này các phương pháp điều trị đều không mấy hiệu quả nữa.

Tuy vậy, các dấu hiệu đột quỵ thường bị bỏ ra. Một phần rất lớn là do hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đột quỵ sẽ không xảy ra với mình, tiến sĩ Kim cho biết.

“Đột quỵ đang xảy ra ngày càng nhiều ở những người trẻ tuổi”, ông nói. “Nó vẫn còn phổ biến ở những người cao tuổi, nhưng không phải chỉ vì một người ở độ tuổi trung niên hoặc thậm chí trẻ hơn thì họ sẽ không bị đột quỵ.”

Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ cho biết đột quỵ xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Người da đen có nguy cơ cao hơn người da trắng. Tiến sĩ Kim cũng nói rằng những người có tiền sử gia đình có người mắc đột quỵ cũng có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên có nhiều cách để giảm nguy cơ này.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ

Đánh giá mức độ ý thức của bệnh nhân:

  •  Nếu bệnh nhân bất tỉnh và thở bình thường, hoặc nếu không hoàn toàn tỉnh táo, đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở một vị trí thuận lợi (tư thế nằm nghiêng an toàn Đầu cao so với sàn nhà từ 20-30 Độ)

cach-so-cuu-nguoi-bi-dot-quy

– Gọi thêm người hỗ trợ và gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc số điện thoại dịch vụ cấp cứu y tế tại địa phương bạn ngay lập tức.

Điều quan trọng đối với bệnh nhân là được đánh giá càng sớm càng tốt bởi vì điều trị phải được bắt đầu trong vòng 1-2 giờ đầu sau đột quỵ nếu máu đông gây tắc mạch não.

– Chăm sóc cho bệnh nhân còn tỉnh:

  •  Hỗ trợ bệnh nhân còn tỉnh táo ở một tư thế thoải mái nhất
  • Đắp chăn cho bệnh nhân để làm giảm mất nhiệt nếu thời tiết lạnh

– Theo dõi bệnh nhân:

  • Trong khi đợi xe cứu thương đến hoặc đợi người hỗ trợ đưa bệnh nhân đi bệnh viện, cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ nhằm phát hiện bất cứ sự thay đổi tình trạng nào.
  •  Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm tình trạng ý thức nào của bệnh nhân, đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở một vị trí thuận lợi (tư thế nằm nghiêng an toàn).
  • Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trước khi được đưa đến bệnh viện

Các cách giảm nguy cơ đột quỵ

  • Tập thể dục đều đặn.
  • Duy trì cân nặng bình thường.
  • Theo một chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Duy trì mức cholesterol lành mạnh.
  • Giữ huyết áp trong vùng cho phép
  • Ngoài ra, không được hút thuốc.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/5-dau-hieu-canh-bao-nguy-co-ban-bi-dot-quy-508/feed/ 0
15 loại thức ăn tốt nhất cho sức khỏe tim mạch của bạn (phần 2) http://cuocsongkhoe.com/15-loai-thuc-an-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach-cua-ban-phan-2-496/ http://cuocsongkhoe.com/15-loai-thuc-an-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach-cua-ban-phan-2-496/#respond Wed, 07 Mar 2018 07:00:16 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=496

15 loại thức ăn tốt nhất cho sức khỏe tim mạch của bạn (phần 1)

Ở kỳ trước chúng tôi đã đưa cho các bạn danh sách 7 loại thực phẩm đầu tiên giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Cùng khám phá 8 thực phẩm còn lại nhé.

15-loai-thuc-an-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach

8, Đậu phụ

Ăn đậu phụ và bạn sẽ nhận được một lượng lớn protein đậu nành với các khoáng chất, chất xơ và nhiều loại chất béo không bão hòa. Nó có thể mang hương vị của các loại gia vị hoặc nước sốt mà bạn sử dụng để nấu.

9, Khoai lang

Thay vì ăn khoai tây trắng, hãy ăn khoai lang. Mang một lượng đường thấp trong mình nên khi ăn chúng sẽ không làm gia tăng quá mức lượng đường máu trong cơ thể bạn (thứ liên quan trực tiếp đến các bệnh về tim mạch). Khoai lang cũng chứa chất xơ, vitamin A, và lycopene.

Mẹo: Tăng vị ngọt tự nhiên của chúng bằng một rắc quế và nước chanh.

