Ruột thừa là một túi nhỏ ở phía cuối của đại tràng. Khi các chất cặn bã tiêu hóa rơi vào hoặc do một nguyên nhân nhiễm khuẩn nào đó sẽ gây nên tình trạng viêm ruột thừa hay còn gọi là đau ruột thừa. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm ổ bụng là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Sau đây là những phương án điều trị phổ biến dùng cho viêm ruột thừa cấp.
Tổng quan về điều trị
Điều trị viêm ruột thừa cấp trong y học hiện đại ngày nay không thay đổi nhiều so với điều trị ngoại khoa cách đây một thế kỉ. Đó chính là phẫu thuật. Tuy nhiên sự phát triển của y học giúp những bệnh nhân bị viêm ruột thừa được xuất viện sớm hơn, đau ít hơn và những vết sẹo nhỏ hơn.
Phẫu thuật viêm ruột thừa về cơ bản cần cắt mở phúc mạc, xong đó tiếp cận và cắt bỏ phẩn ruột thừa bị viêm. Đây là một thủ thuật ngoại khoa đon giản. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 300.000 ca phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa được thực hiện.
Điều quan trọng nhất trong phẫu thuật cắt bỏ viêm ruột thừa đó là bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm và phẫu thuật nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm toàn bộ ổ bụng là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Thời gian vàng cho phẫu thuật đau ruột thừa cấp thường là 24h kể từ khi bệnh nhân có những triệu chứng trầm trọng như đau bụng, sốt, ớn lạnh, nôn mửa hoặc đầy bụng và chụp CT, siêu âm ổ bụng xác định được viêm ruột thừa cấp.
Thường có hai loại phẫu thuật trong viêm ruột thừa cấp. Kèm theo là các thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
Phẫu thuật hở thông thường
Hiện nay, biện pháp phẫu thuật mổ hở chỉ còn được áp dụng cho những ca bệnh khó, nguy cơ vỡ ruột thừa cao hoặc với những ca bệnh mà ruột thừa của bệnh nhân đã bị vỡ. Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ vùng phẫu thuật và mổ hở cắt bỏ ruột thừa đối với hình thức phẫu thuật này.
Vết sẹo do mổ loại này thường lớn hơn, điều trị phức tạp hơn trong phòng nhiễm khuẩn và kèm theo đó là thời gian để người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường cũng lâu hơn, đa số phải sau 1-2 tháng bệnh nhân mới có thẻ trở lại sinh hoạt bình thường
Phẫu thuật nội soi
Hiện nay phẫu thuật nội soi cho viêm ruột thừa cấp đang là một biện pháp ưu tiên trong điều trị. Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán không có nguy cơ vỡ ruột thừa thì việc phẫu thuật nội soi mang lại hiệu quả rất tốt trên lâm sàng.
Trong phẫu thuật nội soi, các bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ có gắn đèn, đầu dao mổ và camera nhỏ ở đầu. Ống này được chọc xuyên qua phúc mạc băng một lỗ nhỏ và thực hiện cắt bỏ ruột thừa viêm. Các bác sĩ không cần mổ phanh do mọi hình ảnh của cuộc phẫu thuật được ghi lại trên camera và chiếu trực tiếp lên màn hình điều khiển.
Việc phẫu thuật nôi soi giúp giảm đáng kể cơn đau do phẫu thuật, đồng thời giúp bệnh nhân có vệt sẹo nhỏ hơn giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm đáng kể thời gian nội trú tại bênh viện. Thông thường bệnh nhân có thể xuất viện sau 1-2 ngày và có thể thực hiện các hoạt động thể chất từ 7-10 ngày sau đó.
Sử dụng kháng sinh đi kèm
Việc sử dụng kháng sinh là việc thiết yếu trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhân phẫu thuật viêm ruột thừa cấp. Chúng thường được dùng trước và sau khi phẫu thuật để tránh nhiễm trùng, đặc biệt cần thiết trong những trường hợp viêm nặng hoặc ruột thừa bị vỡ. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cần được sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng kháng sinh theo phác đồ tự đặt ra để ngăn chặn nguy cơ kháng kháng sinh về sau.
Theo Cuocsongkhoe.com