5 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bạn bị đột quỵ

Các chuyên gia cho biết, nhận biết được 5 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được rõ hơn nguy cơ mắc đột quỵ của bản thân và tránh được nguy cơ thương tật vĩnh viễn.

5-dau-hieu-canh-bao-nguy-co-ban-bi-dot-quy

5 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ

Tiến sĩ Doojin Kim, chuyên gia về thần kinh học tại Trung tâm Y tế UCLA ở Santa Monica, nói: “”Đột ngột” và “nghiêm trọng” là 2 key word của đột quỵ.”

Hiệp hội nghiên cứu đột quỵ Hoa Kỳ kêu gọi bất kỳ ai đột ngột có những dấu hiệu sau đây cần tới bệnh viện ngay lập tức:

  • Đột ngột tê buốt hoặc cảm thấy yếu ở mặt, tay và chân (đặc biệt là nếu bạn chỉ cảm thấy ở một bên của cơ thể).
  • Sự rối loạn đột ngột hoặc gặp khó khăn khi nói hoặc nghe hiểu tiếng nói.
  • Các vấn đề về thị giác đột ngột ở một hoặc cả 2 mắt.
  • Khó khăn khi đi bộ hoặc cảm thấy chóng mặt, mất cân bằng hoặc đột ngột mất phối hợp động tác.
  • Nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây nên khuyết tật ở Mỹ. Tiến sĩ Kim giải thích rằng những người bị đột quỵ cần được chăm sóc y tế ngay để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tử vong hoặc các biến chứng phụ lâu dài và vô cùng nguy hiểm về sau.

Đột quỵ – chuyện không của riêng ai!

Giờ vàng dành cho bệnh nhân mắc đột quỵ là 3 giờ. Nếu bệnh nhân được đưa tới bệnh viện để điều trị kịp thời trong khoảng thời gian này, tỷ lệ không mắc biến chứng tăng lên tối đa. Nhưng nếu họ không chắc chắn về triệu chứng đột ngột này của mình và cố đợi cho hết, thì tỷ lệ thương tật vĩnh viễn là rất lớn. Lúc này các phương pháp điều trị đều không mấy hiệu quả nữa.

Tuy vậy, các dấu hiệu đột quỵ thường bị bỏ ra. Một phần rất lớn là do hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đột quỵ sẽ không xảy ra với mình, tiến sĩ Kim cho biết.

“Đột quỵ đang xảy ra ngày càng nhiều ở những người trẻ tuổi”, ông nói. “Nó vẫn còn phổ biến ở những người cao tuổi, nhưng không phải chỉ vì một người ở độ tuổi trung niên hoặc thậm chí trẻ hơn thì họ sẽ không bị đột quỵ.”

Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ cho biết đột quỵ xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Người da đen có nguy cơ cao hơn người da trắng. Tiến sĩ Kim cũng nói rằng những người có tiền sử gia đình có người mắc đột quỵ cũng có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên có nhiều cách để giảm nguy cơ này.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ

Đánh giá mức độ ý thức của bệnh nhân:

  •  Nếu bệnh nhân bất tỉnh và thở bình thường, hoặc nếu không hoàn toàn tỉnh táo, đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở một vị trí thuận lợi (tư thế nằm nghiêng an toàn Đầu cao so với sàn nhà từ 20-30 Độ)

cach-so-cuu-nguoi-bi-dot-quy

– Gọi thêm người hỗ trợ và gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc số điện thoại dịch vụ cấp cứu y tế tại địa phương bạn ngay lập tức.

Điều quan trọng đối với bệnh nhân là được đánh giá càng sớm càng tốt bởi vì điều trị phải được bắt đầu trong vòng 1-2 giờ đầu sau đột quỵ nếu máu đông gây tắc mạch não.

– Chăm sóc cho bệnh nhân còn tỉnh:

  •  Hỗ trợ bệnh nhân còn tỉnh táo ở một tư thế thoải mái nhất
  • Đắp chăn cho bệnh nhân để làm giảm mất nhiệt nếu thời tiết lạnh

– Theo dõi bệnh nhân:

  • Trong khi đợi xe cứu thương đến hoặc đợi người hỗ trợ đưa bệnh nhân đi bệnh viện, cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ nhằm phát hiện bất cứ sự thay đổi tình trạng nào.
  •  Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm tình trạng ý thức nào của bệnh nhân, đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở một vị trí thuận lợi (tư thế nằm nghiêng an toàn).
  • Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trước khi được đưa đến bệnh viện

Các cách giảm nguy cơ đột quỵ

  • Tập thể dục đều đặn.
  • Duy trì cân nặng bình thường.
  • Theo một chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Duy trì mức cholesterol lành mạnh.
  • Giữ huyết áp trong vùng cho phép
  • Ngoài ra, không được hút thuốc.

Theo Cuocsongkhoe.com