10, Cam

Loại thực phẩm đơn giản này có rất nhiều tác dụng với hệ tim mạch. Cam có chất sợi pectin chống cholesterol. Chúng cũng chứa kali, giúp kiểm soát huyết áp. Trong một nghiên cứu, 2 ly nước cam ép sẽ làm tăng sự bền bỉ của mạch máu. Đồng thời giúp hạ huyết áp ở nam giới.

Một quả cam trung bình có khoảng 62 calo và 3 gam chất xơ.

11, Cải cầu vồng

Loại rau xanh này giàu kali và magiê. Những khoáng chất này giúp kiểm soát huyết áp. Chúng cũng chứa các chất xơ cho trái tim khỏe mạnh, vitamin A, các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ chức năng tim.

12, Lúa mạch

Đây là loại thực phẩm ở Việt Nam khá hiếm gặp. Tuy nhiên bạn hãy thử dùng loại thực phẩm này thay cho gạo khoảng vài lần 1 tuần. Chất xơ trong lúa mạch có thể giúp giảm mức cholesterol. Nó cũng làm giảm lượng đường trong máu.

13, Hạt lanh

Loại hạt có màu mật ong này chứa ba thứ rất tốt cho trái tim của bạn: chất xơ, một loại chất phytochemicals gọi là lignans và axit béo omega-3.

Mẹo: Xay hạt lanh để có mức dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Thêm vào ngũ cốc, bánh nướng, sữa chua, hoặc rắc nó trên bánh sandwich để làm tăng hương vị và lợi ích cho cơ thể.

14, Các loại sữa chua ít chất béo

Khi bạn bắt gặp các sản phẩm từ sữa, lợi ích đầu tiên bạn nghĩ tới sẽ là cho xương của bạn. Các loại sữa chua ít chất béo còn tốt cho cả hệ tim mạch của bạn nữa. Nó giúp kiểm soát bệnh cao huyết áp do sữa chua rất giàu canxi và kali. Để thực sự tăng cường mức canxi và giảm thiểu chất béo dung nạp vào cơ thể, hãy chọn những loại sữa chua ít chất béo.

15, Quả anh đào

Dù là loại anh đào ngọt, anh đào chua, anh đào khô hay nước ép anh đào – tất cả đều tốt. Tất cả đều chứa một chất chống oxy hoá gọi là anthocyanins. Chúng có tác dụng bảo vệ thành mạch. Rắc quả anh đào khô vào ngũ cốc để gia tăng hương vị cho món ăn của bạn.

Như vậy chúng tôi đã đưa ra danh sách 15 loại thực phẩm tốt nhất cho hệ tim mạch của bạn. Hi vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bữa ăn nhà bạn thêm phong phú và đảm bảo chất lượng cho sức khỏe hơn nữa.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/15-loai-thuc-an-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach-cua-ban-phan-2-496/feed/ 0
15 loại thức ăn tốt nhất cho sức khỏe tim mạch của bạn (phần 1) http://cuocsongkhoe.com/15-loai-thuc-an-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach-cua-ban-phan-1-492/ http://cuocsongkhoe.com/15-loai-thuc-an-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach-cua-ban-phan-1-492/#respond Wed, 07 Mar 2018 01:00:28 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=492 Những loại thức ăn dưới đây sẽ cải thiện hoạt động của trái tim bạn một cách rõ rệt.

thuc-an-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach

1, Hạt đỗ đen

Hạt đỗ đen dịu nhẹ, có chứa chất dinh dưỡng có lợi cho tim. Folate, chất chống oxy hoá, và magiê có thể giúp hạ huyết áp. Các chất xơ chứa trong hạt đỗ đen giúp kiểm soát cả cholesterol và lượng đường trong máu. Thêm đỗ để tăng cường hương vị cho món súp và salad của bạn.

Mẹo: Rửa đỗ đã đóng hộp để loại bớt lượng muối thừa.

2, Rượu vang đỏ

Nếu bạn uống rượu, một chút rượu vang đỏ có thể là lựa chọn lành mạnh cho tim. Resveratrol và catechins, hai chất chống oxy hoá trong rượu vang đỏ, có thể bảo vệ thành động mạch. Rượu cũng có thể làm tăng HDLC, loại cholesterol có khả năng đào thải chất béo dư thừa ra ngoài cơ thể.

