Rối loạn cơ và hướng điều trị mới từ tế bào da

Theo một báo cáo khoa học được đăng trên tạp chí về sức khỏe Nature Communications đầu năm 2018, các nhà khoa học cho biết đã tạo ra một bước đột phá trong việc tạo ra các tế bào cơ hoàn chỉnh từ những tế bào da.

roi-loan-co-va-huong-dieu-tri-moi-tu-te-bao-da

Về triển vọng của nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu của Đại học Duke (Hoa Kỳ) cho biết bước đột phá này có thể dẫn tới các liệu pháp di truyền và cải thiện chúng, cũng như các nghiên cứu về các nguyên nhân và điều trị chứng rối loạn cơ.

Nenad Bursac, giáo sư chuyên ngành kỹ thuật y sinh học cho biết: “Triển vọng của nghiên cứu về điều trị các bệnh hiếm gặp đặc biệt thú vị đối với chúng tôi”. Ông giải thích: “Khi cơ bắp của một đứa trẻ đang dần héo mòn bởi chứng loạn dưỡng cơ Duchenne, đạo đức y học sẽ không cho phép chúng ta lấy thêm mẫu cơ từ họ để điều trị và làm tổn hại thêm cho bệnh nhân nữa. Nhưng với kỹ thuật này, chúng ta chỉ cần lấy một mẫu tế bào da hoặc máu không giống tế bào cơ – chuyển các tế bào thu được sang trạng thái tế bào đa năng, và cuối cùng phát triển một lượng tế bào cơ hoạt động vô tận để thử nghiệm”.

Theo các nhà nghiên cứu, nó cũng có thể khắc phục những khiếm khuyết di truyền trong tế bào gốc đa năng từ bệnh nhân và sau đó phát triển những mảng cơ nhỏ khỏe mạnh có thể được sử dụng cùng với các phương pháp di truyền khác để chữa lành hoặc thay thế các vùng cơ đặc biệt mà những biện pháp y khoa trước đây không thể thực hiện.

Tất nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng ở những bước đặt nền móng, cần rất nhiều thử nghiệm và chứng minh để đảm bảo độ tin cậy cũng như an toàn để thể thử nghiệm trên người. Nhưng chúng ta có quyền hy vọng trong tương lai không xa, điều này sẽ được  ứng dụng vào y học hiện đại.

Hiểu rõ hơn về hướng đi của nghiên cứu

roi-loan-co-va-huong-dieu-tri

Trong nghiên cứu mới này, các tế bào da được tái lập trình trong phòng thí nghiệm để trở lại với cái gọi là tế bào gốc đa năng – những tế bào có thể phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào. Các tế bào sau đó được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, tiếp xúc với một phân tử gọi là Pax7, nó là chất báo hiệu tế bào bắt đầu chuyển thành cơ.

Các tế bào sau đó sẽ được phát triển thành những múi cơ hoạt động. Theo nhóm nghiên cứu của Bursac, các tế bào trong phòng thí nghiệm ban đầu không mạnh mẽ như tế bào cơ bình thường. Tuy nhiên, sau bốn tuần trong môi trường phòng thí nghiệm đặc biệt, các tế bào cơ mới hình thành đã có thể co lại và phản ứng với kích thích bên ngoài giống như mô cơ trên cơ thể.

Các nhà nghiên cứu cho biết các sợi cơ bắp trong phòng thí nghiệm đã được cấy ghép vào chuột và dường như rất nhanh chóng hòa nhập vào mô cơ của động vật này.

Triển vọng và ý nghĩa của nghiên cứu là vô cùng lớn, mở ra một tia hy vọng cho những bệnh nhân bị loạn dưỡng cơ hiên đang là một vấn đề nhức nhối của y học. Hãy đón đọc thêm những thông tin y khoa được chúng tôi cập nhật thường xuyên trong cùng chuyên mục cơ xương khớp, để có những kiến thức hữu ích trong phòng và điều trị bệnh theo y học hiện đại.

Theo cuocsongkhoe.com