Những thói quen xấu gây tăng mỡ máu

Tăng cholesterol máu được định nghĩa là khi chỉ số cholesterol tốt (HDL) trong máu giảm và cholesterol xấu (LDL) tăng. Tăng cholesterol máu ngày càng gia tăng ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ. Sau đây là những thói quen xấu gây tăng cholesterol máu mà bạn đôi khi thờ ơ với chúng.

thoi-quen-xau-gay-tang-mo-mau

Không làm các xét nghiệm định kì

Thường thì tăng cholesterol đơn thuần không gây ra bất cứ triệu chứng gì cho đến khi những biến chứng tim mạch xuất hiện. Nếu vấn đề được phát hiện sớm, việc can thiệp bằng chế độ ăn và sinh hoạt, tập luyện có thể điều trị thành công. Sau 20 tuổi, nên làm các xét nghiệm mỡ máu định kì 4 – 6 năm, qua các thông số này, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp nhất với từng bất thường nhỏ.

Lười vận động

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, vận động thường xuyên và đều đặn là phương pháp đơn giản cũng như hiệu quả nhất để kiểm soát lượng cholesterol trong máu của bạn. Lười vận động còn gây ra những vấn đề về béo phì, tim mạch, cơ xương khớp và stress. Không cần thiết phải chạy marathon hay vận động với cường độ quá cao. Bạn chỉ cần 30 – 40 phút đi bộ, đạp xe, khiêu vũ hay những hoạt động tương tự mỗi ngày và thực hiện trong ít nhất 4 ngày một tuần. Nếu bạn thiếu thời gian, hãy chia nhỏ thành từng 10 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày.

Hút thuốc lá

Không còn xa lại gì nữa, khói thuốc lá chứa tới 7000 chất hóa học khác nhau, trong số đó có hàng trăm chất gây độc, hơn 70 chất gây ung thư… Khói thuốc ảnh hưởng mạnh lên tim mạch và huyết áp, ảnh hưởng đến chuyển hóa gây cao mỡ máu, tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch và huyết áp. Bạn không hút thuốc nhưng vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng từ hút thuốc thụ động, thậm chí tác hại do hút thuốc lá tự động cao gấp 100 lần hút thuốc chủ động.

Không quan tâm đến cân nặng

Tăng cân, tăng mỡ nhanh, đặc biệt là quanh bụng, có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL) và hạ thấp mức tốt (HDL). Nhưng chỉ cần giảm 10% trọng lượng, bạn sẽ nhận thấy những hiệu quả đáng kể. Hãy thảo luận với bác sĩ về chế độ ăn kiêng và chương trình tập thể dục tốt nhất để giúp bạn giảm cân và kiểm soát mỡ máu.

Ăn quá nhiều chất béo bão hòa, transfat

Nguồn thức ăn giàu chất béo no chủ yếu từ thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, và sữa toàn năng như bơ, kem, sữa, pho mát và sữa chua, cũng như các loại dầu nhiệt đới như dầu cọ và dừa. Tất cả những điều đó có thể làm tăng LDL của bạn. Nên ưu tiên những sản phẩm loại bỏ một phần chất béo no như các sản phẩm từ thịt nạc, thịt cá, sữa tách kem và sữa chua ít chất béo. Nếu chỉ số LDL của bạn đang ở mức cao, bạn không được nhận quá 6% lượng calo từ chất béo bão hòa.

Chất béo tự nhiên ở dạng đồng phân cis trong khi chất béo tổng hợp có thể tồn tại ở dạng trans (transfat). Transfat cực kì có hại với sức khỏe, chúng có trong bơ tổng hợp, đồ ăn nhanh, bánh ngọt, bánh quy, đồ chế biến sẵn… Hãy là người tiêu dùng thông thái khi luôn kiểm tra nhãn sãn phẩm, đồng thời sử dụng nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ thiên nhiên.

Kiêng hoàn toàn dầu mỡ

Không phải tất cả dầu mỡ đều xấu, dầu mỡ tốt là dầu mỡ không no và cisfat, chúng có nhiều trong cá hồi, dầu ô liu, quả óc chó… Nhưng dù sao thì vẫn phải kiểm soát lượng chất béo đưa vào cơ thể luôn nhỏ hơn 30% calo mỗi ngày dù là chất béo no hay không no.

Chế độ ăn ít chất xơ

Có 2 loại chất xơ: tan trong nước và không hòa tan. Cả hai đều tốt cho sức khoẻ tim mạch của bạn, nhưng chất xơ hòa tan nói riêng sẽ giúp làm giảm mức LDL của bạn. Hãy thêm vào chế độ ăn kiêng của bạn một bát bột yến mạch vào buổi sáng hoặc với gạo nguyên cám, trái cây, đậu hoặc rau xanh.

Uống quá nhiều rượu

Rượu có thể gây ra lượng cholesterol không lành mạnh. Đặc biệt, nó có thể làm tăng mức độ chất béo trong máu của bạn. Đàn ông nên uống không quá hai ly mỗi ngày, và ở phụ nữ là một. Nếu duy trì được điều đó, chỉ số HDL của bạn cũng có thể cải thiện.

Không quan tâm các căn bệnh nguy cơ

Điều quan trọng là bạn phải hiểu và điều trị bất kỳ vấn đề y khoa nào liên quan đến tăng cholesterol xấu như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan và bệnh lý tuyến giáp. Nếu bạn có một trong những điều kiện tiềm ẩn đó, hãy kiểm soát chúng định kì và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Trên đây là những sai lầm không xa lạ nhưng rất hay bị bỏ qua dẫn đến những căn bệnh về tim mạch, điểu hình là tăng cholesterol máu. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản phục vụ cho quá trình phòng bệnh tăng mỡ máu.

Theo cuocsongkhoe.com