Mẹo: Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến suy tim. Bạn không nên uống quá 1 ly một ngày đối với phụ nữ và với nam giới là hai ly. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước nếu bạn đang theo một liệu trình trị liệu nào đó do rượu có thể gây một số phản ứng phụ cho những người sử dụng Aspirin và một số thuốc khác.

3, Cá hồi

Đây là loại thức ăn hàng đầu cực tốt cho sức khoẻ của hệ thống tim mạch. Cá hồi giàu omega-3, là loại chất béo lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp. Chúng cũng có thể làm giảm triglyceride (chất béo) và giảm viêm. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên ăn hai bữa có chứa cá hồi hoặc các loại cá tương tự khác mỗi tuần.

Mẹo: Nướng cá hồi trong lá với các loại thảo mộc và rau.

4, Cá ngừ

Cá ngừ cho hiệu quả tương tự như cá hồi, nhưng rẻ hơn rất nhiều. Loại cá ngừ trắng có nhiều Omega – 3 hơn các loại cá ngừ khác.

5, Dầu ô liu

Loại dầu này được chiết xuất từ quả cây ô liu. Nó giàu chất chống oxy hóa cho tim. Chúng có thể bảo vệ mạch máu của bạn. Khi dầu oliu thay thế chất béo bão hòa (chứa trong những thực phẩm như bơ), nó có thể giúp giảm mức cholesterol. Thừ dùng dầu ô liu trên salad hoặc bánh mì.

Mẹo: Để đông lạnh và sử dụng trong vòng 6 tháng để cảm nhận được mùi hương tuyệt nhất.

6, Quả óc chó

Một quả óc chó nhỏ bé mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol của bạn. Nó cũng có khả năng giúp động mạch chống viêm. Quả óc chó chứa nhiều omega – 3, chất xơ và sterol thực vật. Đây là một trong những loại thực phẩm hàng đầu cho sức khỏe của bạn.

7, Hạt hạnh nhân

Hạnh nhân thường được ăn kèm với rau, cá, thịt gà, và món tráng miệng. Chúng có sterol thực vật, chất xơ và chất béo lành mạnh. Hạnh nhân có thể giúp giảm mức LDLC, loại cholesterol mang chất béo đi trong máu của bạn (nếu LDLC vượt quá mức kiểm soát sẽ gây bệnh máu nhiễm mỡ).

 15 loại thức ăn tốt nhất cho sức khỏe tim mạch của bạn (phần 2)

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/15-loai-thuc-an-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach-cua-ban-phan-1-492/feed/ 0
6 Lời khuyên giúp kiểm soát hiệu quả bệnh đái tháo đường http://cuocsongkhoe.com/6-loi-khuyen-giup-kiem-soat-hieu-qua-benh-dai-thao-duong-486/ http://cuocsongkhoe.com/6-loi-khuyen-giup-kiem-soat-hieu-qua-benh-dai-thao-duong-486/#respond Tue, 06 Mar 2018 13:00:07 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=486 Đối với điều trị đái tháo đường, hiểu biết về bệnh và cách điều trị là một yếu tố then chốt để có được cuộc sống thoải mái và khỏe mạnh. Kèm theo sự phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị, bạn có thể kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường bằng 6 thay đổi quan trọng trong cuộc sống hàng ngày như sau.

nhung-cach-kiem-soat-benh-dai-thao-duong-ngan-ngua-bien-chung11505451230

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh là một trong những biện pháp chủ chốt để kiểm soát bệnh đái tháo đường và giúp hệ tim mạch hoạt động hiệu quả. Thật vậy, điều này rất quan trọng vì những gì chúng ta ăn sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ăn vừa đủ lượng cơ thể cần (tham khảo ý kiến bác sĩ với từng thể trạng bệnh nhân và mức độ diễn biến của bệnh), ăn nhiều chất xơ (rau, quả, ngũ cốc…), hạn chế đồ chiên nướng và thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao. Hãy nhớ rằng carbonhydrat sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường, do đó hãy kiểm soát lượng tinh bột đưa vào cơ thể bạn. Cố gắng giữ mức nạp vào ổn định và đều đặn trong các bữa ăn. Việc kiểm soát tốt chế độ ăn thậm chí còn quan trọng hơn việc điều trị bằng insulin hay dùng thuốc kiểm soát đường huyết.

