Những điều cần biết về vitamin B12

Vitamin B12 là một vitamin không thể thiếu trong cơ thể, chúng tham gia cấu trúc ADN và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng máu trong cơ thể. Liệu bạn có chắc chắn rằng mình không thiếu vitamin B12, và nếu thiếu thì bạn cần cung cấp bổ sung vitamin B12 như thế nào? Sau đây là tất cả những thông tin hữu ích nhất về vitamin B12.

vitamin-b12

Cung cấp bao nhiêu là đủ?

Lượng vitamin B12 cần thiết với từng cá thể phụ thuộc và lứa tuổi, giới tính, thói quen ăn uống và điều kiện chăm sóc y tế.

Lượng vitamin B12 trung bình được tính bằng microgam (mcg) và phụ thuộc theo tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4 mcg
  • Trẻ sơ sinh từ 7-12 tháng tuổi: 0,5 mcg
  • Trẻ em từ 1-3 tuổi: 0,9 mcg
  • Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1,2 mcg
  • Trẻ em 9-13 tuổi: 1,8 mcg
  • Trẻ vị thành niên từ 14-18: 2,4 mcg (2,6 mcg mỗi ngày nếu có thai và 2,8 mcg mỗi ngày nếu đang cho con bú)
  • Người lớn: 2,4 mcg (2,6 mcg mỗi ngày nếu dlafphuj nữ mang thai và 2,8 mcg mỗi ngày nếu cho con bú)

Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12

Bạn có thể bổ sung vitamin B12 từ thực phẩm có nguồn gốc động vật, có trong thức ăn động vật tự nhiên, hoặc từ những sản phẩm bổ sung được tinh chế từ động vật. Nguồn thức ăn giàu vitamin B12 từ động vật bao gồm các sản phẩm từ sữa, trứng, cá, thịt và gia cầm. Nếu bạn đang tìm kiếm thực phẩm chức năng chứa B12, hãy kiểm tra nhãn sản phẩm, thành phần dinh dưỡng của sản phẩm.

Bạn bị thiếu vitamin B12 khi nào?

Theo thống kê ở Mỹ, hầu hết mọi người đều không thiếu vitamin B12, tuy nhiên để chắc chắn, bạn nên làm các xét nghiệm chuyên khoa và tìm ý kiến đánh giá của bác sĩ. Sự hấp thụ vitamin B12 giảm dần theo tuổi tác và đôi khi bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý. Bạn sẽ có nguy cơ thiếu vitamin B12 nếu:

  • Viêm dạ dày, ruột hoại tử, trong đó lớp niêm mạc dạ dày (nơi tiết ra yếu tố nội – yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hấp thu vitamin B12) của bạn đã mỏng đi
  • Thiếu máu ác tính khiến cơ thể bạn khó hấp thụ vitamin B12
  • Các ảnh hưởng đến ruột non của bạn, chẳng hạn như bệnh Crohn, bệnh Celiac, sự phát triển của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch, như bệnh Graves hoặc lupus
  • Bạn cũng có thể bị thiếu vitamin B12 nếu bạn tuân theo chế độ ăn chay thuần chay (nghĩa là bạn không ăn bất kỳ sản phẩm động vật nào, bao gồm thịt, sữa, pho mát và trứng) hoặc bạn là người ăn chay không ăn đủ trứng hoặc các sản phẩm từ sữa giúp đáp ứng nhu cầu vitamin B12 của bạn. Trong cả hai trường hợp, bạn có thể bổ sung thực phẩm chức năng vào chế độ ăn uống của bạn hoặc bổ sung từ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu vitamin B12.

Triệu chứng của thiếu hụt vitamin B12

Thiếu B12 dẫn đến thiếu máu, các triệu chứng có thể không rõ ràng nếu bạn chỉ bị ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những dấu hiệu bệnh lý sau:

  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi hoặc lâng lâng
  • Tim đập nhanh, loạn nhịp và hụt hơi
  • Da nhợt nhạt
  • Một lưỡi mềm, nhợt màu
  • Táo bón, tiêu chảy, ăn mất ngon hoặc đầy hơi
  • Các vấn đề thần kinh như tê hoặc ngứa, phát ban, suy nhược cơ
  • Mất thị lực
  • Các vấn đề về tâm thần như trầm cảm, mất trí nhớ, hoặc rối loạn hành vi

Điều trị thiếu vitamin B12

Nếu bạn bị thiếu máu ác tính hoặc bị rối loạn hấp thu vitamin B12, bạn sẽ cần tiêm điều trị vitamin này lần đầu tiên. Bạn có thể cần phải tiếp tục sử dụng các mũi chích ngừa, uống liều cao bổ sung vitamin B12.

Nếu bạn không ăn các sản phẩm từ động vật, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống của mình để có chứa các loại ngũ cốc được tăng cường vitamin B12, bổ sung bằng thực phẩm chức năng hoặc tiêm B12, thậm chí có thể dùng một loại vitamin B12 liều cao nếu bạn thiếu ở mức độ nặng.

Những người lớn tuổi bị thiếu vitamin B12 nên dùng bổ sung B12 hàng ngày qua chế độ ăn hoặc một loại thực phẩm chức năng chứa B12.

Đối với hầu hết mọi người, điều trị bổ sung có thể dập tắt các triệu chứng. Nhưng bất kỳ biến chứng thần kinh nào xảy ra do sự thiếu hụt vitamin B12 có thể để lại di chứng lâu dài.

Phòng ngừa thiếu hụt vitamin B12

Đa số mọi người đều có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin B12 bằng cách ăn đủ thịt đỏ, gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa và trứng.

Nếu bạn là người thuần ăn chay, hoặc bạn có tình trạng sức khoẻ giới hạn lượng chất dinh dưỡng hấp thụ của cơ thể, bạn có thể dùng vitamin B12 được bào chế dưới dạng một loại vitamin tổng hợp hoặc các chất bổ sung khác và thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12.

Nếu bạn chọn dùng chất bổ sung vitamin B12, hãy cho bác sĩ biết và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, họ có thể đảm bảo rằng việc bổ sung B12 bằng dược phẩm sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng cũng như các phản ứng trong cơ thể của bạn.

Theo cuocsongkhoe.com