Tập thể thao đều đặn

Nếu bạn là một người lười vận động, hãy thay đổi ngay bây giờ. Bạn không cần phải tới phòng gym, một lớp khiêu vũ thể thao hay những địa điểm tương tự. Đơn giản bạn chỉ cần tập thói quen chạy bộ, làm việc nhà hoặc chơi những trò chơi lành mạnh. Hãy dành ra cho mình ít nhất 30 phút mỗi ngày để chơi thể thao, đổ mồ hôi và luyện hít thở (theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kì). Một lối sống tích cực sẽ làm tươi mới những tế bào của bạn, giúp chúng hoạt động hiệu quả và kiểm soát đường huyết. Không những thế, lối sống tích cực còn giúp bạn có thể tránh những nguy cơ về huyết áp và tim mạch. Tập thể thao còn giúp cho bạn giảm cân và giải tỏa stress sau những giờ làm việc căng thẳng.

Khám sức khỏe định kì

Hãy tới bệnh viện và kiểm tra tình hình sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Các thông số như Cholesterol máu, huyết áp, A1c (lượng đường huyết trong 3 tháng)…sẽ cho bạn những cảnh báo về bệnh tiểu đường, cao huyết áp và tim mạch sớm. Giúp bạn có những hướng điều trị kịp thời. Hãy tới ngay bác sĩ chuyên khoa nếu xuất hiện những dấu hiệu như loét chân và rối loạn thần kinh.

Không hút thuốc lá

Đái tháo đường gây nên những nguy cơ về bệnh thận, tim, mạch máu và các vấn đề liên quan đến thần kinh. Khi bạn hút thuốc, nguy cơ để mắc phải những rối loạn này sẽ tăng khoảng 80 lần. Nếu đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc ngay từ bây giờ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình cai thuốc.

Kiểm soát stress

Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta thật khó để tránh khỏi stress. Khi căng thẳng, mức độ đường trong máu của bạn sẽ tăng cao, điều đó gây ra những khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Hãy tập thể dục đều đặn, ăn uống đúng cách và dùng thêm một số thuốc hỗ trợ. Có thể tìm hiểu về các bài tập thở sâu, thư giãn hoặc học yoga cũng là một cách hiệu quả để giảm stress.

Hạn chế đồ uống có cồn

Việc kiểm soát đái tháo đường sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn khi bạn không dùng rượu, bia hoặc đồ uống có cồn khác. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống, hãy kiểm soát và đừng lạm dụng đồ uống có cồn.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kì khuyến cáo rằng: Không nên uống quá 45ml/ngày (khoảng 1 chén nhỏ) với rượu có nồng độ cồn khoảng 40%. Từ đó có thể suy ra thể tích bia hoặc các đồ uống có cồn khác với lượng cồn Ethanol tương đương.

Không nên uống rượu và thuốc hạ đường huyết cùng lúc, trong một số trường hợp có dùng một số loại thuốc đặc biệt theo yêu cầu của Dược sĩ thì bạn nên ngừng rượu hoàn toàn. Nếu bạn đang tiêm insulin và có uống rượu trong ngày thì phải thử đường máu trước khi ngủ, nếu đường máu <7mmol/l thì nên ăn đêm. Nếu không thử được thì nên ăn thêm các thực phẩm có chứa carbonhydrat để tránh hạ đường huyết lúc nửa đêm.

]]>
http://cuocsongkhoe.com/6-loi-khuyen-giup-kiem-soat-hieu-qua-benh-dai-thao-duong-486/feed/ 0
Cách chữa trị đái tháo đường http://cuocsongkhoe.com/cach-chua-tri-dai-thao-duong-483/ http://cuocsongkhoe.com/cach-chua-tri-dai-thao-duong-483/#respond Tue, 06 Mar 2018 07:00:37 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=483 Nếu bạn bị đái tháo đường typ 1 thì hầu như không có cách nào khác ngoài việc bạn phải dùng insulin suốt đời kể từ khi bị mắc, vì nó có liên quan đến gen. Nhưng nếu bạn bị đái tháo đường typ 2, thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và chữa trị nó theo các cách dưới đây. Lưu ý là trước khi làm bất cứ phương pháp nào ở dưới đây, hãy thảo luận với bác sĩ của mình trước để lựa chọn ra phương án tối ưu nhất có thể nhé.

cach-chua-tri-dai-thao-duong

Một số phương pháp bạn có thể thực hiện tại nhà để có thể kiểm soát lượng đường máu. Thậm chí những thứ bạn làm ở nhà hàng ngày có tác động tới sức khỏe của bạn lớn hơn rất nhiều kỳ kiểm tra vài tháng 1 lần của bạn!

  • Giữ lượng đường máu của bạn một cách an toàn bằng một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ, đồng thời kết hợp với luyện tập thể lực.
  • Duy trì lượng triglyceride và lượng cholesterol trong máu xung quanh giới hạn an toàn cho phép bằng cách theo đuổi một chế độ ăn những thức ăn chứa ít đường và các chất béo bão hòa. Bạn cũng có thể dùng thuốc để kiểm soát nếu như cảm thấy cần thiết.
  • Duy trì huyết áp an toàn ở khoảng dưới 130/80. Đó là lượng huyết áp tối ưu của một người có thể có được.
  • Hãy để ý tới những thứ bạn ăn, nhất là lượng thịt mà bạn muốn ăn.
  • Tập thể dục thường xuyên. Những bài tập thể dục rất tốt cho sức khỏe đồng thời giúp bạn giảm cân. Cân nặng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra đái tháo đường typ 2.
  • Nếu bắt buộc, hãy dùng thuốc. Lưu ý rằng bạn phải dùng đúng thuốc, đúng liều và đủ thời gian. Điều trị đái tháo đường là một quá trình lâu dài.
  • Đo và giám sát lượng đường máu cũng như huyết áp ngay tại nhà. Hiện tại có rất nhiều nơi bán các máy đo huyết áp tại nhà, cách sử dụng cũng khá đơn giản. Bạn có thể tìm mua để phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm nhất có thể.
  • Lên lịch hẹn với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn thường xuyên. Nêu lên tất cả những triệu chứng bạn nghi ngờ rằng có hại cho sức khỏe để có được lời khuyên tốt nhất.
  • Kiểm tra các chỉ số hóa sinh khác tại các phòng thí nghiệm khi cần thiết. Hiện tại có 2 xét nghiệm được quan tâm nhất đó là xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. Nếu lượng glucose trong nước tiểu bạn quá cao vượt qua ngưỡng bình thường thì lúc đó bệnh tình đã chuyển biến sang hướng nặng và cần được điều trị ngay lập tức.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/cach-chua-tri-dai-thao-duong-483/feed/ 0
Các xét nghiệm thường gặp của bệnh nhân đái tháo đường type 1 http://cuocsongkhoe.com/cac-xet-nghiem-thuong-gap-cua-benh-nhan-dai-thao-duong-type-1-480/ http://cuocsongkhoe.com/cac-xet-nghiem-thuong-gap-cua-benh-nhan-dai-thao-duong-type-1-480/#respond Tue, 06 Mar 2018 01:00:38 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=480 Các xét nghiệm thường gặp nhất của bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1 là gì?

cua-benh-nhan-dai-thao-duong-type-1

Xét nghiệm chẩn đoán

Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc bệnh tiểu đường, họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm máu để đo lượng đường trong máu của bạn. Các xét nghiệm được sử dụng là:

– Xét nghiệm nồng độ đường trong máu

– Xét nghiệm Hemoglobin A1C (HbA1C)

Bác sĩ sẽ sử dụng kết quả xét nghiệm máu và các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Họ sẽ ghi các kết quả vào bệnh án của bạn.

Nếu cảm thấy khó có thể biết được bạn mắc bệnh tiểu đường type 2 hay loại 1, bác sĩ có thể làm xét nghiệm C-peptide hoặc xét nghiệm tự kháng thể. Ví dụ, nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 tạo ra transporter kẽm 8 (ZnT8Ab) tự kháng thể. Những người bị đái tháo đường týp 2 hoặc bệnh tiểu đường lúc mang thai không sản xuất ZnT8Ab. Những xét nghiệm này có thể không xác nhận được loại bệnh tiểu đường mà bạn có. Chẩn đoán xác định có thể mất vài tháng hoặc vài năm. Trong cả hai trường hợp, mức đường trong máu của bạn đều cần được kiểm soát ngay lập tức.

Các xét nghiệm để kiểm tra sức khoẻ của bạn

Bạn sẽ cần phải đi khám bác sĩ từ 3 đến 6 tháng 1 lần. Tại các lần khám của bạn, bác sĩ có thể:

– Kiểm tra lượng đường trong máu kể từ lần khám cuối cùng của bạn và xem lại phạm vi mục tiêu của bạn.

– Kiểm tra huyết áp của bạn và bắt đầu hoặc điều chỉnh việc điều trị nếu thấy cần thiết. Tổn thương thần kinh và mạch máu có thể là kết quả của huyết áp cao, dẫn đến các vấn đề về tim mạch và cả các nguy cơ đột quỵ.

– Kiểm tra bàn chân của bạn để biết dấu hiệu của các vấn đề, đặc biệt là nếu bạn đã bị bệnh tiểu đường trong một vài năm. Suy hao thần kinh ở chân khiến bạn cảm thấy bị thương hoặc nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ kiểm tra chân của bạn ít nhất mỗi năm 1 lần.

– Có thử nghiệm hemoglobin A1c. Xét nghiệm máu này cho thấy mức đường trong máu của bạn đã ổn định theo thời gian như thế nào.

– Xem lại quá trình điều trị của bạn một các thường xuyên.

Những lần khám bệnh này cũng là thời điểm tốt để nói chuyện với bác sĩ của bạn về cảm giác của bạn về quá trình trị bệnh. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy thẳng thắn trao đổi. Các bác sĩ sẽ rất nhanh tìm ra giải pháp cho vấn đề của bạn thôi.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/cac-xet-nghiem-thuong-gap-cua-benh-nhan-dai-thao-duong-type-1-480/feed/ 0
Tìm hiểu về giai đoạn tiền đái tháo đường http://cuocsongkhoe.com/tim-hieu-ve-giai-doan-tien-dai-thao-duong-489/ http://cuocsongkhoe.com/tim-hieu-ve-giai-doan-tien-dai-thao-duong-489/#respond Tue, 06 Mar 2018 00:31:02 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=489 Cùng tìm hiểu về những gì xảy ra đối với cơ thể bạn trước khi bạn mắc căn bệnh cực kỳ khó chữa – đái tháo đường nhé.

tien-dai-thao-duong

Giai đoạn thầm lặng này thường không xuất hiện nhiều triệu chứng. Nhưng gần như bạn chắc chắn mắc tiền đái tháo đường trước khi mắc đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ 2. Nó thường mang ý nghĩa là mức đường trong máu của bạn cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh.

Khoảng 86 triệu người ở Hoa Kỳ trên 20 tuổi mắc tiền đái tháo đường. Các bác sĩ và chuyên gia đã nhận thấy cần phải tiến hành các kỳ kiểm tra thường xuyên hơn. Xử lý tiền đái tháo đường có thể ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hơn sau này. Những chứng bệnh này bao gồm từ bệnh đái tháo đường týp 2 đến các vấn đề với tim, mạch máu, mắt và thận.

Những người nào có nguy cơ cao mắc đái tháo đường typ 2

Tìm hiểu về giai đoạn tiền đái tháo đường cũng giống như tìm hiểu những nguyên nhân và triệu chứng có thể dẫn tới đái tháo đường. Những điều dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn:

  • Có tiền sử gia đình bị tiểu đường týp 2
  • Đã có bệnh tiểu đường thai nghén hoặc sinh con nặng hơn 4 cân
  • Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người La tinh hay người đảo Thái Bình Dương
  • Có thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là thừa mỡ ở phần giữa (bụng mỡ)
  • Có cholesterol cao, triglyceride cao, cholesterol HDL thấp và cholesterol LDL cao
  • Không tập thể dục thường xuyên
  • Nguy cơ tăng theo độ tuổi, những người trên 45 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh

Bạn nên kiểm tra, khám sàng lọc tiền đái tháo đường nếu như bạn:

  • Từng đi kiểm tra đường máu
  • Bị bệnh tim
  • Có dấu hiệu kháng insulin, có nghĩa là cơ thể bạn sản xuất insulin, nhưng không có sự đáp ứng với tế bào.

Triệu chứng của giai đoạn tiền đái tháo đường

Hầu hết những người bị tiền đái tháo đường không có triệu chứng điển hình, bệnh nhân có thể sẽ có vài triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều lần, mờ mắt hoặc có những lúc mệt mỏi quá mức bình thường.

Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Bác sĩ có thể thực hiện một trong ba bài kiểm tra máu để định lượng đường huyết. Đó là: xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm dung nạp glucose và xét nghiệm chỉ số HbA1C. Các xét nghiệm sẽ cho ra kết quả lượng đường trong máu của bạn vào những thời điểm khác nhau (riêng xét nghiệm HbA1C cho ra kết quả của Hemoglobin A1C). Dựa vào đó các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xem bạn có mắc tiền đái tháo đường hay không và đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/tim-hieu-ve-giai-doan-tien-dai-thao-duong-489/feed/ 0
Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch của bạn (phần 2) http://cuocsongkhoe.com/nhung-thuc-pham-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach-cua-ban-phan-2-507/ http://cuocsongkhoe.com/nhung-thuc-pham-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach-cua-ban-phan-2-507/#respond Fri, 02 Mar 2018 09:09:49 +0000 http://cuocsongkhoe.com/?p=507

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch của bạn (phần 1)

Tiếp nối phần 1, chúng ta cùng xem những thực phẩm nào giúp tăng cường sức khỏe tim mạch nhé.

nhung-thuc-pham-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach-cua-ban

6, Collard Greens – rau cải rổ

Hàm lượng calo thấp cùng với việc chứa cực nhiều chất dinh dưỡng như vitamin K, A và C, cũng như folate, mangan, canxi và chất xơ và nhiều hơn nữa. Những chất dinh dưỡng trong cây cải rổ này giúp cơ chế đông máu trong cơ thể bạn diễn ra bình thường. Chúng giúp ngăn ngừa sự hình thành huyết khối động mạch cũng như bảo vệ xương. Rea Frey, chuyên gia về dinh dưỡng của Hiệp hội Khoa học Thể thao Quốc tế tại Chicago cho biết: “Các nghiên cứu đã phát hiện ra cải rổ giúp giúp quá trình kết hợp axit mật trong đường tiêu hóa, do đó làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể”.

7, Đậu

Theo một chuyên gia về dinh dưỡng ở Georgia, bác sĩ Keith Kantor, chỉ cần một nửa cốc đậu mỗi ngày cũng giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh và ở trạng thái tối ưu. “Chất xơ hòa tan là một trong những lý do chính khiến đậu có lợi cho tim”. Chúng còn giúp bổ sung folate, magiê, canxi, axit béo omega-3 và phức hợp vitamin B – tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.

8, Quả óc chó

Là một bữa ăn nhẹ thuận tiện hoặc thường được cho thêm bên trên bát salad của bạn, quả óc chó giúp tăng cường chức năng hệ tim mạch bằng chất béo omega-3 và các chất chống oxy hoá. Bridget Swinney, chuyên gia dinh dưỡng tại Texas cho biết: “Ăn quả óc chó mỗi ngày giúp tăng cường chức năng hệ tim mạch ở những người mắc tiểu đường cũng như giúp bảo vệ những người đang có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.” Swinney cũng cho biết ăn một nắm hạt sẽ còn giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và còn xoa dịu cơn đói của bạn.

9, Quinoa

Theo Samaan, chuyên gia khoa tim mạch ở Texas cho biết Quinoa là một loại chất bổ sung vô cùng tuyệt vời cho cơ thể của bạn. Nó chứa nguồn protein thực vật tuyệt vời, tốt cho sức khỏe tim mạch, thận và cả huyết áp hơn hẳn so với protein từ động vật. Chúng cũng chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa và chất xơ cần thiết. Hơn nữa, quinoa còn rất dễ nấu nữa. Hãy cho ngay chúng vào thực đơn của mình nhé.

10, Cá hồi

Nếu bạn có cá hồi như là bữa chính của mình thì chúc mừng bạn, bạn đã giữ cho tim và hệ thống mạch máu của mình ở trạng thái “hảo hạng” nhất. Các nghiên cứu cho thấy việc ăn cá thường xuyên trong một thời gian dài giúp giảm tới 30% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Axit béo thiết yếu Omega-3 có trong cá hồi cũng giảm huyết áp một chút và có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhịp tim không đều, đồng thời giảm viêm trên cơ thể. Ăn kèm cá hồi với rau cải rổ sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời đấy.

Theo Cuocsongkhoe.com

]]>
http://cuocsongkhoe.com/nhung-thuc-pham-tot-nhat-cho-suc-khoe-tim-mach-cua-ban-phan-2-507/feed/ 0